Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/18 đầuđầu 1234513 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 171
      1. #21
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp thaeo)
        Tài Quan chỉ luận Chủ mệnh, không luận sơn.
        Chúng ta xem lại bảng lục hợp

        1 Giáp Kỷ Thổ
        2 Ất Canh Kim
        3 Bính Tân Thủy
        4 Đinh Nhâm Mộc
        5 Mậu Quí Hỏa

        Người sinh năm Ất, dùng nhiều chữ Canh , Ất lấy Canh kim là Quan, tức là dùng hợp cách Quan vậy.
        Người sinh năm Canh, dùng nhiều chữ Ất, Canh lấy Ất làm Tài, tức là dùng hợp cách Tài vậy.
        Người sinh năm Bính, dùng nhiều chữ Tân, Tân lấy Bính là Tài, tức là dùng hợp cách Tài vậy.
        Người sinh năm Tân, dùng nhiều chữ Bính, Tân lấy Bính làm chính Quan, tức là dùng hợp cách Quan vậy
        Người sinh năm Đinh, dùng nhiều chữ Nhâm, Đinh lấy Nhâm làm Quan, tức là dùng hợp cách Quan vậy
        Người sinh năm Nhâm dùng nhiều chữ Đinh, Nhâm lấy Đinh làm Tài, tức là dùng hợp cách Tài vậy
        Người sinh năm Mậu dùng nhiều chữ Quí, Mậu lấy Quí làm Tài, tức là dùng hợp cách Tài vậy.
        Người sinh năm Quí dùng nhiều chữ Mậu, Quí lấy Mậu làm Quan, tức là dùng hợp cách Quan vậy.
        Trong tứ trụ, can ngày hết sức quan trọng. Cần được "Thời" của nguyệt lệnh mà vượng tướng, tránh hưu tù tử tuyệt dễ gặp hung. ( Nếu ai đã tinh thông Tứ trụ thì chon Tứ trụ có Dụng thần Tài Quan là tốt nhất để khởi công tu tạo)Tất nhiên nó không đơn thuần như thế, mà còn phải bổ được Long, hợp với Mệnh Chủ.
        Tuyệt đối không được khắc phá hình xung địa chi với nhau.nên mới nói rằng: "Được hợp sinh vượng, mừng gặp nhau, cần tránh khắc phá cùng hình xung"
        Như dùng cục Thìn Tuất, cục Sửu Mùi, để bổ loại thổ sơn. Sơn của Tứ mộ, không xung thì không khai mở vậy.( Nên nhớ Tứ trụ thuộc loại này Thổ phải là hỷ thần thì mới được) Nếu xung chủ mệnh tuyệt đối là không thể được, vì sẽ hung.
        Cách chế hóa phải lấy Nguyệt lệnh là tháng hưu tù của Thần hung, Thần chế ở tháng vượng tướng thì mới cát. Ví như lấy Nhất bach thủy để chế Đả đầu hỏa thì chắc chắn chỉ có thể lấy tháng Thân Tý Thìn thuộc thủy vượng, hỏa suy thì mới cát. Thế mới nói: " Cát tinh hữu khí, ác diệu hưu tù ".
        Sơn gia tạo mệnh kí hiệp cục
        Cánh hữu Kim Thủy lai tương trục
        Thái dương chiếu xứ tự quang huy
        Chu thiên độ số khán triền phục
        Lục cá Thái dương Tam cá khẩn
        Trung gian lịch số đệ nhất thân
        Tiền hậu chiếu lâm, phù sơn mạch
        Bất khả tọa hạ can chi khuyết
        Cách đắc Ngọc thỏ chiếu tọa xứ
        Năng sử sinhaan hoạt phúc trạch
        Ký giải thiên cơ tứ tự kim
        Tinh vi tuyển trách khả truy tầm
        Bất nhiên bối lý dung sỹ thuật
        Chấp trước phù vân uổng dụng tâm
        Tự tự như kim châm khả khảo
        Hội sứ thiên cơ cẩm thượng hoa
        Bất đắc chân long, đắc niên nguyệt
        Dã ứng phú quí, vượng nhân gia.
        ................................................
        Sơn gia tạo mệnh đã hợp cục
        Thêm có Kim Thủy đến theo nhau
        Thái dương chiếu, chốn đó tự quang huy
        Xem triển phục về độ số của vòng trời
        Sáu cái thái dương, 3 cái khẩn
        Ở giữa là đệ nhất thân thiết của độ số.
        Trước sau chiếu, lâm phù cho sơn mạch
        Không thể ngồi dưới can chi khuyết
        Thêm được ngọc thỏ chiếu chỗ ngồi
        Có thể khiến sinh người được sống phúc trạch
        Đã giải được thiên cơ, chữ chữ là vàng
        Tuyển chọn tinh vi có thể truy tìm được
        Chẳng phải bọn thuật sỹ tầm thường về đạo lý
        Chấp cứng vào cả văn phù phiếm, uổng cả công dụng tâm
        CChuwx chữ là vàng có thể khảo xét chân thực
        Hội với thiên cơ như hoa trên gấm
        Không được chân long, được năm tháng
        Đã đáng được phú quí, vượng nhân gia.
        Tóm lại, toàn bộ phép tạo mệnh đều lấy bổ Long làm chủ, căn cứ vào long thuộc ngũ hành gì để dùng Tứ trụ mà bổ vào, thời có thể đoạt thần công, cải Thiên mệnh. Khi tứ trụ tạo mệnh đã hợp cách cục tức là " Thể" của tạo mệnh. Sau đó mới nói đến "Dụng" như cần cát tinh chiếu đến sơn, đến hướng, như Hỏa tinh là hung, thì Thổ tinh là cái để yểm ánh sáng của Hỏa tinh. mà ánh sáng của Hỏa tinh là của Nhật, của Thái dương, cần cho sự sáng của sơn hướng, cho nên không thể dùng như thế. Riêng hai sao Kim thanh, Thủy tú cát tinh nên đến sơn cùng với nhật nguyệt, gọi là Kim Thủy phùng nhật nguyệt.
        Căn bản của việc phát phúc là ngồi dưới sơn mạch, sơn mạch có vượng tướng mới có lực phát phúc. Khi thiên can và Địa chi đều đủ cả và thuần, không khuyết là có thể phát phúc, còn nếu can chi khuyết, bổ mạch không khởi dậy, thì tuy chư cát có lâm cung cũng không thể phát phúc lớn được, mặc dù có Quí nhân phù trợ.
        Phương phương vị vị sát thần lâm
        Tị đắc sơn qua hướng hữu xâm
        Chỉ hữu sơn gia tự vượng xứ
        Thiên cơ diệu quyết hảo lưu tâm
        Chi như bất hợp, can trung thủ
        Nghênh phúc, tiêu hung vượng xứ tầm
        Nhậm thị, La hầu Âm Phủ sát
        Dã tu tàng phục cửu tuyền âm.
        ..................................................
        Phương phương vị vị sát lâm vào
        Tránh được sơn thì hướng bị xâm
        Chỉ có sơn gia, tự chỗ đó vượng
        Khéo lưu tâm đến thiên cơ diệu quyết
        Chi nếu không hợp chọn trúng can
        Chọn sứ vượng để đón phúc, tiêu hung
        Bất kỳ La hầu hay âm phủ sát
        Cũng cần tàng phục chốn cửu tuyền âm

        24 sơn vị thần sát chiếu rất nhiều, tránh được thần sát năm, lại có thần sát tháng. Tránh được tháng lại có ngày. Còn sơn lợi thì hướng lại không lợi và ngược lại, thật khó toàn !
        Chỉ chọn mạch lai của long từ chỗ vượng, được thời lệnh, hữu khí. Thêm can chi của Tứ trụ thừa được thời vượng tướng là tốt rồi.
        Như tọa sơn được Can, thì dùng Thiên can nhất khí, hoặc 2 lộc, 2 can.
        Như tọa sơn được Chi, thì dùng Địa chi nhất khí, hoặc năm tháng ngày giờ nhất khí, tức là cần có tài dùng Tứ trụ để điều hòa làm cho Long vượng càng thêm vượng, mà chỗ này vượng thì chỗ kia suy, có nghĩa là Cát thần mạnh thì Hung Sát thần Suy yếu, tự khuất phục. Đó chính là Thiên cơ diệu quyết.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15)

      3. #22
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

      4. #23
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

      5. #24
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

      6. #25
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

      7. #26
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

      8. #27
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        BÀN VỀ TẠO TÁNG
        Tạo Dương trạch và Táng Âm phần là hai việc hệ trọng
        Tạo Dương trạch lấy Phù chủ, sơn hướng làm trọng, còn bổ long là thứ.
        Táng Âm phần lấy bổ Long là chủ, phù chủ và sơn hướng là thứ yếu.
        Táng cần Tiếp thừa sinh khí, sinh khí vượng là "Thể" tự ấm. còn sơn và vong mệnh không hoàn toàn lợi cũng không ngại.
        Còn tu tạo dương cơ, thì búa rìu chấn động nhiều, thời gian thi công lại kéo dài, nên cần coi trọng mệnh chủ và sơn hướng. Vì vậy nên cần thận trọng.

        BÀN VỀ CHÍNH NGŨ HÀNH SINH VƯỢNG
        Ngũ hành, mỗi cái đều có thời kỳ thịnh suy của nó. Duy Thổ có 3 dạng: Âm thổ, Dương thổ và Bán âm dương.
        Vì vậy nguyên kinh mới nói rằng: " Ba hạng sinh khắc là đó vậy". Cụ thể: Cấn thổ thuộc dương, Khôn thổ thuộc âm, Thìn Tuất Sửu Mùi ghi vào cung trung, Thìn Tuất thuộc bán dương, Sửu Mùi thuộc bán âm.
        Trước lập Xuân Cấn vượng, sau Lập Thu Khôn vượng. Tứ mộ vượng ở 18 ngày cuối Tứ Quí. Mộ của Thổ như thế đấy.
        Mộc
        Nói chung vượng về mùa Xuân, cụ thể chi tiết chỉ vượng 72 ngày, còn 18 ngày cuối Quí là Thìn thổ vượng.
        Lại lấy từ Đông chí là nhất dương sinh mà bàn thì
        Từ Đông chí đến Lập xuân là Khí tiến lên, gọi là Hướng lệnh.
        Từ Lập xuân đến Xuân phân là Chính khí, gọi là Đắc lệnh.
        Từ Xuân phân đến Thanh minh, là khí vượng gọi là Hóa lệnh.
        Hỏa
        Hỏa sơn vượng vào mùa Hạ.
        Từ Lập xuân đến kinh trập là khí tiến, Hướng lệnh.
        Từ Kinh trập đến Lập Hạ là chính khí, Đắc lệnh.
        Từ Tiểu mãn đến Hạ chí là khí vượng, Hóa khí.
        Sau Hạ chí Hỏa Táo, Kim tử. Vật cực tắc phản, nên không thể dùng, vậy Hỏa sơn không nên dùng sau Đại thử
        Kim sơn mùa Thu vượng,
        Từ Mang chủng đến Hạ chí là khí tiến, Hướng lệnh.
        Từ Hạ chí đến Lập Thu là chính khí, Đắc lệnh.
        Từ Xử thử đến Thu phân là khí vượng, Hóa lệnh.
        Phàm hóa lệnh là thời kỳ các sơn khác tiến khí. Cốt là khí tiến, cốt là lấy Tài Lộc bồi đắp cho gốc rễ, nhằm đạt được trung hòa là quí nhất. Do đó, khi Long đã vượng, nếu lấy thêm vượng vào là là xấu, là nguy.
        Phép dùng này: Hướng lệnh dùng Sinh khí của nó, Đắc lệnh dùng Thai khí của nó, hóa khí dùng Tài nguyên, làm như thế mới đúng Dịch lý.
        Như mùa Xuân, Từ Xuân phân đến Thanh minh, là khí vượng gọi là Hóa lệnh, nên có thể chọn Dần sơn là hóa lệnh, chọn ngày Giáp để dùng, vì Giáp Lộc tại Dần. Nên thời điểm: Xuân phân -Thanh minh Dần Sơn thuộc mộc hóa Lộc cho chủ nhân tuổi Giáp.
        Tài của Tuổi Giáp là Thổ. Nên nếu muốn dùng Tài, cần chọn trong khoảng thời gian trước Lập Hạ 18 ngày đến lập Hạ, thời gian này Cấn Thổ mới thực sự vượng.
        Lại còn hướng lệnh và đắc lệnh dùng cũng không giống nhau, tiến khí và hóa lệnh cũng có khác. Như mùa Xuân - Chấn sơn, dùng Giáp ất phụ vào, Giáp hướng Đông chí mà sinh vượng, Chấn (Mão) đến Xuân phân mới chính vượng, Ất hướng Thanh minh mới hóa vượng. Phép chọn khắc chế dùng hóa của nó bổ cho Tài Lộc, chính vượng bồi cho căn nguyên, hướng vượng ích cho Thai tức. Phù trợ cho sự tổn thất được Trung hòa, đó là Trinh, là Cát vậy.

        BÀN VỀ BỔ LONG KHI TẠO TÁNG
        Gốc của họa phúc tóm lại ở Long, chọn ngày mà không bổ long, hà tất phải chọn. Do đó cần biết được phép bổ Long.
        Phàm Long ở xa, không luận riêng rẽ, lấy tiểu mạch khi đến huyệt làm chủ ( Long tích ) Lấy Ngũ hành bàn Chính châm để luận sinh khắc. Ngày giờ Tứ trụ sinh phù thời cát, khắc tiết thời hung.
        1.Dương trạch cũng như Âm phần, đến chỗ huyệt kết tất có một tuyến tiểu mạch, cặn kẽ xét định, dùng La kinh để tuyển chọn, xác định cẩn thận.
        Long thuộc Mộc thì dùng Hợi Mão Mùi. (Dần Mão Thìn)
        Long thuộc Hỏa thì dùng Dần Ngọ Tuất. (Tị Ngọ Mùi)
        Long thuộc Thủy thì dùng Thân Tý Thìn. (Hợi Tý Sửu)
        Long thuộc Kim thì dùng Tị Dậu Sửu.( Thân Dậu Tuất)

        Long hòa hoãn nên dùng Ấn cục, long đái sát nên dùng Tài, Quan cục.
        Phàm ở thành phố: Hướng Bính Ngọ Đinh tất là Long Nhâm Tý Quí.
        Thích hợp với cục thủy Thân Tý Thìn.Đại để vì không thể biết chính xác Long mạch thuộc ngũ hành nào, nên phải dùng Bổ Sơn vậy, tức là táng thừa sinh khí của một tuyến.
        Suy vượng của Long khí, phải xem ở thời Lệnh Tháng. Vì vậy bổ Long tất ở tháng tam hợp, hay tháng Lâm quan, tháng mộ cũng là tháng vượng, không phải là tháng suy, bệnh, tử vậy. Đại để cung Sửu có tàngTân kim, cung Mùi có tàng Ất mộc, cung Thìn có tàng Quí thủy, cung Tuất có tàng Đinh hỏa.
        Phàm bổ Long toàn bổ tại Địa chi của Tứ trụ. Đại để do Thiên can là Thiên nguyên, Địa chi là Địa nguyên, bổ Long là Bổ Địa, nên dùng Địa chi hay hơn Thiên can. Cần dùng Địa chi nhất khí để bổ. Như Mão Long dùng 4 Mão để bổ, kết quả cực tốt đẹp, nhưng khó dùng, phải hơn 10 năm mới gặp một lần, mà còn hoặc là Nguyệt khắc sơn gia, hay Nhật khắc sơn gia, muốn làm tốt cần hiểu sâu phép chế hóa. Còn Tam hợp cục chỉ cần có tam hợp cục trong tháng, tháng Sinh, tháng Vượng, Tháng Mộ đều có thể làm được. Nếu 3 tháng đó, hung thần chiếm phương, thì tháng Lâm quan có thể làm được, gọi là Tam hợp cục kiêm địa chi Lâm quan nhất khí. Hay dùng tứ sinh, tứ vượng, không dùng tứ mộ. Chỉ cần có 2 chữ trong tam hợp là đủ.
        Hết thảy 12 Âm Long nên dùng Âm khóa, 12 Dương long nên dùng Dương khóa. Tuy vậy cách cổ khóa cũng không bó buộc nhất thiết phải như thế.
        Tứ trụ mà cổ nhân dùng cho tạo táng, phần nhiều lấy Địa chi bổ Long, Thiên can bổ "Chủ mệnh", hoặc tựa vai với mệnh nhất khí, hoặc hợp Quan, hợp Tài, hoặc hợp Lộc Mã Quí nhân. Lại hoặc Thiên can hợp mệnh, mà Lộc Mã Quí nhân đến sơn, còn địa chi bổ Long đều là thượng cục, cát vậy.
        Cũng có thể lấy nạp âm Tứ trụ để bổ Long, như các thiền sư đời Đường, đời Tống: Phép này không luận nạp âm của bản Long, mà ở trên Mộ của bản long, luận sinh khắc: Như năm Canh, làm hướng Tuất.

        Tuất Long chính ngũ hành thuộc thổ. Thủy Thổ mộ ở Thìn, dùng ngũ hổ độn, được Canh Thìn là nạp âm kim, thời tứ trụ dùng nạp âm Âm thổ là cát.Đại để vốn nguyên lý từ Hồng Phạm mà luận như thế.

        Phàm lấy Tam hợp cục thủy để bổ thủy Long, lấy mộc cục bổ mộc Long, là cục vượng, thượng cát. Lấy Ấn cục sinh Long là thứ cát: Như Tam hợp cục Hỏa sinh Thổ long, con dùng Tài cục thì theo nguyên lý vẫn cát.
        Chỗ này theo nguyên lý là Long đới sát (Vùng rừng núi, đồi núi cao, dốc, sườn dốc) cần phải Tiết khí sức mạnh của Long bớt đi, thì mới dùng Tài cục.Như
        Thuỷ Long dùng thời gian Tam hợp cục Mộc Hợi Mão Mùi
        Thổ long dùng thời gian Tam hợp cục Kim Tị Dậu Sửu...
        Đặc biệt chỗ sườn núi chênh vênh, long sát (Mạnh) phải dùng Tam hợp Quan cục, như Hoả Long dùng Thuỷ cục Thân Tý Thìn...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),chauhuyenchon (21-07-17),thucnguyen (14-11-15),trungpham (16-10-15)

      10. #28
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        CỔ KHÓA VỀ BỔ LONG
        (Lấy chính ngũ hành để luận).
        Thế nào là lấy chính ngũ hành để luận ?
        Khi điểm huyệt, chúng ta phải lấy Chính châm bàn để Khai sơn lập hướng, nhằm thu được Linh khí của trời đất. Tại sao khai sơn lập hướng dùng Chính bàn mới thu được Linh khí "Long" của trời đất ? Vì rằng tầng Chính châm là Chất của ngũ hành, ẩn tàng trong Đất. Đó chính là Linh khí của Long Mạch. Còn tầng Trung châm nhân bàn là Khí của Ngũ hành, nhưng thể hiện ở các công trình ngoại vi của Huyệt Đạo Chính. Mà điều ta đang cần là Thu linh khí của ngũ hành để nuôi dưỡng linh hồn của "Cố nhân" .chúng ta. Đó là điểm mà lâu nay sách chưa nêu rõ.
        Tóm lại có thể kết luận như sau:
        Tầng Chính châm Địa bàn để khai sơn lập hướng Huyệt Đạo
        Tầng Trung châm để đo các sa khoáng xung quanh hơi xa khu huyệt đạo
        Tầng Thiên bàn để Xem hệ thống Thiên Tinh chiếu xuống huyệt đạo
        Cả 3 tầng đều phục vụ cho việc Điểm Huyệt và Khai sơn lập hướng.
        Việc bổ Long, tức là ta phải bổ Chất của ngũ hành cho Long mạch. Cho nên ta phải dùng Tầng Chính châm của La kinh, cụ thể như sau:
        Các Long: Hợi, Nhâm Tý Quí thuộc Thủy long
        Các Long: Cấn Khôn Thìn Thuất Sửu Mùi thuộc Thổ long
        Các long: Tị Bính Ngọ Đinh thuộc Hỏa long.
        Các long: Dần Giáp Mão Ât Tốn thuộc Mộc long
        Các long: Canh Thân Tân Dậu Kiền thuộc Kim long.
        Nghĩa là ta lấy ngũ hành của 24 sơn hướng tầng Chính châm.
        Tóm lại: Khai sơn lập hướng dùng Chính châm bàn. Bổ long cũng dùng Địa bàn chính châm.
        Nguyên tắc Bổ Long.
        Long mạch chạy trong đất, dưới tầm nhìn phong thủy phải nhận định được Long mạnh hay yếu ? Long yếu gọi là Long hòa hoãn, Long cấp gọi là Long Đái sát.
        Long hòa hoãn thường xuất hiện vùng đồng bằng, bình địa.Thường dùng Ấn cục Tựa vai để bổ long.
        Long cấp thường xuất hiện tại vùng núi cao, trùng điệp. Thường dùng Tài, Quan cục để bổ long, thực chất là gia giảm để Long đạt trung hòa.
        Tất cả đều phải dựa vào Địa hình Thực tế để phân biệt
        Phương pháp bổ long như thế nào ?
        Cổ nhân nói vấn đề này khá khó hiểu nay tôi qui nạp lại như sau:
        1. Cách bổ Mộc long: Có 6 huyệt Bảo châu

        Tọa sơn Hướng Long
        1 Nhâm Dần Mậu Thân Dần
        2 Kỷ Mão Ât Dậu Giáp
        3 Quí Mão Kỷ Dậu Mão
        4 Canh Thìn Bính Tuất Ất
        6 Tân Tị Đinh Hợi Tốn

        • Nhật chủ dùng Giáp Ất.
        • Dùng tháng Dần Mão Thìn (1) Hợi
        • Dùng các địa chi (Thân) Tý Thìn tạo thành cục Thủy để sinh cho Mộc
        • Các địa chi tam hợp, lục hợp, hội cục đều tụ cho Mộc vượng.

        2. Cách bổ Hỏa long: Có 4 huyệt Bảo châu
        Tọa sơn Hướng Long
        1 Ất Tị Tân Hợi Tị
        2 Nhâm Ngọ Bính Tý Bính
        3 Bính Ngọ Canh Tý Ngọ
        4 Quí Mùi Đinh Sửu Đinh

        • Nhật chủ dùng Bính Đinh (Mậu Quí).
        • Dùng tháng Tị Ngọ Mùi (1)
        • Các địa chi tam hợp, lục hợp, hội cục đều tụ cho Hỏa vượng
        • Tứ trụ mộc hỏa nhiều

        3.Cách bổ Thổ long: có 6 huyệt Bảo châu
        • Nhật chủ dùng (Thìn Tuất Sửu Mùi) .
        • Dùng tháng (Thìn Tuất sửu Mùi) (2)
        • Các địa chi , thiên can đều hội cho Thổ vượng
        Có 3 kho
        • Không có Giáp Dần Ất Mão

        Tọa sơn Hướng Long
        1 Giáp Thìn Canh Tuất Thìn
        2 Canh Tuất Giáp Thìn Tuất
        3 Tân Sửu Đinh Mùi Sửu
        4 Đinh Mùi Tân Sửu Mùi
        5 Mậu Dần Giáp Thân Cấn
        6 Giáp Thân Mậu Dần Khôn


        4.Cách bổ Kim long: Có 5 huyệt Bảo Châu
        • Nhật chủ dùng Canh Tân Thân Dậu.(Tị Dậu Sửu)
        • Dùng tháng Thân Dậu Tuất (1)
        • Các địa chi tam hợp, lục hợp, hội cục đều tụ cho Kim vượng
        • Không có Bính Đinh Ngọ (Tị)

        Tọa sơn Hướng Long
        1 Mậu Thân Nhâm Dần Thân
        2 Ất Dậu Kỷ Mão Canh
        3 Kỷ Dậu Quí Mão Dậu
        4 Binh Tuất Canh Thìn Tân
        5 Đinh Hợi Tân Tị Kiền

        5.Cách bổ Thủy long: Có 4 huyệt Bảo châu
        • Nhật chủ dùng Nhâm Quí Tý Hợi .(Thân Tý Thìn)
        • Dùng tháng Hợi Tý Sửu (1)
        • Các địa chi tam hợp, lục hợp, hội cục đều tụ cho Thủy vượng
        • Không có Mậu Kỷ Thìn Tuất Mùi

        Tọa sơn Hướng Long
        1 Tân Hợi Ất Tị Hợi
        2 Bính Tý Nhâm Ngọ Nhâm
        3 Canh Tý Bính Ngọ Tý
        4 Đinh Sửu Quí Mùi Quí

        Ví dụ: Hợi Long (Kiền sơn hướng Tốn). Tăng Văn Mông dùng:
        Vong mệnh là Đinh Hợi, táng dùng tứ trụ:

        Năm: Nhâm Dần - Tháng Nhâm Dần - Ngày Nhâm Dần - Giờ Nhâm Dần.
        Trong mệnh cục có: Đinh hợp Nhâm, tháng Dần nên hóa mộc là hóa Lâm Quan.
        Hợi long thuộc thủy, nên Trường sinh tại Thân, lâm quan tại Dần, tức là Lộc tại Dần, trong tứ trụ có 4 Dần, do đó 4 Lộc thần hội tụ ở mệnh Hợi, là điều tốt. 4 Nhâm thủy lại bổ cho Long Hợi thủy.
        Cũng có thể dùng tứ trụ:
        Năm Quí Hợi - Tháng Giáp Tý - Ngày Giáp Thân - Giờ Ât Hợi.
        Như thế lấy các Địa chi Tý, Hợi thủy để bổ Hợi là Thủy long. Còn dùng 2 Hợi là đất Lâm quan vậy
        ***
        Lưu ý : Khi dùng các tháng (1) chỉ được chọn các ngày cách tiết lệnh tháng sau tối thiểu là 19 ngày
        Khi dùng các tháng (2) chỉ được chọn các ngày , sau ngày tiết lệnh tháng sau là 18 ngày, để thổ vượng.
        Trên đây là những điều có tính nguyên tắc, khi dùng đều phải tuân thủ thì mới kỳ vọng tốt đẹp.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),thucnguyen (14-11-15),trungpham (16-10-15)

      12. #29
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        MỘT SỐ VÍ DỤ
        Ví dụ 1: Hợi Long ( Tân Hợi sơn - Ất Tị hướng ). Tăng Văn Mông .
        Vong mệnh là Đinh Hợi, táng dùng tứ trụ:
        Năm: Nhâm Dần - Nhâm Dần - Nhâm Dần - Nhâm Dần.
        Trong mệnh cục có: Đinh hợp Nhâm, tháng Dần nên hóa mộc là hóa Lâm Quan, tức là hóa lộc
        Hợi long thuộc thủy, nên Trường sinh tại Thân, lâm quan tại Dần, tức là Lộc tại Dần, trong tứ trụ có 4 Dần, do đó 4 Lộc thần hội tụ ở mệnh Hợi, là điều tốt. 4 Nhâm thủy lại bổ cho Long Hợi thủy.
        Ví dụ 2:
        Cũng có thể dùng tứ trụ:
        Quí Hợi - Giáp Tý - Giáp Thân - Ât Hợi
        Như thế lấy các Địa chi Tý, Hợi thủy để bổ Hợi là Thủy long. Còn dùng 2 Hợi là đất Lâm quan vậy
        Ví dụ 3 : Tý long ( Canh Tý sơn - Bính Ngọ hướng).
        Có thể dùng:
        Tân Hợi - Canh Tý - Bính Thân - Bính Thân
        Dùng Thân Tý, Hợi bổ cho long Tý thủy. Tức là Tam hợp ( Thân Tý Thìn) kiêm lâm quan (Hợi) cục.
        Ví dụ 4: Nhâm long (Bính Tý sơn - Nhâm Ngọ hướng)
        Quí Hợi - Quí Hợi - Quí Hợi - Quí Hợi.
        4 Hợi chính là Nhâm long được Lộc địa. Lại có 4 Quí Lộc đến sơn Hợi, là cách Lâm quan, Lộc cách, và can chi nhất khí, cho nên hết sức tốt đẹp. Chủ mệnh là Mậu hoặc Quí đều tốt đẹp
        Chú thích thêm: Chủ Mệnh tuổi Quí tốt thì đã đành, nhưng tuổi Mậu cớ sao lại tốt ?
        Chúng ta cần nhớ lại: Mậu (Tuổi chủ nhân), Quí (Là Năm và Ngày trong tứ trụ) Lục hợp. Đó là Điềm tốt. Nhưng lục hợp đó là hóa gì ?Xin thưa: Mậu Quí này là hóa Thủy, không phải hóa Hỏa. Lý do:
        Mậu Quí hóa có 3 trường hợp:
        Hóa Hỏa là Chính hóa.
        Hóa Thổ là Thê tòng Phu hóa
        Hóa Thủy là Phu tòng Thê hóa.
        Trong trường hợp này, cả 4 Địa chi đều là Hợi thủy, đặc biệt Tháng Hợi dẫn hóa thủy, nên là hóa Thủy, thành thử Chủ nhân Tuổi Mậu vẫn rất tốt đẹp
        Ví dụ 5 (Loại khó dùng): Tý long (Cấn sơn - Khôn hướng).Long mạch loại này, đang từ Bắc phương, đột ngột quay sang Cấn sơn nhập huyệt vào kết. Tạo nên Sơn và Long có ngũ hành tương khắc nhau.
        Dùng: Quí Tị - Đinh Tị - Quí Dậu - Quí Sửu.
        Cấn sơn, khôn hướng đều thuộc thổ, có thể khắc thủy của Tý long, vì vậy không dùng cục Thân Tý Thìn, mà dùng kim cục Tị Dậu sửu, để kim cục xì hơi của Thổ mà sinh cho Thủy long, tức là trọng Long không trọng tọa sơn vậy (Dụng thần Thông Quan trong Tứ trụ). Vong mệnh không Mậu thì Quí, nếu là Mậu Tý thì đặc biệt tốt đẹp.
        Ví dụ 4: Nhâm long (Tý sơn Ngọ hướng).
        Dùng: Nhâm Thân - Mậu Thân - Nhâm Thân - Mậu Thân.
        Dùng 4 trường sinh của Thủy tại Thân vậy. Lại là can không tạp, địa chi nhất khí. Vong mệnh là Đinh Tị, có Tị hợp với Thân, Đinh Nhâm hóa mộc là hợp cách Quan. Nếu người sinh năm Dần sẽ chết non do 4 Thân kim khắc Dần vậy.

        6 Long: Cấn, Khôn, Thìn, Tuất, Sửu Mùi đều thuộc thổ.
        Trường sinh tại Thân, vượng tại Tý, mộ tại Thìn. Lâm quan tại Hợi.
        Lấy Thân Tý Thìn làm vượng cục, Thổ khắc Thủy, tức là Tài cục vậy. Thượng cát.
        Lấy Dần Ngọ Tuất là Ấn cục sinh long là thứ cát,
        Kim cục thì long bị tiết xì hơi, Mộc cục thì thổ long bị khắc đều là hung. Ưa các can Bính Đinh thuộc hỏa, Mậu kỷ là thổ. Khó lòng mà bắt buộc được hết cả.
        Ví dụ: Cấn long (Nhâm sơn - Bính hướng)
        Năm Tân Hợi - Tháng Canh Tý - Ngày Bính Thân - Giờ Bính Thân
        Đúng là lấy Thân Tý làm vượng cục thủy, Thổ khắc Thủy, tức là Tài cục vậy. Còn thêm Lộc thần tại Hợi nên Thượng cát vậy.
        Hoặc là dùng:
        Năm Canh Thân - Mậu Tý - Canh Thân - Canh Thìn
        Cũng lấy Thân Tý Thìn làm vượng cục, Thổ khắc Thủy, tức là Tài cục vậy. Thượng cát
        Ví dụ: Cấn long (Giáp sơn - Canh hướng)
        Dùng: Bính Thìn - Bính Thân - Bính Dần - Bính Thân
        Cấn long (Quí sơn Đinh hướng)
        Dùng: Bính Thân - Bính Thân - Bính Thân - Bính Thân
        Là cách can chi nhất khí, Cấn thổ trường sinh tai Thân, nên lại là cách 4 trường sinh. Hơn nữa Quẻ Cấn nạp Bính, là 4 kho tài của vậy, hết sức tốt đẹp.

        5 long: Dần Giáp Mão Ất Tốn thuộc Mộc. Sinh tại Hợi, vượng tại Mão, mộ tại Mùi. Lâm quan tại Dần. Lấy Hợi Mão Mùi làm vượng cục , thượng cát. Lấy Thân Tý Thìn làm ấn cục cũng cát, Kim cục và hỏa cục đều hung. Ưa can Nhâm quí, khó lòng mà chấp hết được.
        Mão long (Quí Mão sơn - Kỷ Dậu hướng) Vong mệnh Tân Tị.
        Dùng: Tân Mão - Tân Mão - Tân Mão - Tân Mão.
        Lấy 4 Tân phù Tân mệnh. 4 Mão bổ long Mão. Mão xung Dậu là lộc của Tân mệnh. Long Mão tại năm Tân, ngũ hổ độn được Tân Mão thuộc mộc, lại là nạp âm bổ nạp âm.

        4 Long: Tị Bính Ngọ Đinh thuộc hỏa. Sinh tại Dần, Vượng tại Ngọ, Mộ tại Tuất, lâm quan tại Tị. Lấy Dần Ngọ Tuất tam hợp thượng cát, Ấn cục Hợi Mão Mùi, Tài cục là Tị Dậu Sửu là thứ cát. Quan cục và Thìn Tuất Sửu Mùi đều hung. Thiên can ưa dùng Giáp Ất Bính Đinh, khó lòng cầu toàn.

        Tọa sơn Hướng Long
        1 Ất Tị Tân Hợi Tị
        2 Nhâm Ngọ Bính Tý Bính
        3 Bính Ngọ Canh Tý Ngọ
        4 Quí Mùi Đinh Sửu Đinh

        Bính long (Ất Tị sơn - Tân Hợi hướng).
        Dùng Tứ trụ:
        Kỷ Tị - Kỷ Tị - Nhâm Ngọ - Nhâm Dần.
        Là cách tam hợp kiêm lâm quan, lại được Bính long có lộc tại Tị.
        Bính long (Khôn sơn Hợi hướng)
        Dùng: Quí Tị - Đinh Tị - Canh Ngọ - Mậu Dần.
        Là cách tam hợp kiêm lâm quan.
        * Trên đây đều dùng tam hợp kiêm lâm quan là do Tam hợp của năm, tháng không trống không, thời dùng năm tháng lâm quan vậy.
        5 long: Thân Dậu Canh Tân Kiền thuộc kim long.
        Sinh tại Tị, vượng tại Dậu, mộ tại Sửu. Lấy kim cục vượng thượng cát, lấy Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc thổ là tương xung nên không cát, lấy Hợi Mão Mùi Tài cục là thứ cát. Thủy cục hung, Hỏa cục đặc biệt hung. Ưa các can Canh Tân Mậu Kỷ, khó cầu toàn.

        Tọa sơn Hướng Long
        1 Mậu Thân Nhâm Dần Thân
        2 Ât Dậu Kỷ Mão Canh
        3 Kỷ Dậu Quí Mão Dậu
        4 Bính Tuất Canh Thìn Tân
        5 Đinh Hợi Tân Tị Kiền

        Dậu long (Dậu sơn - Mão hướng)
        Dùng : Giáp Thân - Quí Dậu - Đinh Dậu - Kỷ Dậu.
        Là Lâm quan cục.
        Hoặc dùng: Tân Sửu - Tân Sửu - Tân Sửu - Quí Tị.
        Lại là cách 3 điểm Tân lộc đến Dậu.
        Tân long (Kiền sơn - hướng Tốn)
        Dùng: Đinh Dậu - Kỷ Dậu - Giáp Thân- Kỷ Tị.
        Hoặc năm: Kỷ Dậu- Quí Dậu- Nhâm Thân- Ất Tị.
        Là cách Tam hợp kiêm Lâm quan,cát.Tuy là chế kim cục nhưng không sao.
        Tân long (Nhâm sơn - Bính hướng).
        Dùng: Tân Dậu- Tân Sửu- Tân Dậu- Quí Tị.
        Tam hợp cục, lại là 3 Tân bổ Tân long.
        Tóm lại cổ khóa rất nhiều, cô đọng lại như sau:
        1. Tam hợp cục.
        2. Trong tam hợp chỉ dùng 2 chữ.
        3. Tam hợp kiêm Lâm quan
        4. Đơn Lâm quan , Đế vượng 2 chữ.
        5. Thiên can nhất khí.
        6. Địa chi nhất khí.
        Tóm lại là lấy bổ long làm chủ, nhưng không được khắc tọa sơn, không xung khắc chủ mệnh. Tọa sơn chỉ cần có cát thần, không có hung thần.Chủ mệnh có tựa vai, hợp Tài, hay hợp quan , hợp lộc mã quí nhân là cát. Hoặc là lộc mã của quí nhân đến sơn, đến hướng đều là cách thượng thượng cát vậy.
        Địa chi nhất khí là 4 địa chi cùng một dạng, hoặc là 4 địa chi Trường sinh, hay Đế vượng, hay Lâm quan của Bản long đều tốt, còn 4 chữ đều mộ thời hung.
        * Còn có thể dùng Nạp âm để bổ long.
        Như Tuất long. (Tân sơn - Ất hướng).
        Dùng: Nhâm Dần- Nhâm Ngọ - Mậu Tuất - Kỷ Mùi.
        Được Hỏa long Giáp Tuất nhập huyệt, thích hợp với âm mộc tương sinh, âm hỏa tựa trợ. chính nên thừa vượng tiết Lập Hạ, vì vậy dùng
        Năm Canh Dần (âm mộc)
        Tháng Canh Ngọ (âm mộc)
        Ngày Mậu Tuất (âm mộc)
        Giờ Kỷ Mùi (âm hỏa)
        Bổ long này trước lấy tam hợp cục hỏa, đồng thời lấy thêm nạp âm mộc và hỏa để bổ trợ phụ vào cho long. Thế mới biết người xưa coi trọng long, còn thời nay chỉ hỏi sơn, không hỏi long, thật là
        Lại còn một phép nữa gọi là chiếm đoạt nhất phương tú khí. Tức là dùng Hội cục phương để bổ trợ long mạch.
        Mộc long : Dùng tứ trụ Dần Mão Thìn, hội cục mộc.
        Hỏa long : Dùng tứ trụ Tị Ngọ Mùi, hội cục hỏa.
        Kim long : Dùng tứ trụ, Thân Dậu Tuất, hội cục Kim
        Thủy long : Dùng tứ trụ Hợi Tý Sửu, hội cục Thủy
        Làm nhà trong thành phố, ít có điều kiện xác định được Long, nay tôi cung cấp thêm một số Tọa sơn và Hướng, cùng Long tốt để mọi người tham khảo và sử dụng.

        TT TỌA HƯỚNG LONG Quẻ TT TỌA HƯỚNG LONG Quẻ
        1 Bính Tý Nhâm Ngọ Nhâm Mông 13 Nhâm Ngọ Bính Tý Bính Đ Nhân
        2 Canh Tý Bính Ngọ Tý Giải 14 Bính Ngọ Canh Tý Ngọ Bôn
        3 Đinh Sửu Quí Mùi Quí Hàm 15 Quí Mùi Đinh Sửu Đinh Khôn
        4 Tân Sửu Đinh Mùi Sửu Tiệm 16 Đinh Mùi Tân Sửu Mùi Tụy
        5 Mậu Dần Giáp Thân Cấn Kiển 17 Giáp Thân Mậu Dần Khôn Bỉ
        6 Nhâm Dần Mậu Thân Dần Độn 17 Mậu Thân Nhâm Dần Thân Tỷ
        7 Kỷ Mão Ât Dậu Giáp Hạp 19 Ât Dậu Kỷ Mão Canh Lâm
        8 Quí Mão Kỷ Dậu Mão Phục 20 Kỷ Dậu Quí Mão Dậu Tấn
        9 Canh Thìn Bính Tuất Ất Hằng 21 Bính Tuất Canh Thìn Tân Đ súc
        10 Giáp Thìn Canh Tuất Thìn Cấu 22 Canh Tuất Giáp Thìn Tuất Tráng
        11 Tân Tị Đinh Hợi Tốn Tốn 23 Đinh Hợi Tân Tị Kiền Quải
        12 Ât Tị Tân Hợi Tị Thăng 24 Tân Hợi Ât Tị Hợi T súc
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15)

      14. #30
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        BÀN VỀ PHÙ SƠN
        Trong tất cả các mục bàn dưới đây có tính nguyên tắc cơ bản, khi dùng phải nhất thiết căn cứ vào đó để tìm giải pháp thích hợp, mà các chương mục sau sẽ nói chi tiết, cụ thể.
        Tọa sơn không cần phải bổ, nhưng cần phù để cho khởi dậy, không nên khắc đổ, khắc thời hung.
        Thế nào là phù cho khởi dậy ?
        Tọa sơn có cát tinh chiếu, không có đại hung sát chiếm, mà tứ trụ lại tương sinh, tương hợp, không xung, không khắc là phù sơn vậy.
        Thường có 2 khả năng xảy ra: Khi sơn và long cùng ngũ hành, thì ta bổ long đồng nghĩa với bổ sơn rồi. Khi sơn với long không cùng ngũ hành, thì lấy bổ long làm chủ, còn tọa sơn chỉ cần có cát tinh chiếu, không có hung tinh là đẹp rồi.

        Thế nào gọi là khắc đổ ?
        Là Thái tuế, Tháng, Ngày, Giờ xung sơn là sơn đổ
        Là Tam sát, Âm phủ, Niên khắc sơn gia, Phục binh đại họa chiếm sơn là sơn đổ. Nếu phạm thì làm thế nào? Phải chờ đến tháng mà ngũ hành ác sát hưu tù tử tuyệt, thì có thể làm được.
        Phàm tứ trụ có lộc mã, quí nhân đến sơn, đến hướng, là đại cát. Như Dần sơn phần nhiều dùng chữ "Giáp". Giáp sơn phần nhiều dùng chữ "Dần".
        Phàm Thái tuế chiếm sơn, lại là Mậu Kỷ, Âm phủ, Niên khắc sơn gia, Đả đầu hỏa, thời đại hung. Nhưng có bát tiết tam kỳ đến cùng lại là thượng cát, phúc bền lâu.
        Phàm chân Lộc Mã, Quí nhân của mệnh chủ, đem Thái tuế nhập cung trung, độn đến phương, đến hướng là thứ cát.
        Phàm tứ trụ nên phù sơn, hợp sơn, không nên xung khắc, đặc biệt là Thái tuế.(Riêng Thìn, Tuất Sửu Mùi thì tháng, ngày, giờ xung sơn cũng không mấy ảnh hưởng).
        Phàm trong tám chữ có niên nguyệt khắc sơn, âm phủ khắc sơn thời kị không tu tạo được thì lấy tháng ngày vượng tướng có nạp âm khắc chế để chế đi là tốt.
        Phàm dương cơ, đã có nhà, mà tu sơn kiêm luận sơn, kị Đại tướng quân, Đại nguyệt kiến, Tiểu nhi sát, Phá bại ngũ quỉ và Kim thần sát.(Riêng táng thì không kị).
        Nguyệt khắc sơn gia, Thiên quan phù, Địa quan phù, chiếm sơn, chiếm hướng, mà trung cung có nguyệt gia, tử bạch, cùng đến lại hữu khí, thì không kị.

        BÀN VỀ LẬP HƯỚNG.
        Hướng bất tất phaỉ bổ, nhưng có cát tinh, không có: Thái tuế, Mậu kỷ sát, Tam sát, Thiên phù không vong.
        Phục binh đại họa chiếm hướng là thứ hung, tu tạo kị, táng không kị. Tuần La sơn hầu chiếm hướng có Nhất bạch đến thời cát.
        Người xưa không coi trọng bổ hướng, cái cần là bổ long phù sơn. Như Cấn long, làm Bính Đinh hướng, hoặc dùng 4 Bính để làm. Hay dùng Dần Ngọ Tuất để sinh Cấn thổ.
        Còn như Tý sơn Ngọ hướng, thì: Không dùng đủ cục Dần Ngọ Tuất, mà chỉ dùng 2 chữ "Dần Tuất", vì nếu dùng cả "Ngọ", tức là phạm địa chi xung sơn, nghĩa là Tý thủy khắc Ngọ hỏa là tài vậy. Tóm lại là "phá Tài, bại Tài"
        Mọi cái khác đều tương tự như thế.

        BÀN VỀ TƯƠNG CHỦ
        Tương chủ, là dùng 8 chữ của Tứ trụ giúp cho mệnh của chủ nhân.
        Tu tạo dương cơ lấy lấy mệnh năm sinh của chủ nhà là Chủ.
        Tạo táng lấy mệnh của vong nhân là chủ.
        Bao gồm các phương pháp sau:

        1. Hợp Tài, hợp lộc.
        Chủ nhà sinh năm Nhâm Ngọ.
        Dùng tứ trụ: Đinh Mùi - Đinh Mùi- Đinh Mùi - Đinh Mùi
        Đại để: Sinh năm Nhâm, lấy Đinh làm Tài, mà Đinh hợp với Nhâm, có nghĩa là hợp với Tài của mệnh chủ.
        Cổ khóa chỗ này nói rằng: Can chi hợp mệnh càng là kỳ, thượng thượng cách vậy.
        2. Quan Lộc Mã.
        Tuổi Ất Sửu.
        Làm nhà : Cấn sơn- Khôn hướng
        Đinh Sửu- Canh Tuất- Canh Thân- Canh Thìn.
        Tuổi Ất lấy Canh làm Quan, nay Ất hợp với Canh, tức là hợp Quan vậy
        Canh lộc ở Thân, mà trong hướng Khôn, có cả Thân, nên có lộc ở trong hướng đó vậy.
        3. Cách Ấn thụ.
        Như Giáp mệnh thích hợp với tứ Quí, Ất mệnh thích hợp với tứ Nhâm. Tức là người tuổi Giáp dùng Năm tháng ngày giờ Quí, người sinh năm Ất dùng năm tháng ngày giớ Nhâm. Không dùng Kiêu thần.
        4. Cách Tựa vai,
        Sinh năm Kỷ thì dúng 3, 4 Kỷ, sinh năm Giáp dùng 3, 4 Giáp.
        Cách Trường sinh: Sinh năm Nhâm dùng 4 chữ Thân. Sinh năm Giáp dùng 4 chữ Hợi.
        5. Lộc Mã Quí Nhân.
        Nên linh hoạt dùng tứ trụ, nếu người tuổi Giáp, trong tứ trụ có chữ Dần, là lộc ở trong nhà, người tuổi Dần dùng chữ Giáp là lộc ở ngoài vậy. Đều là cách tụ lộc. Quí nhân cũng dùng tương tự như thế.
        Xét kỹ, dù cổ nhân có nói: Lộc Mã Quí nhân là cát tinh, hội tụ thì rất tốt, nhưng rất khó, còn phi cung Quí nhân, Lộc Mã dễ dùng hơn.
        Cần chú ý:
        Thái tuế xung Bản mệnh là tối hung.
        Bản mệnh kị Dương nhẫn.
        Bản mệnh kị Bản mệnh sát.
        Người sinh năm Dần Ngọ Tuất thuộc hỏa kị làm 4 phương Giáp ất Canh Tân
        Người sinh năm Thân Tý Thìn thuộc Thủy kị làm 4 phương Bính Đinh Nhâm Quí.
        Người sinh năm Tị Dậu Sửu thuộc kị làm 4 hướng Giáp Ất Canh Tân, ở năm tháng ngày giờ Sửu.(Phạm chữ Sửu mới kị)
        Mệnh thực Lộc hết sức cát, có thể thúc đẩy nhanh Quan lộc, chính là Lộc của Bản mệnh Thực thần vậy, ??? đều tốt, hoặc tu sửa ở phương thực lộc cũng tốt đẹp, như Mệnh Giáp lấy Bính làm thực thần, Bính lộc tại Tị. Tứ trụ dùng nhiều chữ Tị là đúng rồi đó. Hoặc tu sửa ở phương Tị cũng cát.
        Phàm lực tam hợp lớn hơn lục hợp, nhưng mệnh chủ ưa dùng 8 chữ lục hợp, mà tam hợp là thứ. Duy chỉ dùng tam hợp để hàng sát, được chủ mệnh cùng với 8 chữ tam hợp, mà lục hợp thì nhẹ hơn.
        Phàm tọa sơn , Long lại, cùng cân nhắc mệnh can mệnh chi, nhưng 24 sơn hướng thiếu mậu kỷ, mà 4 chữ Kiền khôn cấn tốn, dùng lộc mã quí nhân đến Kiền cùng với Hợi, Thân ở cung khôn, Dần ở cung Cấn, Tị ở cung Tốn. Như tứ trụ dùng chữ Nhâm, thời là Lộc đến Kiền, Hợi vậy, nên ta dùng Bính Đinh thì Quí nhân đến Kiền Hợi vậy. Dùng Tị thời Mã đến Kiền, Hợi vậy.
        Khôn Cấn Tốn phỏng theo thế suy ra.
        Kiền, Khôn, Cấn, Tốn sơn, dung trường sinh ấn thụ, thời Kiền kim giống như Canh kim, Khôn như Mậu thổ, Cấn như Kỷ thổ, Tốn như Ất mộc.
        - Mã có xung sơn thời dùng đến hướng, như sơn Dần mã tại Thân, nên tứ trụ kị dùng Thân, nên dùng nhiều Dần vậy. Lộc mã đến hướng đều cát, nên khi dùng đừng chấp nhất.
        - Lại nói rằng: Bản mệnh phi độn chân Lộc, Mã, Quí nhân, thời bảo rằng can chi đều đầy đủ, lấy Thái tuế nhập trung độn đến sơn đến hướng thời tạo táng, nhập trạch đều đại cát.
        Như sinh năm Giáp Tý, Dần là Lộc Mã, Sửu Mùi là Quí nhân. Dùng năm Giáp ngũ hổ độn thời Dần là Bính Dần, Sửu là Đinh Sửu, Mùi là Tân Mùi. Năm Ất Sửu khai sơn lập hướng, lấy Thái tuế Ất Sửu nhập vào cung trung, phi thuận, thời Bính Dần đến cung Kiền 6, mà Bính Dần là Lộc, Mã. Tân Mùi đến Khôn 2, mà Tân Mùi là Dương Quí nhân. Đinh Sửu đến Cấn 8, mà Đinh Sửu là Âm quí nhân. Vậy 3 phương Kiền, Khôn, Cấn đại cát
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),thucnguyen (14-11-15)

      Trang 3/18 đầuđầu 1234513 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •