Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/4 đầuđầu 1234 cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 35
      1. #21
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        IV- Môn Nhân minh học ở Tây Tạng và Mông Cổ
        Trong khi ở Trung Hoa và Nhật, bộ luận Nhân minh cơ bản là cuốn Nhân minh nhập chánh lý luận (Nyãya ravesa) của Sankarasvamin, thì ở Tây Tạng các bộ luận Nhân minh cơ bản là hai cuốn Pramana vartika và Nyãya bindu, đều là của Dharmakĩrti. Đứng về văn liệu mà nói, thì ở Tây Tạng môn Nhân minh học Phật giáo được bảo tồn đầy đủ hơn cả. Giáo tài Nhân minh học ở học viện chúng ta cũng dùng cuốn Nyãya bindu của Dharmakĩrti, với sớ giải của Dharmottara làm một tư liệu cơ bản.

        V- Trình tự giảng môn Nhân minh học Phật giáo
        Như đã giới thiệu ở trên đây, chúng ta hiện có hai bộ luận về Nhân minh học Phật giáo : Một bộ luận có đầu đề Nhân minh nhập chánh lý luận của Ngài Sankarasvamin (Thương Yết La Chủ), Huyền Trang dịch. Và bộ Nyãya bindu (Một giọt Lôgic) do luận sư Dharmakĩrti (Pháp Xứng) soạn. Một bộ bằng chữ Hán, và có trong Đại Tạng, có bản dịch của Thầy Thiện Siêu, trong cuốn Lối vào Nhân minh học, một bộ luận bằng chữ Anh Nyãya bindu của Dharmakĩ rti do Viện sĩ Nga Stcherbatsky dịch từ tiếng Tây Tạng ra Anh ngữ, kèm theo có sớ giải của Luận sư Dharmottara (Pháp Thượng).

        Trình tự soạn hai bộ luận khác nhau: Bộ luận của Sankarasvamin bắt đầu bằng giải thích các thành tố của Tam đoạn luận ( syllogism- hay Tam chi tác pháp), nhằm mục đích ngộ tha . Trái lại bộ luận của Dharmakĩrti bắt đầu không phải bằng Tam đoạn luận mà bằng nhận thức luận, tức là lý luận về giá trị của nhận thức, rồi vào chương cuối cùng mới bàn về Tam đoạn luận hay Tam chi tác pháp. Trong giáo tài này, tôi theo trình tự của Dharmakĩrti, không phải là vì trình tự giảng của ngài Sankarasvamin không hay. Nhưng bởi vì tôi suy nghĩ, nếu bắt đầu giảng Tam chi tác pháp, chúng ta sẽ vướng mắc hai cái khó : một là chúng ta sẽ gặp nhiều, quá nhiều từ mới. Tất cả những từ ngữ mới đó sẽ được giải thích dần dần, nhưng việc tiếp xúc đột ngột và hàng loạt với những từ ngữ như vậy, ngay trong buổi đầu làm quen với môn Nhân minh học Phật giáo, sẽ rất dễ làm cho nhiều sinh viên ngã lòng. Cái khó thứ hai là chúng ta sẽ đụng chạm tới khá nhiều vấn đề triết học và luận lý học chưa quen thuộc. Như vậy, tôi đề nghị giảng theo trình tự cuốn sách Nyãya bindu của luận sư Dharmakĩrti, tức là bắt đầu với chủ đề nhận thức luận, môn học mà phương Tây gọi là Epistemology hay Theory of knowledge (Lý thuyết về nhận thức).

        Nhằm chứng minh điều tôi vừa nói, tôi chỉ cần đơn cử, câu sau đây trong phần mở đầu bộ luận cùa ngài Sankarasvamin, định nghĩa thế nào là tôn, tức là thành phần đầu tiên theo luận thức của Dignãga. Hai thành phần kia là nhân và dụ.
        “ Thử trung tôn giả. Vị cực thành hữu pháp, cực thành năng biệt, sai biệt tánh cố. Tùy tự lạc vi sở thành lập tánh, thị danh tôn vi. Như hữu thành lập, thanh thị vô thường.
        Đáng lẽ định nghĩa phải minh bạch rõ ràng , nhưng qua đọc và nghiên cứu một số bộ luận Phật giáo, tôi có cảm nhận rằng, các vị luận sư viết luận, đâu phải để chúng ta đọc, chẳng hạn một quyển sách triết học , các vị hình như viết luận là để cho những người đã từng nghe giảng rồi, ghi chép các lời giảng rồi, đọc luận là để nhớ những điểm chính và nhất là ghi nhớ những tư tưởng của luận sư mà người giảng bất quá chỉ là triển khai và giảng giải thêm mà thôi. Theo tôi suy nghĩ, văn phong luận sở dĩ khó hiểu là vì như vậy. Trong Đại Tạng, thấy có chính văn bộ luận của ngài Sankarasvamin, nhưng không có sớ giải. Lần giảng trước, có Tăng sinh biếu tôi bản sớ giải của Ngài Trí Húc, thật quý hóa. Tôn là gì? Luận sư viết : “ Cực thành hữu pháp, cực thành năng biệt, sai biệt tánh cố”.

        Câu trên, nếu không có sớ giải sẽ không thể nào hiểu được.
        Tôn là mệnh đề, gồm có hai phần : phần thứ nhất gọi là tiền trần hay hữu pháp, từ dùng của luận chủ, Như nói âm thanh là vô thường , thì âm thanh là tiền trần hay hữu pháp. Tiền trần là cái được trình bày ra trước. Hữu pháp là cái gì hay vật gì làm chức năng ngữ pháp của chủ ngữ (subject). Hữu pháp có nghĩa là cái có thuộc tánh ( qualities). Làm sao để phân biệt danh từ chủ ngữ với những danh từ khác. Chức năng phân biệt này thuộc về vị ngữ (predicate). Như nói âm thanh là vô thường, thì vô thường làm chức năng phân biệt âm thanh với các đối tượng khác. Vì vậy luận chủ gọi vô thường là năng biệt. Vô thường thành phần thứ hai trong mệnh đề, cũng gọi là hậu trần, tức là thành phần đứng sau. Vô thường làm chức năng phân biệt danh từ chủ ngữ âm thanh với các danh từ khác.

        Như vậy,chúng ta đã hiểu hai thành phần cấu thành mệnh đề (tôn) : hữu pháp và năng biệt ứng với hai thành phần của một câu về mặt ngữ pháp : tức chủ ngữ và vị ngữ.

        Bây giờ giải thích hai chữ cực thành : cực thành có nghĩa là hai bên lập và phá đều nhất trí về nghĩa của tiền trần và hậu trần, tức là hữu pháp và năng biệt. Hai bên nhất trí với nhau âm thanh là gì, vô thường là gì. Nếu đối với hai từ âm thanh và vô thường, bên lập và bên phá mỗi người hiểu một cách thì không thể nào tranh luận được. Một ví dụ: Tín đồ Thiên Chúa giáo và tín đồ Phật giáo tranh cãi nhau. Bên Thiên Chúa lập thuyết, tức lập tôn : Thượng đế là đấng toàn năng. Bên Phật giáo có thể công nhận có những bậc Thánh là đấng toàn năng, toàn giác, nhưng vì tiền trần của tôn , là Thượng đế, không được bên Phật công nhận, do đó phạm lỗi “ hữu pháp bất cực thành”. Tôi muốn nói nhiều hơn nữa về văn phong của luận sư Sankarasvamin. Những điều tôi vừa nói kể cả những từ ngữ rất chuyên môn mà các luận sư sử dụng cũng để cho chúng ta thấy nếu bắt đều giảng bằng Tam đoạn luận hay Tam chi tác pháp, thì chúng ta sẽ đụng phải những khó khăn về từ ngữ và khái niệm dễ làm chúng ta nản lòng. Đấy là lý do khiến những người tiếp xúc với Nhân minh học Phật giáo đều cho rằng môn Nhân minh học Phật giáo quá khó hiểu, không như môn logic học của phương Tây dễ tiếp cận hơn. Đó là tôi chỉ nói những khó khăn văn phong, từ ngữ và khái niệm. Nếu đi vào nội dung các cuộc tranh luận giữa các luận sư Phật giáo và các luận sư Ấn Độ giáo thì vấn đề còn rắc rối hơn gấp bội.

        Đó là lý do vì sao tôi bắt đầu giảng môn học này với bộ luận Nyãya bindu (Một giọt logic) của Dharmakĩrti. Tất nhiên, bắt đầu bằng lý luận về nhận thức như Dharmakĩrti , cũng có những cái khó của nó. Do sẽ gặp một loạt từ ngữ và khái niệm của môn Duy thức. Nhưng môn Duy thức đã được dạy đồng thời ở các trường trung cấp, cao đẳng Phật học cũng như Học viện Phật giáo. Tôi nghĩ, các sinh viên sẽ không phải bỡ ngỡ nhiều. Đây cũng là một dịp để sinh viên ôn lại những điều đã học, đó là học lại chứ không học mới.

        Tuy nhiên, cũng cần nhắc rằng môn Duy thức học ( Vijinãnavada), cũng còn được gọi là môn học về Du già- Yogacaravada ( Yogacara là hạnh Du già). Yogacaravada là môn học về định tâm, về hành thiền. Duy thức học thực tế cũng là thiền học. Khi học Duy thức, cuốn sách chúng ta cần luôn luôn tham khảo chính là thân tâm mình. Còn nếu Duy thức học chỉ đọc các cuốn sách chữ viết thì sẽ rất chán, rất khó học, khó nhớ. Tuy là có thầy thuộc lòng 51 tâm sở, đọc ra một mạch khiến học trò thất kinh, khâm phục. Nhưng thật ra, vấn đề là không phải học thuộc lòng, mà là luôn tỉnh giác quan sát thân tâm mình, có đối chiếu với những gì các luận sư viết trong sách Duy thức. Thế nhưng, cuộc sống vẫn là ông Thầy dạy giỏi nhất, thân tâm vẫn là cuốn sách hay nhất, tuyệt với nhất.

        Nghiên cứu nhận thức luận trong Nhân minh, kết hợp với học Duy thức và hành thiền, đó là phương pháp học Nhân minh học thú vị nhất, hiệu quả nhất. Đó là cách thức khắc phục những khó khăn trong Nhân minh học.
        Tuy trong phần nhận thức luận, chúng ta dựa vào tác phẩm của Dharmakĩrti làm tài liệu chính. Nhưng khi cần thiết chúng ta vẫn dẫn chứng tác phẩm Nhân minh nhập chánh lý luận của ngài Sankarasvamin, như một tài liệu tham khảo rất có giá trị và nhiều tài liệu khác nữa của Duy thức học.

        Như vậy, giáo tài này gồm hai phần chính là Nhận thức luận và Tam đoạn luận. Mỗi phần như vậy chia thành nhiều mục và kèm theo có phần phụ lục các đoạn văn trích dẫn tham khảo và ngữ vựng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #22
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        ................. (dài lắm) ....................

        Mọi người đọc phần trên xem: có phải Phật chỉ ngồi 49 ngày mà ngộ đạo; hay phải kế thừa từ 6 Chính phái ấn độ thời kỳ đó?

        Chỉ pót 1 phần nhỏ khái niệm về lịch sử và logic học khi đọc - để tránh sa đà quá vào nơi rừng sâu không ra được!

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #23
        Tham gia ngày
        Feb 2016
        Bài gửi
        17
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 9 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Phật giáo thời mạt pháp...
        không còn gì nữa, trong chùa nào còn có Phật đây?.
        Người ở coi mê, liệu có ngộ được Đại Pháp mà tu, mà trở về nhà...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #24
        Tham gia ngày
        Feb 2016
        Bài gửi
        17
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 9 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Video này thực sự rất hay, hy vọng mọi người thu được nhiều lợi ích:

        https://www.youtube.com/watch?v=p0vgXf77Z9U
        thay đổi nội dung bởi: CoVin, 26-02-16 lúc 10:17
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "CoVin" về bài viết có ích này:

        hoabinh (26-02-16)

      6. #25
        Tham gia ngày
        Feb 2016
        Bài gửi
        17
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 9 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Trong lịch sử nhân loại mấy ngàn năm qua, cũng không có nhiều người biết về các Đại Giác Giả hạ thế cứu độ thế nhân. Thời gian này, ai đang hiện hữu trên trái đất, thực sự đều có cơ hội rất lớn được cứu độ, cơ hội của vạn kiếp...Mỗi người hãy tự chọn cho tương lai của mình.

        https://www.youtube.com/watch?v=dvq2RZQUVKk
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #26
        Tham gia ngày
        Feb 2016
        Bài gửi
        17
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 9 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Thời đại truyền kỳ (Phần 2)

        https://www.youtube.com/watch?v=Piw_Dwpk-HM
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #27
        Tham gia ngày
        Feb 2016
        Bài gửi
        17
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 9 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Chút xíu thông tin về 'cõi âm gian':

        http://tinhhoa.net/nhung-cau-hoi-dap...n-am-gian.html
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #28
        Tham gia ngày
        Feb 2016
        Bài gửi
        17
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 9 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Nhiều điều huyền diệu:

        http://vn.minghui.org/news/
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #29
        Tham gia ngày
        Feb 2016
        Bài gửi
        17
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 9 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Có lẽ rất nhiều người không biết đang thời mạt pháp, mạt kiếp, cũng không biết đọc ở đâu các thông tin như thế; những sách loạn bát nháo thời nay rất nhiều, đủ các hạng nguời viết. Vậy tìm sách trân quý ở đâu?
        Tôi chỉ muốn giới thiệu những điều tốt cho mọi người thôi. Mọi người đọc và suy ngẫm, còn ngộ ra hay không là việc của mỗi cá nhân. Theo dương lịch thì bây giờ là năm 2016, còn trước công nguyên có mấy ngàn năm nữa, lịch sử nhân loại lần này mới mấy ngàn năm, mà có những di vật khảo cổ được khám phá cho thấy chúng có tuổi thọ nhiều triệu năm, cả tỷ năm rồi... vì như lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm

        http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/498...i-tien-su.html

        Mời cả nhà đọc cuốn sách này và suy ngẫm nhé:

        http://phapluan.org/book/zfl2_html/index.html
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #30
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        515
        Cảm ơn
        58
        Được cảm ơn: 366 lần
        trong 169 bài viết

        Default

        Bạn này đã bị admin nhắc nhở sao vẫn tiếp tục vi phạm nhỉ?
        Bonghongvang

      Trang 3/4 đầuđầu 1234 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. KINH-DỊCH : Là Khoa-Học của Khoa-Học
        By tranbinhchuong in forum Khoa học huyền bí
        Trả lời: 0
        Bài mới: 02-05-14, 07:10
      2. Năng lượng Siêu thường từ Luyện công
        By Boxer in forum Khoa học huyền bí
        Trả lời: 1
        Bài mới: 17-02-14, 12:32
      3. Tu luyện thần thông và giác ngộ
        By huyenkhong in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 1
        Bài mới: 08-04-13, 15:30
      4. Số phận Lê Văn Luyện
        By 1268 in forum Tử vi
        Trả lời: 5
        Bài mới: 11-09-11, 18:11
      5. Những câu hỏi siêu củ chuối của các bạn nữ
        By thulankl in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 8
        Bài mới: 25-07-10, 10:20

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •