Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/11 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 108

    Ðề tài: Bốc dịch

      1. #11
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        CUNG TỐN THUỘC MỘC
        Tốn Vi Phong
        Huynh đệ Tân Mão .Thế
        Tử tôn Tân Tị
        Thê tài Tân Mùi
        Quan quỉ Tân Dậu .ứng
        Phụ mẫu Tân Hợi
        Thê tài Tân Sửu


        Phong Thiên Tiểu Súc
        Huynh đệ Tân Mão
        Tử tôn Tân Tị
        Thê tài Tân Mùi .ứng
        Thê tài Giáp Thìn
        Huynh đệ Giáp Dần
        Phụ mẫu Giáp Tý .Thế


        Phong Hỏa Gia Nhân
        Huynh đệ Tân Mão
        Tử tôn Tân Tị .ứng
        Thê tài Tân Mùi
        Phụ mẫu Kỷ Hợi
        Thê tài Kỷ Sửu .Thế
        Huynh đệ Kỷ Mão.


        Phong Lôi Ích
        Huynh đệ Tân Mão .ứng
        Tử tôn Tân Tị
        Thê tài Tân Mùi
        Thê tài Thìn .Thế
        Huynh đệ Dần
        Phụ mẫu Tý

        Thiên Lôi Vô Vọng
        Thê tài Nhâm Tuất
        Quan quỉ Nhâm Thân
        Tử tôn Nhâm Ngọ .Thế
        Thê tài Canh Thìn
        Huynh đệ Canh Dần
        Phụ mẫu Canh Tý .ứng


        Hỏa Lôi Phệ Hạp
        Tử tôn Kỷ Tị
        Thê tài Kỷ Mùi .Thế
        Quan quỉ Kỷ Dậu
        Thê tài Canh Thìn
        Huynh đệ Canh Dần .ứng
        Phụ mẫu Canh Tý


        Sơn Lôi Di
        Huynh đệ Bính Dần
        Phụ mẫu Bính Tý
        Thê tài Bính Tuất .Thế
        Thê tài Canh Thìn
        Huynh đệ Canh Dần
        Phụ mẫu Canh Tý .ứng


        Sơn Phong Cổ
        Huynh đệ Bính Dần .ứng
        Phụ mẫu Bính Tý
        Thê tài Bính Tuất
        Quan quỉ Tân Dậu .Thế
        Phụ mẫu Tân Hợi
        Thê tài Tân Sửu


        CUNG KHẢM THUỘC THỦY

        Khảm Vi Thủy
        Huynh đệ Mậu Tý .Thế
        Quan quỉ Mậu Tuất
        Phụ mẫu Mậu Thân
        Thê tài Mậu Ngọ .ứng
        Quan quỉ Mậu Thìn
        Tử tôn Mậu Dần

        Thủy Trạch Tiết
        Huynh đệ Mậu Tý
        Quan quỉ Mậu Tuất
        Phụ mẫu Mậu Thân .ứng
        Quan quỉ Đinh Sửu
        Tử tôn Đinh Mão
        Thê tài Đinh Tị .Thế

        Thủy Lôi Truân
        Huynh đệ Mậu Tý
        Quan quỉ Mậu Tuất .ứng
        Phụ mẫu Mậu Thân
        Qua quỉ Canh Thìn
        Tử tôn Canh Dần .Thế
        Huynh đệ Canh Tý

        Thủy Hỏa Kí Tế
        Huynh đệ Mậu Tý .ứng
        Quan quỉ Mậu Tuất
        Phụ mẫu Mậu Thân
        Huynh đệ Kỷ Hợi .Thế
        Quan quỉ Kỷ Sửu
        Tử tôn Kỷ Mão

        Trạch Hỏa Cách
        Quan quỉ Đinh Mùi
        Phụ mẫu Đinh Dậu
        Huynh đệ Đinh Hợi .Thế
        Huynh đệ Kỷ Hợi
        Quan quỉ Kỷ Sửu
        Tử tôn Kỷ Mão. .ứng

        Lôi Hỏa Phong
        Quan quỉ Canh Tuất
        Phụ mẫu Canh Thân .Thế
        Thê tài Canh Ngọ
        Huynh đệ Kỷ Hợi
        Quan quỉ Kỷ Sửu .ứng
        Tử tôn Kỷ Mão.

        Địa Hỏa Minh Di
        Phụ Mẫu Quí Dậu
        Huynh đệ Quí Hợi
        Quan quỉ Quí Sửu .Thế
        Huynh đệ Kỷ Hợi
        Quan quỉ Kỷ Sửu
        Tử tôn Kỷ Mão. .ứng

        Địa Thủy Sư
        Phụ Mẫu Quí Dậu .ứng
        Huynh đệ Quí Hợi
        Quan quỉ Quí Sửu
        Thê tài Mậu Ngọ .Thế
        Quan quỉ Mậu Thìn
        Tử tôn Mậu Dần

        CUNG CẤN THUỘC THỔ

        Cấn Vi Sơn
        Quan quỉ Bính Dần .Thế
        Thê tài Bính Tý
        Huynh đệ Bính Tuất
        Tử tôn Bính Thân .ứng
        Phụ mẫu Bính Ngọ
        Huynh đệ Bính Thìn

        Sơn Hỏa Bôn
        Quan quỉ Bính Dần
        Thê tài Bính Tý
        Huynh đệ Bính Tuất .ứng
        Thê tài Kỷ Hợi
        Huynh đệ Kỷ Sửu
        Quan quỉ Kỷ Mão .Thế

        Sơn Thiên Đại Súc
        Quan quỉ Bính Dần
        Thê tài Bính Tý .ứng
        Huynh đệ Bính Tuất
        Huynh đệ Giáp Thìn
        Quan quỉ Giáp Dần .Thế
        Thê tài Giáp Tý

        Sơn Trạch Tổn
        Quan quỉ Bính Dần .ứng
        Thê tài Bính Tý
        Huynh đệ Bính Tuất
        Huynh đệ Đinh Sửu .Thế
        Quan quỉ Đinh Mão
        Phụ mẫu Đinh Tị

        Hỏa Trạch Khuê
        Phụ mẫu Kỷ Tị
        Huynh đệ Kỷ Mùi
        Tử tôn Kỷ Dậu .Thế
        Huynh đệ Đinh Sửu
        Quan quỉ Đinh Mão
        Phụ mẫu Đinh Tị. .ứng

        Thiên Trạch Lý
        Huynh đệ Tuất
        Tử tôn Thân .Thế
        Phụ mẫu Ngọ
        Huynh đệ Đinh Sửu
        Quan quỉ Đinh Mão .ứng
        Phụ mẫu Đinh Tị.

        Phong Trạch Trung Phù
        Quan quỉ Tân Mão
        Phụ mẫu Tân Tị
        Huynh đệ Tân Mùi .Thế
        Huynh đệ Đinh Sửu
        Quan quỉ Đinh Mão
        Phụ mẫu Đinh Tị. .ứng

        Phong Sơn Tiệm
        Quan quỉ Tân Mão .ứng
        Phụ mẫu Tân Tị
        Huynh đệ Tân Mùi
        Tử tôn Bính Thân .Thế
        Phụ mẫu Bính Ngọ
        Huynh đệ Bính Thìn

        CUNG KHÔN THUỘC THỔ

        Khôn Vi Địa
        Tử tôn Quí Dậu.Thế
        Thê tài Quí Hợi
        Huynh đệ Quí Sửu
        Quan quỉ ÂtMão .ứng
        Phụ mẫu ÂtTị
        Nhuynh đệ ÂtMùi

        Địa Lôi Phục
        Tử tôn Quí Dậu
        Thê tài Quí Hợi
        Huynh đệ Quí Sửu .ứng
        Huynh đệ Canh Thìn
        Quan quỉ Canh Dần
        Thê tài Canh Tý .Thế

        Địa Trạch Lâm
        Tử tôn Quí Dậu
        Thê tài Quí Hợi .ứng
        Huynh đệ Quí Sửu
        Huynh đệ Đinh Sửu
        Quan quỉ Đinh Mão .Thế
        Phụ mẫu Đinh Tị

        Địa Thiên Thái
        Tử tôn Quí Dậu .ứng
        Thê tài Quí Hợi
        Huynh đệ Quí Sửu
        Huynh đệ Giáp Thìn .Thế
        Quan quỉ Giáp Dần
        Thê tài Giáp Tý

        Lôi Thiên Đại Tráng
        Huynh đệ Canh Tuất
        Tử tôn Canh Thân
        Phụ mẫu Canh Ngọ .Thế
        Huynh đệ Giáp Thìn
        Quan quỉ Giáp Dần
        Thê tài Giáp Tý .ứng

        Trạch Thiên Quải
        Huynh đệ Đinh Mùi
        Tử tôn Đinh Dậu .Thế
        Huynh đệ Đinh Sửu
        Huynh đệ Giáp Thìn
        Quan quỉ Giáp Dần .ứng
        Thê tài Giáp Tý

        Thủy Thiên Nhu
        Thê tài Mậu Tý
        Huynh đệ Mậu Tuất
        Tử tôn Mậu Thân .Thế
        Huynh đệ Giáp Thìn
        Quan quỉ Giáp Dần
        Thê tài Giáp Tý .ứng

        Thủy Địa Tỷ
        Thê tài Mậu Tý . ứng
        Huynh đệ Mậu Tuất
        Tử tôn Mậu Thân
        Quan quỉ Mão .Thế
        Phụ mẫu Tị
        Huynh đệ Mùi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (23-10-15),hoabinh (23-10-15),huyducit (04-12-15)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (TIẾP THEO)
        MỘT SỐ NỘI DUNG TÓM TẮT VỀ DỊCH LÝ 6 HÀO
        1. DỤNG THẦN
        PHỤ MẪU
        Nhà cửa là rường cột.
        Lục thân là Cha mẹ.
        Thê tài là người ngoài (Bố mẹ chồng)
        Tử tôn là sát kị.
        Cầu hôn là mối lái.
        Bản thân là Tổ tiên
        Sĩ quan là tuyên lệnh
        Cầu quan là giấy tờ trợ giúp.
        Kiện tụng là đơn từ
        Giao dịch là khế ước
        Đi xa là thư tín
        Buôn bán là phương hướng
        Cầu mưu là đầu mối
        Xuất trận là Tướng hoặc là cờ.

        THÊ TÀI
        Nhà cửa là nhà bếp., bếp núc.
        Bản thân là nội trợ.
        Buôn bán là hàng hóa.
        Hôn nhân là tư trang.
        Sĩ quan là lộc tặng
        Cầu tài là Tài hưng
        Phụ mẫu là sát kị
        Vợ là Dụng thần
        Kho tàng là lương thực
        Kiện tụng là phát sinh
        Trộm cướp là tàng trữ
        Đi thuyền là chuyên chở
        Xuất trận là Trọng xa.

        HUYNH ĐỆ
        Nhà cửa là cửa ngõ
        Bản thân là tai nạn
        Đi xa là bạn đường
        Buôn bán là bất lợi
        Mưu sự là cạnh tranh
        Vợ là sát kị.
        Huynh đệ là hào Dụng
        Tử tôn là trợ giúp
        Cầu tài là kiếp tài
        Mất mát là trắc trở không tìm thấy
        Mở cửa hàng là người nắm quyền.

        TỬ TÔN
        Nhà cửa là nhà phụ
        Bản thân là bình yên
        Cất nhắc , đề bạt là đơn thư
        Buôn bán là đi chợ
        Hôn nhân là khắc chồng
        Vợ là nội trợ
        Người đi xa là tùy tùng
        Bệnh tật là bác sĩ
        Mưu vượng là kết quả
        Trộm cướp là bắt người
        Ra trận là người lính
        Kiện tụng là hòa giải
        Tử tôn là Dụng thần
        Đi thuyền là ở sâu dưới nước.

        QUAN QUỶ
        Nhà cửa là Dinh thự
        Bản thân là trở ngại
        Hôn nhân là mối lái
        Sĩ quan là quan chức
        Bệnh tật là bệnh khác thường
        Kiện tụng là giặc cướp
        Ra trận là địch thủ
        Quan là Dụng thần
        Huynh đệ là sát kị
        Đi thuyền là cột buồm, hay mái chèo.
        Trên đây chỉ rõ cách chọn dụng thần, và tác dụng qua lại, sinh khắc của 5 hào: Quan > Phụ > Huynh đệ > Tôn > Tài, và đương nhiên Tài lại sinh Quan. Từ đó vận dụng được tốt trong khi dự đoán một việc cụ thể nào đó.

        2. LỤC THÂN PHÁT ĐỘNG
        Phụ mẫu là hào khắc Tử tôn, nếu phát động thì Tử tôn thêm xấu.
        Đoán hôn nhân, con cái đều không lợi.
        Đoán buốn bán thì lao tâm
        Đoán đi xa là thư tín
        Đoán về cáo trạng là có lý
        Đoán thi cử là có lợi.
        Hào Tử tôn
        Khắc việc cầu Quan, cầu Danh.
        Hào Tử tôn lợi về gặp thầy gặp thuốc.
        Xuất hành buốn bán thì bình yên
        Sinh đẻ thì dễ nuôi, kiện tụng dễ hòa giải
        Nữ thì không lợi đường chồng

        Hào Quan quỷ
        Hào Khắc Huynh đệ, động thì anh em khó tồn tại
        Không lợi cho cầu hôn, bệnh tật, cày cấy thu hoạch.
        Đi ra ngoài dể gặp tai họa.
        Làm quan dễ bị mất chức, tù tội.
        Buôn bán thì lời
        Mất của khó tìm thấy
        Hay phát sinh những việc mờ ám.

        Hào Thê Tài
        Khắc Phụ mẫu, văn thư
        Ứng cử cầu danh, gặp phát động thì không đạt được.
        Kinh doanh cầu Tài thì đại cát.
        Lợi về hôn nhân, sinh đẻ.
        Đi xa mà Thân độngh, là đi chưa ra khỏi nhà đã mất của.
        Bệnh tật là bệnh tỳ vị.

        Hào Huynh đệ
        Là thần kiếp tài, khắc thê.
        Sự cứu giúp cầu hôn có lợi.
        Bệnh tật, huynh đệ động thì khó khỏi
        Ứng cử, cất nắc là không có lợi.

        3. LỤC THÂN BIẾN HÓA
        • PHỤ MẪU PHÁT ĐỘNG HÓA PHỤ MẪU
        Hoặc hóa Tiến thần, thì có lợi về văn thư;
        hóa Tử tôn thì không hại gì
        Hóa Quan quỷ thì sự cất nắc bị thay đổi
        Hóa Tài thì có nỗi lo cho bậc cao tuổi bề trên.
        • TỬ TÔN ĐỘNG
        Hóa thoái thần Là bị xì hơi, nhân tài không cân xứng.
        Hóa Phụ mẫu thì Điền sản tan nát.
        Hóa Thê tài thì vinh quang bội phần.
        • QUAN QUỶ ĐỘNG
        Hóa tiến thần thì có lộc đến. Cầu Quan nhanh.
        Hóa Thê tài , nếu đoán bệnh tật thì xấu
        Hóa Phụ mẫu thì tiền đồ văn thư tốt.
        Hóa Tử tôn, thì có hại cho việc cầu Quan.
        Hóa Huynh đệ thì gia đình không hòa thuận.

        • THÊ TÀI ĐỘNG
        Hóa tiến thần thì của cải càng tăng.
        Hóa Quan quỷ thì có nhiều điều lo lắng.
        Hóa Tử tôn thì có nhiều niềm vui.
        Hóa Phụ mẫu thì không lợi cho gia trưởng.
        Hóa Huynh đệ thì phá tài, mất của.

        • HUYNH ĐỆ ĐỘNG
        Hóa thoái thần thì không kị.
        Hóa Phụ mẫu thì vợ bị coi rẻ.
        Hóa Thê tài thì của cải không mãn nguyện.
        Hóa Quan quỷ thì anh em có hại.
        Hóa Tử tôn thì mọi việc như ý.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (23-10-15),huyducit (04-12-15),tuhuong (30-11-15)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (TIẾP THEO)
        4. DỤNG THẦN
        Hào Dụng thần phát động ở trong cung (1), thì dù gặp hưu tù vẫn không xấu. Nếu được sinh phù kiêm vượng tướng thì mọi việc hanh thông.
        Hào Dụng thần “tuần không” mà phát động,hay gặp xung (tại Nhật thần, Nguyệt kiến) thì không gọi là “Không” nữa. Tĩnh mà gặp khắc mới là hại;
        Kị thần mà gặp khắc thì tốt.
        Dụng Thần và Nguyên thần không nên “Không”
        XUÂN hào Thổ; Hạ hào Kim; THU hào Mộc; ĐÔNG hào Hỏa là Chân không.
        Tuần không cũng là Tượng của chân không.
        Dụng Thần hóa cát:
        Dụng thần động mà hóa sinh trở lại, hóa trường sinh, hóa đế vượng, hóa ngang hòa, hóa Nhật, Nguyệt, đều gọi là hóa cát.

        Chú thích (1): Dụng thần là Tị, (Ngọ) hỏa mà ở trong quẻ LY (hỏa) , Chấn, Tốn (Mộc) là không xấu, vì đã có Quẻ là đại tượng sinh, phù cho Dụng thần.

        5. NGUYÊN THẦN, KỴ THẦN, CỪU THẦN
        Như Dụng thần là Thổ.
        Nguyên thần là Hào sinh trợ dụng thần (Hỏa)
        Kị thần là Hào khắc Dụng thần (Mộc)
        Cừu thần là Hào khắc Nguyên thần (Thủy)
        Có 5 trường hợp, Nguyên thần sinh trợ được Dụng thần:
        • Nguyên thần được vượng tướng, hoặc gặp Nhật Thần, Nguyệt kiến, hoặc được nhật thần, nguyệt kiến, hào động sinh vượng, trợ giúp..
        • Nguyên thần Động mà hóa tiến thần, hoặc hóa sinh trở lại.
        • Nguyên thần gặp trường sinh, đế vượng tại Nhật thần.
        • Nguyên thần và Kị thần đều Động.
        • Nguyên thần vượng, động nhưng gặp tuần không, hóa tuần không.
        Có 6 trường hợp, Nguyên thần Không sinh được Dụng thần.
        • Nguyên thần hưu tù, lại gặp Tuyệt địa.
        • Nguyên thần hưu tù, lại gặp tuần không, nguyệt phá.
        • Nguyên thần hưu tù, không động. Hoặc động mà biến thành tuyệt, thành khắc
        • Nguyên thần động mà hóa Thoái.
        • Nguyên thần động, mà hóa phá, hóa tán.
        • Nguyên thần lâm tam mộ.
        6. KỊ THẦN
        Kị thần khắc hại Dụng thần:
        • Kị thần vượng tướng, lâm Nguyệt kiến, Nhật thần
        • Kị thân vượng động, lâm không hóa không
        • Kị thần động, mà lâm Nhật, Nguyệt sinh phù
        • Kị thần động mà hóa inh trở lại, hóa tiến thần.
        • Kị thần lâm đất trường sinh đế vượng.

        Kị thần tuy động, nhưng không khắc hại được Dụng thần
        • Kị thần hưu tù, lại tuyệt
        • Kị động mà hóa thoái
        • Kị hưu tù, lại bị nguyệt kiến, Nhật thần khắc.
        • Kị động mà hóa thành phá, tán.
        • Kị thần tĩnh, mà lâm không, phá
        • Kị thần động mà nhập mộ.
        • ( Lưu ý: 6 trường hợp trên tuy gặp Kị thần mà không hại, do kị thần không đủ lực để khắc Dụng thần. Nhưng qua thời điểm đó, kị thần vượng lên thì lại xấu.)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (23-10-15),huyducit (04-12-15),tuhuong (30-11-15)

      7. #14
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (TIẾP THE)
        1. TIẾN THẦN, THOÁI THẦN
        Tiến thần:
        Dần> Mão; Tị > Ngọ; Thân > Dậu; Hợi > Tý;
        Sử > Thìn, Thìn > Mùi, Mùi > Tuất, Tuất > Sửu.
        Thoái thần (Là ngược lại)
        Mão > Dần, Ngọ > Tị; Dậu > Thân; Tý > Hợi.
        Thìn > Sửu; Sửu > Tuất; Tuất > Mùi; Mùi > Thìn.

        Dã hạc nói: Phép của Tiến thần có 4:
        • Động vượng tướng, mà hóa vượng, thừa thế mà tiến.
        • Động, hưu tù mà hóa hưu tù, chờ thời mà hóa.
        • Hào động, hoăc hào biến có 1 hào trực hưu tù và chờ vượng tướng mà tiến.
        • Động vượng tướng, mà hóa vượng tướng, hoặc có hào động, nhật, nguyệt sinh phù, thì khi đoán việc gần được thời cơ thì không thoái (Là thuộc trường hợp thứ 1)
        • Động hưu tù mà hóa hưu tù biến thành thoái (Thuộc trường hợp thứ 2)
        • Hào động hoặc hào biến, có 1 hào vượng tướng, chờ đến lúc hưu mà thoái, (Là trường hợp thứ 3)
        • Hào động hoặc hào biến có 1 hào gặp tuần không, chờ cho đến lúc xuất không mà thoái, đó là trường hợp thứ 4.


        2. PHI THẦN, PHỤC THẦN
        • Phục thần đến khắc Phi thần, xuất bạo, điềm xấu đến nhanh.
        • Phục thần đi khỏi mới sinh Phi thần, gọi là xì hơi xẹp xuống, tức là tượng của sự hao tổn.
        Có 6 trường hợp Phục thần dùng được
        • Phục thần được Nhật, Nguyệt sinh.
        • Phục thần vượng tướng.
        • Phục thần được Phi thần sinh
        • Phục thần được hào Động sinh
        • Phục thần được Hào động, Nhật, Nguyệt xung khắc phi thần.
        • Phục thần gặp được Phi thần: Không, phá, hưu tù, mộ, tuyệt.

        Có 5 trường hợp không nên mượn Dụng thần.
        • Phục thần hưu tù vô khí.
        • Phục thần bị Nguyệt xung khắc
        • Phục thần bị Phi thần vượng tướng khắc hại
        • Phục thần bị mộ tuyệt tại Nhật, Nguyệt, Phi thần.
        • Phục thần hưu tù lại trực tuần không.
        Phi thần, Phục thần sinh khắc cát hung
        • Phục thần đến khắc Phi thần là xuất bạo
        • Phi thần khắc Phục thần là khắc ngược trở lại mình (*)
        • Phục thần sinh Phi thần là xì hơi.
        • Phi thần sinh phục thần là được trường sinh.
        • Hào gặp Phục thần khắc thì vô sự
        Hào Dụng thấy Phi thần làm tổn thương Phục thần thì quẻ không yên(*)
        Phi thần và Phục thần không hòa nhau là không có sự cứu trợ.
        Phục thần tiềm ẩn không xuất hiện thì phải xem rõ nguyên nhân.
        NGŨ HÀNH SINH KHẮC
        1. NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC CỦA HÀO
        Theo Nguyên tắc Sinh – Khắc.

        2. LỤC HỢP, LỤC XUNG CỦA HÀO
        Phương pháp lục hợp
        Hào hợp với Nhật, Nguyệt
        Hào tĩnh, hào động, hợp với nhật, Nguyệt là hào hưu tù được vượng tướng.
        Hào hợp với Hào
        Sự hợp như thế là tốt.Hào động hóa hợp là hóa sinh phù
        Ví dụ: Đoán được quẻ Phủ, Hào Thế và hào ứng đều động là Mão hợp với Tuất, nếu có 1 hào không động, thì không thể gọi là hợp được
        Hào động hóa hợp
        Hào động hợp với hào động, là động mà gặp hợp. hợp mà trói chặt vào nhau thì khó mà hành động.
        Ví dụ: Đoán được quẻ Cấu, hào Thế Sửu thổ động, hóa xuất Tý thủy là Tý hợp Sửu, là cái khác đến hợp mình.
        Quẻ gặp lục hợp
        Ví như đoán được quẻ Phủ, thì 6 hào quẻ nội và ngoại tương tự hợp với nhau.
        Quẻ lục xung biến thành lục hợp
        Quẻ lục xung biến thành lục hợp
        Là trước xung sau hợp.
        Ví dụ: Đoán được quẻ Kiền biến thành quẻ Thái, là quẻ lục xung biến thành lục hợp.
        Quẻ lục hợp biến thành lục hợp.
        Là trước tốt, sau lại càng tốt hơn.
        Như đoán được quẻ Hỏa Sơn Lữ biến thành quẻ Sơn Hỏa Bôn.
        Quẻ được hợp là cát.
        Đoán cầu danh sẽ thành danh
        Đoán cầu hôn sẽ thành hôn
        Đoán nhà cửa là hưng vượng
        Đoán phong thủy sẽ tốt.
        Đoán cầu mưu sẽ thành
        Nhưng đòi hỏi Dụng thần phải có khí, nếu dụng thần vô khí, hưu tù, tử mộ thì vô ích.
        Sách xưa đã nêu:
        Nếu đoán được Tam hợp, lục hợp thì mọi việc sẽ lâu dài, có trước có sau.
        Nếu việc hung gặp tam hợp, lục hợp sẽ không kết quả, như đoán xuất hành mà được quẻ lục hợp thì sẽ khó xuất hành tốt được.
        Chú ý:
        Tham hợp quên khắc:
        Kỵ thần hóa xuất tương hợp với hào, gọi là Tham hợp quên khắc.
        Lúc nào thì khắc ?
        Lúc nào đến thời gian (Năm, tháng, ngày) xuất hiện xung với hào tương hợp, thì Kị thần sẽ khắc hại Dụng thần
        Nguyên thần hóa xuất tương hợp, không sinh Dụng thần, gọi là Tham hợp quên sinh.
        Lúc nào thì sinh ?
        Lúc nào đến thời gian (Năm, tháng, ngày) xuất hiện xung với hào tương hợp, thì Nguyên thần không có hào để hợp nữa, lúc đó mới sinh cho Dụng thần.

        3. LỤC XUNG CỦA HÀO
        Lục xung của hào như Háo Tý và Ngọ tương xung, v v
        Lục xung của quẻ: Gồm 8 Quẻ Thuần, và Thiên Lôi Vô Vọng; Lôi Thiên Đại Tráng; (Gồm 10 quẻ)
        Những quẻ tương xung có 6 loại sau
        • Nhật Nguyệt xung hào
        • Gặp quẻ lục xung
        • Quẻ lục hợp biến thành quẻ lục xung
        • Quẻ lục xung biến thành quẻ lục hợp
        • Hào động biến thành hào xung
        • Hào xung với hào
        Hào xung có 5 loại sau
        • Hào gặp Nguyệt xung là nguyệt phá.
        • Hào vượng tướng, gặp Nhật xung là ám động
        • Hào hưu tù, gặp Nhât xung là Nhật phá.
        • Hào động hóa xung trở lại như cừu địch
        • Hào xung với hào là xung kích lẫn nhau.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (23-10-15),tuhuong (30-11-15)

      9. #15
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        1. SINH KHẮC XUNG HỢP CỦA HÀO
        Nếu tự đoán cát hung, lấy hào Thế Tuất thổ làm dụng thần.
        Hào Thế Tuất thổ là bản thân mình, nên vượng tướng. Sợ nhất là hưu tù còn bị xung khắc.
        1. Nguyệt kiến có thể xung, khắc, sinh, hợp hào Thế.
        a- Nếu ở tháng Dần Mão, thì bị Dần Mão mộc khắc, làm cho Thuất thổ bị tổn thương.
        b- Nếu ở tháng Thìn thổ, thì bị Thìn thổ xung Tuất thổ, gọi là Nguyệt phá, trăm thứ không có lợi gì.
        c- Nếu ở tháng Tị Ngọ hỏa, thì có thể sinh cho Tuất thổ, nên gọi là hỏa vượng thổ tướng, hào Thế vượng tướng thì mọi việc sẽ hanh thông, thuận lợi.
        D - Nếu ở tháng Sửu, Mùi, hai thổ này sẽ cùng vượng tướng hỗ trợ lẫn nhau, điều đó là tốt.
        d- Nếu ở tháng Tuất, gọi là lâm Nguyệt kiến, đó là vượng tứng, tốt.
        F - Nếu ở tháng Thân, Dậu, Hợi, Tý, Tuất thổ bị xì hơi, rơi vào hưu tù vô lực.
        2. Nhật Thần có thể sinh, khắc, xung, hợp hào Thế.
        a. Nếu ở ngày Dần Mão, thì mộc của Dần Mão có thể khắc Tuất thổ, nên gọi là hào Thế bị tổn thương. Không lợi.
        b. Nếu ở ngày Thìn thổ, thì Thìn thổ xung Tuất thổ, gọi là ám động.
        c. Nếu ở ngày Mùi, Sửu, gặp thổ mà giúp đỡ thì Tuất thổ cũng được phù trợ.
        d. Nếu ở ngày Tị Ngọ hỏa, Tuất thổ được sinh, nên là tốt.
        e. Nếu ở ngày Tuất, Tuất thổ lâm lệnh nhật kiến, nên được quyền, rất tốt.
        f. Nếu ở ngày Thân, Dậu, Hợi, Tý, Tuất thổ sẽ bị xì hơi.
        3. Hào động trong quẻ có thể sinh, khắc, xung hợp.
        a- Hào Thế Tuất thổ, gặp hào hai Dần mộc phát động, có thể khắc Tuất thổ
        b- Hào 4 Ngọ hỏa có thể phát động sinh thành Tuất thổ
        c- Hào 3 Thìn thổ phát động có thể xung Tuất thổ
        d- Đó gọi là có thể sinh khắc xung hợp Dụng thần
        4- Hào Thế phát động, có thể biến thành hào sinh, khắc, xung trở lại.
        a- Biến ra Ngọ hỏa gọi là biến sinh trở lại Thế.
        b- Biến ra Dần mộc, gọi là biến ra trở lại khắc Thế.
        c- Biến ra Thìn thổ, là biến ra xung lại Thế.
        d- Biến ra Mão mộc gọi là hợp Thế.
        Nếu được cả 4 chỗ đều hợp Dụng thần thì mọi việc đều tốt.
        3 Chỗ tương sinh, 1 khắc cũng tốt.
        2 Sinh, 2 khắc thì phải xét Nguyên thần vượng hay suy:
        Nguyên thần vượng, thì đoán tốt; Kị thần mà vượng thì đoán là xấu.
        3 tương khắc, 1 sinh: Nhưng chỗ tương sinh, có 1 hào vượng tướng, thì đoán là trong khắc gặp sinh (Trong nguy có cứu)
        4 Chỗ tương khắc thì vô cùng xấu.

        2. TAM HỢP HÓA CỤC CỦA HÀO
        Hóa cục là các Địa chi trong quẻ tương hợp với nhau, hoặc các hào trong quẻ hợp với Nhật thần, Nguyệt kiến.
        Quy tắc của hợp cục phải đầy đủ 3 chữ.
        Nhiều 1 chữ, hoặc ít 1 chữ không thể hợp thành cục.
        Ít 1 chữ thì phải chờ cho hào trong quẻ biến ra, hoặc hào lâm Nhật, Nguyệt kiến mới có thể hợp cục. Gọi là cục hư ảo, chờ để dùng sau.
        Nhiều 1 chữ cũng không thể thành cục.

        Ví dụ: Hợi mão mùi, mà có 2 chữ Mão, là nhiều 1 chữ. Tất cả phải chờ hào động, hoặc Nhật, Nguyệt lâm Tuất thổ, Tuất hợp với Mão, tức là hợp mất 1 chữ Mão, lúc đó Cục Mộc Hợi Mão Mùi mới thành cục.
        Trong cục có 1 chữ tuần không, phải chờ đến ngày điền đầy (Xuất không) mới thành cục.
        Trong cục có 1 hào nhập mộ, phải chờ đến ngày xung mất mộ mới thành cục.
        Tóm lại phải đầy đủ 3 chữ mới thành cục.

        Tam hợp cục có cát có hung, tùy việc cụ thể để vận dụng đúng nguyên lý:
        Hợp cục sinh hào Thế là lợi cho mình, hợp hào ứng là lợi cho người.
        Tử tôn cục là tốt cho cầu Tài, nhưng lại xấu cho cầu Quan
        Hunh đệ cục là Kiếp tài, mất của.
        Đoán Mồ mả, nhà cửa, Phụ mẫu cục là tốt.
        Đoán Hôn nhân, Tài quan mà hợp cục là tốt.
        Đoán đi xa: Dụng thần hợp cục là đi không trở về
        Đoán xuất hành mà hợp cục là chưa xuất hành được
        Đoán Kiện tụng hợp cục là xấu
        Đoán Lo lắng mà hợp cục là xấu
        Cho nên nói rằng Tam hợp cục có cát có hung.

        3. TAM HÌNH CỦA HÀO
        Tý hình phạt Mão do vô lễ.
        Tị - Thân – Dần do Quyền thế.
        Sửu – Mui – Tuất do vô ơn
        Thìn – Ngọ - Dậu – Hợi là tự hình.
        Tướng Hình là hình phạt chủ về xấu, vừa chủ về bị thương, bệnh tật, hoặc tai nạn lao tù.
        Phàm đoán khi Dụng thần bị hình phạt, nên khuyên phải tôn trọng pháp luật, làm việc cẩn thận, mới mong tránh được hình phạt.
        Tướng hình không những do hào và quẻ động biến thành, mà còn hào quẻ với Nhật, Nguyệt cũng có thể tạo thành hình phat. Tam hình cũng như thế.
        Tam hình tuy chủ về việc xấu, nhưng cũng có sự khác biệt về Tham hợp vong hình, hoặc Tham sinh vong hình.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (23-10-15),tuhuong (30-11-15)

      11. #16
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        ĐỘNG BIẾN
        1. SINH KHẮC CỦA QUẺ BIẾN
        Trong bát quái có: Biến sinh, biến khắc, biến tuyệt, biến mộ và biến ngang hòa.
        Quẻ đại tượng tốt là càng thêm tốt.
        Quẻ đại tượng xấu là xấu hoặc gặp tai ương.
        Quẻ mà khắc ít, sinh nhiều là cát; Khắc nhiều sinh ít là quẻ tượng đại hung.
        Đại tượng hung thì trong tháng có thể chưa can gì, nhưng ra khỏi tháng đó là gặp nạn. Nếu hóa khắc trở lại thì nạn càng to.
        Quẻ hóa khắc trở lại thì bất luận Dụng thần vượng hay suy đều Hung cả.
        Như quẻ “Chấn” biến thành “Kiền”
        Còn: “Tốn” biến thành “Khảm” là biến sinh trở lại, tượng cát.

        2. SINH KHẮC CỦA ĐỘNG TĨNH
        Hào tĩnh nhưng vượng tướng, như người cường tráng có sức khỏe, có thể thắng được người ốm yếu ( hào hưu tù)
        Hào động có thể khắc được hào tĩnh, Còn hào tĩnh dù có vượng tướng cũng không thể khắc được hào hưu tù nhưng động.
        3. SINH KHẮC, XUNG HỢP CỦA ĐỘNG BIẾN
        Phàm quẻ có hào động thì biến.
        Hào được biến ra sẽ xung, khắc, sinh, hợp với hào động ban đầu, không thể khắc các hào khác.
        Những hào khác và hào động ban đầu, không thể sinh khắc hào vừa biên ra.
        4. ÁM ĐỘNG
        Hào tĩnh vượng tướng, Nhật thần xung là ám động
        Hào tĩnh hưu tù Nhật thần xung là Nhật phá.
        Ám động thì có thể có tin vui, hoặc có điều kiệng kị.
        Kỵ thần và Nguyên thần cùng động (ám động cũng là động), sinh nguyên thần là tin vui
        Dụng thần hưu tù, được Nguyên thần ám động tương sinh cũng là tin vui.
        Dụng thần hưu tù, không có sự giúp đỡ, lại bị kị thần ám động khắc , đó là hung, là xấu.
        5. ĐỘC PHÁT, ĐỘC THĨNH
        Trong quẻ nếu chi có 1 hào động, gọi là Độc phát, 5 hào động gọi là Độc tĩnh.
        Nếu có 1 hào minh động, 1 hào ám động cũng gọi là Độc phát.
        Độc phát, hay độc tĩnh chẳng qua là dùng để đoán sự việc thành hay bại ứng một cách nhanh chóng hay chậm rãi
        Còn muốn biết cát hung phải xem Dụng thần.

        SINH VƯỢNG TỨ THỜI
        Nếu hào dụng thần thuộc mộc
        Lâm tháng Hợi, hoặc ngày Hợi là dụng thần được trường sinh
        Lâm Mão là được Đế vượng.
        Lâm Mùi là Nhập Mộ.
        Lâm Thân là gặp Tuyệt địa.

        Hào dụng thần động, xuất thành hào
        Hợi là gặp Trường sinh
        Mão là gặp Đế vượng
        Mùi là nhập Mộ
        Thân là biến tuyệt địa.
        Những cái khác cũng hiểu tượng tự.
        Kim tuy trường sinh tại Tị, nhưng đòi hỏi hào Kim phải vượng tướng, hoặc Nhật, Nguyệt, Hào động sinh phù.
        Hào Kim gặp ngày Tị, hoặc trong quẻ hào Kim động biến xuất Tị hỏa đều gọi là Kim Trường sinh.
        Nếu hào Kim hưu tù vô khí,lại gặp Tị Ngọ hỏa thì vẫn gọi là khắc, chứ không gọi là sinh.
        Kim tuy Mộ tại Sửu, nếu được Sửu thổ xung mất Sửu thổ, hoặc trong quẻ có nhiều Thổ sinh kim thì gọi là sinh, không gọi là khắc.
        Hào Thổ tuyệt ở Tị, tất nhiên hưu tù vô khí là tuyệt.
        Nếu được hào Thổ vượng tướng, hoặc Nhật, Nguyệt, Hào động sinh phù, lại gặp Tị hỏa thì gọi là sinh, không gọi là Tuyệt.
        Tị hỏa trường sinh tại Dần, nhưng Nhật, Nguyệt, Hào động và Hào mà nó biến ra lại gặp Thân, thì gọi là Tam hình, không gọi là sinh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (23-10-15)

      13. #17
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        1. NHẬP MỘ
        Quẻ cũng có mộ, hào cũng có mộ. Kị nhất là hào Thế, Dụng thần cùng với hào Quan quỷ nhập Nhật mộ, nhập động mộ, hoặc động hóa mộ.
        Cùng với hào quan quỷ nhập mộ, có nghĩa là Quan quỷ trì Thế và đã nhập mộ.
        Nếu đoán bệnh tật hay những việc hung dữ mà hào Dụng thần là Quan quỷ trì Thế nhập mộ, thì biết ngay được cát hung, tai họa.
        Nếu hào Thế, dụng thần hưu tù vô khí mà bị khắc nhập mộ thì quẻ xấu đến ngay.
        Còn nếu hào thế dụng thần vượng tướng, lại còn có sinh phù, tức là có cứu.
        Hào Dụng thần vượng tướng, hào mộ trực không phá, thì phải chờ cho đến năm, tháng, ngày hào mộ được điền đầy mới ứng điều cát
        Hào Dụng thần hưu tù, hào mộ trực không phá, thì phải chờ cho đến năm, tháng, ngày hào mộ được điền đầy mới ứng điều xấu.
        Đoán cầu Tài, Dụng thần gặp mộ, chờ đến năm tháng, ngày xung mộ mới thành
        Đoán hôn nhân, Dụng thần hào Thế, vượng đắc đị, lại được hào Tài có khí mà sinh Thế, hợp Thế, thì phải chờ đến ngày, tháng xung ra khỏi mộ, hôn nhân mới thành.
        Đoán cầu danh, cầu Quan, hào Thế vượng tướng, chờ đến tháng, hay năm xung khai khỏi mộ mới thành danh, thành quan.
        Đoán về bệnh, hào Thế vượng tướng, chờ đến ngày hào Thế xung khỏi mộ là bệnh khỏi
        Đoán về Quan họa, lao dịch, hào Thế vượng tướng là có thể qua được. Hào Thế hưu tù vô khí, không phá thì sẽ bị tròng ách vào cổ
        Tóm lại: Nếu gặp quẻ Dụng thần và hào Thế vượng thì chờ xung ra khỏi mộ là sẽ cát ngay.
        Nếu hào Thế và Dụng thần hưu tù vô khí, không phá, đến khi xung khai khỏi mộ là họa ập đến ngay.
        2. QUYỀN CỦA NGUYỆT KIẾN.
        Nguyệt kiến là lệnh của tháng, chủ trì lệnh của tam tuần. Một tháng có 30 ngày, nó quyết định ý chính của mọi quẻ. Kiểm soát sự thiện ác của 6 hào, theo đúng quyền sinh sát.
        Nguyệt kiến có thể trợ giúp các hào suy nhược, hoặc làm yếu các hào, chế phục sự động biến của hào, phù trợ phi thần, phục thần.
        Nguyệt kiến nắm quyền chủ soái, giúp hào suy nhược hoặc sinh hợp với hào để biến suy thành vượng.
        Sự vượng của nguyệt kiến có thể khắc những cái xung, hoặc hình phạt những cái phá.
        Nguyệt kiến cũng có thể chế phục hào biến, hào động, khắc chế hào tĩnh
        Đối với những quẻ có ẩn chứa phi thần, phục thần, nguyệt kiến có thể xung khắc phi thần, trợ giúp phục thần làm cho quẻ tốt hơn
        Nguyệt kiến hợp với hào thì tốt, xung với hào là hào vô dụng.
        Quẻ không có dụng thần, có thể lấy nguyệt kiến làm dụng thần, không cần tìm mượn phục thần
        Nguyệt kiến nhập quẻ làm nguyên thần là phúc càng to. Động làm kị thần là xấu càng thêm xấu.
        Nguyệt kiến không nhập quẻ thì ứng chậm, ứng quẻ thì ứng nhanh.
        3. QUYỀN CỦA NGUYỆT PHÁ.
        DỤNG THẦN LÂM NGUYỆT PHÁ LÀ ĐIỀM RỦI RO
        Quẻ có Dụng thần, nhưng bị nguyệt phá thì có cũng như không.
        Phục thần gặp nguyệt phá thì cũng vô dụng
        Hào được Nhật thần sinh, nhưng gặp nguyệt phá thì cũng không sinh được.
        Quẻ có hào động làm kị thần, nhưng bị nguyệt phá thì cũng không thể khắc hại được dụng thần.
        Quẻ có hào động biến hồi đầu khắc hào gốc, nhưng bị nguyệt phá thì cũng không khắc được hào gốc.
        Cần chú ý: Trong tháng là đang bị phá, nhưng ra khỏi tháng thì không bị phá nữa. Hoặc đến ngày phùng hợp cũng không bị phá nữa.
        Sự ứng nghiệm gần thì ngày tháng, xa thì tính năm.
        4. QUYỀN CỦA NHẬT KIẾN
        Một tháng có 30 ngày, Địa chi là chủ của một ngày, là tiêu chí cụ thể, ngũ hành sinh vượng mộ tuyệt của 6 hào trong quẻ, là căn cứ quan trọng để dự đoán thành bại của sự việc.
        Nguyệt kiến nắm quyền của tam tuần, nhưng lại chia ra Xuân Hạ Thu Đông có sự khác nhau của sinh vượng mộ tuyệt của 4 mùa.
        Nhật kiến thì tứ thời đều vượng, nhật kiến là chúa tể của 6 hào, là lệnh của 1 ngày, nắm quyền sinh sát của ngày đó. Nó ngang quyền, ngang công với nguyệt kiến.
        Dụng thần của 1 quẻ mà được nhật kiến sinh, được hào động sinh, hoặc được hợp, thì dụng thần đã vượng lại càng vượng.
        Nếu dụng thần hưu tù, mà được nhật kiến sinh thì giống như mầm non bị hạn lâu ngày được gặp trời mưa, biến sự nguy khốn thành vô hại.
        Nhật kiến sinh trợ nguyên thần, thì mọi việc càng thêm trôi chảy.
        Dụng thần bị nhật kiến khắc, nhật kiến xung, nhật kiến hình hại là điềm không lợi.
        Dụng thần vượng mà được nguyệt kiến sinh còn có thể đối địch được, còn dụng thần suy nhược thì như đã tuyết còn thêm sượng vậy.
        Nhật thần xung hào vượng tướng là ám động, thì càng mạnh thê.
        Hào tĩnh, hưu tù lại gặp Nhật thần xung là Nhật phá, trở thành hào vô dụng.
        Hào gặp tuần không lại gặp thêm nhật kiến xung thì trở nên có ích. Trường hợp như thế gọi là xung mất cái không để trở thành cái thực.
        Hào gặp hợp, bị nhật kiến xung gọi là chỗ hợp bị xung. Hung thần chỗ hợp, mừng được gặp xung, còn cát thần chỗ hợp không nên gặp xung.
        Tóm lại:
        Hào hưu tù suy nhược mà gặp lệnh của nhật kiến, thì có thể được sinh, được hợp, được phù, được ngang hòa.
        Hào vượng mà gặp nhật kiến thì có thể khắc, xung, hình phạt các hào khác .
        Hào gặp nguyệt kiến, nếu bị nhật xung thì không ly tán, gặp khắc không bị hại.
        Hào gặp nhật kiến thì :
        Nguyệt xung cũng không bị phá,
        Nguyệt khắc không bị tổn thương,
        Nếu bị hào động khắc cũng không bị hại.
        Nếu bị hóa khắc trở lại cũng không bị họa.
        Nhưng phải chú ý: Nguyệt sinh , Nhật khắc thì phải xem kỹ mức độ xung khắc và phải xem còn có hào khắc dụng thần nữa hay không ?.
        Nếu Nguyệt sinh, Nhật khắc thì cần xem còn có hào động nào sinh phù dụng thần không ?.
        Quyền của Nguyệt kiến là không thể xung tan.
        Nguyệt khắc, Nhật sinh mà còn gặp được sự phù trợ thì càng thêm vượng.
        Nguyệt sinh, nhật khắc mà còn gặp phải sự khắc hại thì nguy.
        5. TUẦN KHÔNG
        Thánh Dã Hạc bàn về Tuần không:
        Vượng không phải là không.
        Động không phải là không.
        Có nhật kiến, hào động sinh phù không phải là không.
        Động mà hóa không, không phải là không.
        Phục mà vượng tướng, không phải là không.
        Chỉ có Nguyệt phá là không,
        Có khí mà không động là không,
        Phục mà bị khắc là không,
        Chân không (Xuân hào thổ, hạ hào kim, Thu hào mộc, đông hào hỏa) là không
        Ngày tuần không, chân không thì không phải là không.
        PHẢN NGÂM, PHỤC NGÂM, DU HỒN, QUY HỒN
        1. PHẢN NGÂM CỦA HÀO, CỦA CÁC QUẺ
        Phản ngâm của quẻ:
        Kiền và Tốn
        Khảm và Ly
        Chấn và Đoài
        Khôn và Cấn
        Phản ngâm của hào:
        Tý và Ngọ
        Sửu và Mùi
        Dần và Thân
        Mão và Dậu
        Thìn và Tuất
        Tị và Hợi.
        Phản ngâm của hào khác với phản ngâm của quẻ ở chỗ:
        Quẻ biến phản ngâm là quẻ biến tương khắc, như Kiền biến Tốn là kim khắc mộc, còn 6 hào trong quẻ không nhất định phải tương khắc.
        Phản ngâm của hào tức là Quẻ và Hào đồng thời biến thành tương xung, tương khắc.
        Ví dụ Khôn biến Tốn, “Phong Địa Quan” biến thành “Địa Phong Thăng”, v v
        Phản ngâm còn chia ra quẻ Nội phản ngâm, hay quẻ ngoại phản ngâm.
        Khi gặp Hào và Quẻ phản ngâm, đó là điềm Nội, hay Ngoại không yên.
        Khi gặp quẻ phản ngâm thì mọi việc đều không thuận, Nếu có dụng thần hóa khắc trở lại, thì quẻ trở thành khắc, nên là xấu.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (23-10-15),tuhuong (30-11-15)

      15. #18
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        2. PHỤC NGÂM CỦA HÀO,CỦA QUẺ
        3. DU HỒN, QUY HỒN.
        Hai mục này các bạn tự đọc nhé !
        Sau đây đề nghị các vị cùng trao đổi về Dịch
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. #19
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Xin các tiền bối dùng lục hào giúp em một quẻ:

        Câu hỏi lúc 11h04, 24/10/2015 DL.
        Người hỏi: Nam sinh lúc 8h sáng, 11/7/1984.
        Nội dung: " làm gì để có tiền trả nợ ?"
        Trạng thái: người hỏi đang ngồi trong quán cafe, xung quanh có nhiều người.

        Cám Ơn.
        thay đổi nội dung bởi: Thientam, 24-10-15 lúc 12:12
        Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

      17. #20
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        515
        Cảm ơn
        58
        Được cảm ơn: 366 lần
        trong 169 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Thientam Xem bài gởi
        Xin các tiền bối dùng lục hào giúp em một quẻ:

        Câu hỏi lúc 11h04, 24/10/2015 DL.
        Người hỏi: Nam sinh lúc 8h sáng, 11/7/1984.
        Nội dung: " làm gì để có tiền trả nợ ?"
        Trạng thái: người hỏi đang ngồi trong quán cafe, xung quanh có nhiều người.

        Cám Ơn.
        Câu này thì Dã Hạc sống lại cũng ko trả lời được
        Bonghongvang

      Trang 2/11 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •