Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/7 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 63
      1. #11
        Tham gia ngày
        Apr 2015
        Đến từ
        Vĩnh Phúc
        Bài gửi
        423
        Cảm ơn
        512
        Được cảm ơn: 220 lần
        trong 137 bài viết

        Default Em ThaiDV gửi anh DangHuyAnh

        Trích Nguyên văn bởi DangHuyAnh Xem bài gởi
        LTP không có câu trả lời, nhưng đã có cao nhân giải thích về liên thành vô tình nói về cấu thành của các sơn. Trong đó có nhắc đến cách bày 147, 258, 369 trên 24 sơn của anh Nam Phong.
        Cơ bản vẫn là thiên địa nhân thôi. Gợi ý là 9 vận( thiên) 27 tinh( địa), bày thuận nghịch( nhân).
        Anh DangHuyAnh cho em xin Link bài này được không ạ?
        Nếu ước mơ của bạn đủ lớn
        Mọi chuyện khác chỉ là vặt vãnh

      2. #12
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi dungdung Xem bài gởi
        Dungdung hiện tại mới chỉ đặt ra câu hỏi tại sao có vòng 24 sơn hướng mà không phải 25 hay 20?
        Dungdung chỉ thấy mọi người chăm vào luận giải mà những cái cơ bản như câu hỏi trên cho mặc nhiên là đúng..hoặc có thể mọi người được chân truyền nên đã biết rõ thì xin chia sẻ dungdung cái cơ bản này được không?? dù sao nó cũng chưa đi vào bí quyết của mỗi nhà!!
        Tại vì đặt câu hỏi không đúng nên không bao giờ có câu trả lời!, hihihi; Thật ra cũng chẳng phải 24 luôn nữa.
        --
        TẠI SAO MỘT NGÀY CÓ 24 GIỜ?

        Nguyên nhân duy nhất là do loài người quyết định tính thời gian theo phương pháp đó.
        Trong thiên nhiên và trên thế giới không tồn tại bất cứ sự vật nào có liên quan tới giờ, phút, giây. Cách chia một ngày làm 24 giờ là do loài người tự đặt ra nhằm tiện lợi cho mình.
        Thế nhưng một ''ngày'' mà ta thường nói thì lại có quan hệ với một nhân tố nào đấy. Đó là Trái Đất tự quay quanh trục của mình từ tây sang đông, thời gian cần để Trái Đất tự quay hết một vòng gọi là một ngày.
        Các nhà khoa học có thể sử dụng định tinh để đo thời gian. Các đài thiên văn được trang bị loại đồng hồ ''định tinh''. Một ngày định tinh là quãng thời gian tính từ thời điểm hành tinh ấy đi qua kinh tuyến lần thứ nhất cho tới thời điểm lần thứ hai đi qua kính tuyến đó.
        Sau khi loài người chia một ngày ra làm giờ, phút, giây, chúng ta có thể tính ra độ dài của một ngày định tinh. Một ngày định tinh dài 23 giờ 56 phút 4.09 giây Thế nhưng, coi ngày định tinh là một ngày thì không tiện cho đời sống hàng ngày của chúng ta, bởi vậy chúng ta tính 24 giờ là một ngày, thêm một ngày vào năm nhuận để bù đắp sai số đó.
        Đối với người cổ đại, một ngày chỉ là thời gian từ lúc Mặt Trời mọc cho đến lúc Mặt Trời lặn, không tính thời gian ban đêm. Người Hy Lạp cổ coi thời gian từ lúc Mặt Trời lặn lần này cho đến lúc Mặt Trời lặn lần sau là một ngày. Người La Mã cổ thì một ngày là thời gian tính từ nửa đêm này đến nửa đêm mai.
        Trước khi phát minh ra đồng hồ, ban ngày và ban đêm đều chia làm 12 giờ. Cách chia thời gian thế này không hợp lý vì độ dài thời gian ngày và đêm của 4 mùa khác nhau. Ngày nay, phần lớn các nước đều có văn bản quy định rõ dùng cách tính giờ của người La Mã cổ, tức là coi thời gian 24 giờ từ nửa đêm đến nửa đêm là một ngày.

        Nguồn: http://www.bachkhoatrithuc.vn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        huyruan (18-02-16),thucnguyen (18-02-16)

      4. #13
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Chúng ta đang sống trong một thế giới có cơ số 10, từ hệ thập phân trong toán học đến số lượng tiền lẻ thối lại sau khi bạn ăn vặt, tất cả đều được tính theo hệ 10 số. Vậy thì tại sao một ngày trên Trái Đất không phải là 10 giờ? Việc này thì phải hỏi đến người Ai Cập xưa.

        Lịch Ai Cập cổ đại được chạm khắc trên tường một ngôi đền

        Khi văn minh loài người tiến hóa từ xã hội săn bắt hái lượm thành những cộng đồng nông nghiệp, người ta bắt đầu thấy cần thiết phải đếm các vật dụng và tài sản. Ví dụ, nếu buổi sáng bạn dắt 5 con dê ra đồng, và quay trở về với 3 con vào buổi tối, bạn sẽ chỉ phát hiện mình thiếu đi hai con nếu bạn biết đếm. Khái niệm chữ viết vẫn chưa hình thành đầy đủ vào lúc đó, nên con người đã phải học đếm giống như trẻ con vẫn làm ngày nay: dùng 10 ngón tay.

        Để đo thời gian, người Ai Cập đã chia một ngày thành hai nửa, mỗi nửa có 12 giờ. Hay chính xác hơn là 10 giờ có ánh nắng, 2 giờ rạng đông và hoàng hôn, và 12 giờ của bóng tối, tổng cộng là 24 tiếng một ngày.

        Vậy thì tại sao người Ai Cập cổ lại quyết định đặt giờ theo khung 12 tiếng? Nhiều người tin rằng hệ thống 12 tiếng có nguồn gốc từ một cách đếm cổ xưa mà người Ai Cập thừa hưởng từ văn hóa Sumerian: đếm không phải bằng ngón tay mà bằng các nốt trên ngón tay (chỗ tiếp giáp giữa các đốt ngón tay): mỗi ngón tay, trừ ngón tay cái, đều có 3 nốt ngón tay. Cách thức đếm như sau: dùng ngón tay cái chạm vào từng nốt trên 4 ngón tay dài hơn, và bạn có tổng cộng 12 nốt. Để đo thời gian, người Ai Cập đã chia một ngày thành hai nửa, mỗi nửa có 12 giờ. Hay chính xác hơn là 10 giờ có ánh nắng, 2 giờ rạng đông và hoàng hôn, và 12 giờ của bóng tối, tổng cộng là 24 tiếng một ngày.

        Ngoài ra, người Ai Cập còn tính giờ dựa trên chuyển động của “các thiên đường”. Họ đã quan sát 36 ngôi sao nhỏ, gọi là “decan”, xuất hiện phía trên đường chân trời 40 phút một lần. Mỗi khi decan xuất hiện là bắt đầu một giờ mới. Khởi đầu của một “thập kỷ” – khoảng thời gian 10 ngày của người Ai Cập – được đánh dấu bằng sự xuất hiện của một decan mới trên bầu trời phía đông trước khi mặt trời lên.

        Hệ thống 36 decan của người Ai Cập cổ

        Đến Đế chế thứ 9 (khoảng năm 2100 trước Công nguyên), người Ai Cập đã phát triển loại lịch mặt trời đơn giản kể trên thành một lịch năm hoàn chỉnh. 36 “thập kỷ” tương ứng với 36 ngôi sao decan tạo thành năm Ai Cập bao gồm 360 ngày. Hệ thống lịch này đủ chính xác để dự báo những đợt lũ hàng năm trên sông Nile với sự xuất hiện của sao Sirius, mặc dù thời gian mỗi mùa có những khác biệt nhất định. Người Ai Cập cũng xây dựng những loại bàn quan sát decan để người dân có thể xác định được thời gian . Điều thú vị là các loại bàn này cũng được tìm thấy trong các quan tài, chứng tỏ người Ai Cập đã chôn chúng theo để người chết có thể biết được thời gian.

        Nhà thiên văn học Hy Lạp Hipparchus

        Mặc dù lịch của người Ai Cập rất dễ dùng, nó lại không hề hữu dụng với người Hy Lạp: họ cần đơn vị giờ có thời gian bằng nhau chứ không thay đổi theo mùa như lịch Ai Cập. Hipparchus, nhà thiên văn học Hy Lạp lỗi lạc nhất, được cho là người có công biến lịch sao của Ai Cập thành lịch chuẩn mà chúng ta dùng ngày nay: mỗi khoảng thời gian sáng và tối trong ngày được chia đều thành 12 phần bằng nhau

        (theo Gizmodo)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (18-02-16)

      6. #14
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Tại sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây ?

        Có rất nhiều thứ trong lịch sử, đã từng trả qua rất nhiều giai đoạn để thử và sai, rồi lại thử, nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện để có được những điều hiển nhiên như ngày nay chúng ta thấy. Đó là thành quả của người xưa để lại cho muôn đời sau, như là quy ước. Nhưng có bao giờ mọi người tự hỏi, sao điều đó lại như vậy chưa ? Ví dụ như việc sao 1 ngày nhất định có đúng 24 giờ, mà 1 giờ thì lại có 60 phút và 1 phút lại được chia thành 60 giây … Khám phá một chút lịch sử về vấn đề thời gian nhé

        Mặt trời và cách tính thời gian của người cổ đại

        Ngày nay, chúng ta sử dụng hệ số thập phân (cơ số 10), một hệ thống mà theo các nhà nghiên cứu bắt nguồn từ việc tạo sự dễ dàng khi đếm bằng 10 ngón tay. Từ xa xưa, nhiều nền văn minh đầu tiên đều sử dụng hệ thập nhị phân (cơ số 12) và lục thập phân (cơ số 60) để chia 1 ngày thành nhiều phần nhỏ hơn.

        Nhiều bằng chứng đã cho thấy người Ai Cập sử dụng đồng hồ Mặt trời, các nhà sử dụng đi đến kết luận hầu hết các nền văn minh đầu tiên đều dựa theo Mặt trời để phân chia thời gian trong ngày thành những phần nhỏ hơn.

        Những dấu tích của đồng hồ Mặt Trời đầu tiên đơn giản chỉ là một cái que, hoặc cây gậy cắm trên mặt đất. Thời gian được xác định bằng độ dài và hướng bóng của cây gậy dưới ánh nắng Mặt Trời.

        Vào những năm 1500 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã phát triển những chiếc đồng hồ cao cấp đó là Mặt trời, đó là một thanh hình chữ T được đặt trên mặt đất. Đây là công cụ được canh chỉnh để chia khoảng thời gian giữa bình minh và hoàng hôn thành 12 phần bằng nhau. Ở đây đã có dấu hiệu sử dụng hệ thống chữ số thập nhị phân của người cổ đại. Theo các nhà nghiên cứu, con số 12 được chọn là số quan trọng và làm cơ sở dựa trên số lượng chu kỳ của Mặt trăng trong 1 năm. Tuy nhiên, đồng hồ Mặt trời lại có nhược điểm là: độ dài của mỗi ngày có sự khác nhau phụ thuộc vào từng mùa trong năm, một ngày nắng trong mùa hè dài hơn so với mùa đông.

        Vào thời gian này, con người cổ đại xem thời gian sáng tối như hai cõi đối lập nhau chứ không phải là những thành phần của 1 ngày hoàn chỉnh như quy ước hiện nay. Khi không có ánh sáng Mặt trời, việc tính toán thời gian vào ban đêm là vô cùng phức tạp. Trong kỷ nguyên sử dụng đồng hồ Mặt trời, các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại đã nhận thấy một tập hợp 36 ngôi sao chia vòm trời hình tròn thành những phần bằng nhau. Thời gian ban ngày được đánh dấu bằng sự xuất hiện của 18 ngôi sao, 6 ngôi sao sẽ được dùng để đánh dấu cho thời điểm rạng sáng và chập tối, nhưng chúng lại rất khó để quan sát. Thời gian ban đêm sẽ được chia thành 12 phần tương ứng với 12 ngôi sao còn lại. Kết quả là ban đêm được chia ra thành 12 phần bằng nhau ( một tín hiệu của hệ thập nhị phân)

        Đến thời kỳ 1550 đến 1070 trước công nguyên, hệ thống đo lường trên được đơn giản hóa thành bộ 24 ngôi sao, 12 trong số đó đánh dấu những khoảng thời gian ban đêm. Tiếp theo là sự xuất hiện của đồng hồ nước (Clepsydra) được sử dụng để đo thời gian vào ban đêm. Thiết bị này được coi là chính xác nhất trong lịch sử cổ đại. Chúng được tìm thấy tại đền thờ Ammon Karnak, Ai Cập có niên đại từ 1400 trước công nguyên. Thành phần cấu tạo gồm một chiếc bình với bề mặt phía trong nghiên xuống và bộ phận hứng nước bên dưới. Thời gian vào ban đêm sẽ được chia thành 12 phần tương ứng với những lượng nước tương ứng định trước. Những chiếc đồng hồ nước với nguyên lý hoạt động tương tự cũng được tìm thấy tại các di tích của người Hy Lạp và người Babylon cổ đại.

        Tại sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây ?

        Mô hình 24 giờ dần dần được hình thành nhưng chiều dài 1 giờ cố định vẫn chưa được thiết lập mãi cho đến giai đoạn Hy Lạp cổ, khi những nhà chiêm tinh bắt đầu sử dụng mô hình này một cách có hệ thống và áp dụng làm tiêu chuẩn trong tính toán. Các nghiên cứu chuẩn từ năm 147 đến 127 trước công nguyên, nhà thiên văn học, toán học, địa lý, Hipparchus đã đề xuất chia 1 ngày thành 24 giờ dựa trên 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm, nhưng lúc này chiều dài mỗi giờ vẫn là khác nhau theo từng mùa. Mô hình 1 giờ cố định chỉ được phổ biến tại Châu Âu khi bắt đầu có sự xuất hiện của đồng hồ cơ vào thế kỷ 14.

        Hipparchus và những nhà thiên văn khác tại Hy Lạp đã áp dụng kỹ thuật thiên văn được phát triển bởi người Babylon định cư tại khu vực Lưỡng Hà trước đó. Người Babylon thực hiện phép tính thiên văn học dựa trên hệ thống lục thập phân (cơ số 60), được kế thừa từ người Sumeria từ 2000 năm trước công nguyên. Con số 60 vẫn là một sự bí ẩn, cho đến ngày nay vẫn chưa có một lý giải chính xác nào. Có một giả thiết đưa ra là 60 chia hết cho 10, 12, 15, 20 và 30. Mặc dù hệ lục thập phân không được sử dụng rộng rãi trong các phép tính thông thường nhưng nó được dùng để đo góc, tọa độ địa lý và thời gian. Ít ai biết một điều là mặt đồng hồ tròn hiện nay có mang nguồn gốc ra đời 4000 năm trước do người Babylon phát triển.

        Eratosthenes sống vào khoảng năm 276 đến 194 trước công nguyên, là nhà thiên văn học Hy Lạp nổi tiếng với biệt danh beta, đã sử dụng hệ thống lục thập phân để chia một vòng tròn thành 60 phần bằng nhau nhằm hình thành nên hệ thống vĩ độ địa lý với các đường ngang chạy qua các địa điểm nổi tiếng trên Trái đất thời bấy giờ.

        Một thế kỷ sau đó, Hipparchus đã chuẩn hóa các đường vĩ độ, thể hiện các đường song song cho phù hợp với hình dạng của Trái Đất theo quan niệm thời đó. Đồng thời, ông cũng hình dung nên hệ thống kinh độ với các đường phủ kín 360 độ chạy từ Bắc tới Nam, từ điểm cực đến điểm cực.

        Tiếp đó, trong tác phẩm thiên văn học Almagest (viết vào năm 150 sau công nguyên) nhà triết học người La Mã, Claudius Ptolemy đã giải thích mà mở rộng nghiên cứu trước đó của Hipparchus bằng cách chia hệ thống kinh vĩ độ 360 độ thành những đoạn nhỏ hơn. Mỗi độ được chia thành 60 phần và đặt tên là partes minutae primae (hoặc first minute – phút đầu ) hay ngày nay đơn giản hơn là minute (phút). Mỗi phần lại được tiếp tục chia lần thứ hai thành 60 phần nhỏ hơn nữa mà ông đặt tên là partes minutae secundae (second minute – phút thứ hai) mà ngày nay gọi là second (giây). Quy định này đánh dấu cái gọi là phút, giây mà chúng ta vẫn còn sử dụng đến ngày nay.

        Tại sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây ?

        Claudius Plotemy, là nhà toán học, địa lý, thiên văn học, người đã chia nhỏ giờ và đặt tên phút, giây

        Khái niệm trên vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ tiếp theo sau thời của Ptolemy. Sau đó, những thiết bị mang hình thái đồng hồ ra đời nhưng được chia thành ½ , ⅓, ¼ và đôi khi chia thành 12 phần mà không chia thành 60 phần. Người đương thời vẫn chưa biết rằng 1 giờ có 60 phút như hiện nay, mãi đến gần cuối thế kỷ 16, sự xuất hiện của đồng hồ cơ mới kèm theo việc chia giờ thành 60 phút trên mặt đồng hồ.

        Tại sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây ?

        Nhờ vào những nền văn minh cổ đại mà chúng ta mới có thể quy ước 1 ngày 24 giờ, 1 giờ 60 phút và 1 phút 60 giây. Điều này giúp chúng ta hiểu vì sao trong tiếng anh Second lại là chỉ giây. Những tiến bộ khoa học về thời gian đã thay đổi cách xác định thời gian theo hướng ngày càng chính xác hơn. Vào năm 1967, theo quy ước vật lý hiện đại, 1 giây được tái định nghĩa là khoảng thời gian bằng 9.192.631.770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Ce 133 khi thay đổi trạng thái giữa 2 mức năng lượng đáy siêu tinh vi. Cũng chính sự quy định này đã mở ra kỷ nguyên mới của khoa học đo lường thời gian nguyên tử và quy định giờ quốc tế (UTC – Coordinated Universal Time).

        nguồn: http://www.donghotantan.vn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #15
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Mọi sự mọi việc trên đời đều có lý do của nó.
        Nếu bạn chịu khó quan sát sẽ thấy xung quanh mình là những GIỚI HẠN. Con Gà, Chó, Heo, Vịt.. bạn nuôi có bao giờ tăng ký mãi được không? đến múc nào đó nó sẽ dừng tăng ký và dù có ăn mãi cũng chẳng tăng thêm được chút nào. Cây bạn trồng có bao giờ cao mãi lên được không? đến một lúc nào đó nó sẽ dừng cao dù hàng ngày bạn vẫn tưới nước tưới phân. Con người cũng vậy, không thể nặng lên mãi hay cao lên mãi.
        Tự nhiên đặt ra giới hạn cho muôn loài và do đó mới có các con số cơ bản.
        Nói là 24 sơn nhưng sự thực là 12. Thông thường mọi người nói là 12 sơn dương và 12 sơn âm, điều này là chưa đúng bản chất nhưng cũng tạm chấp nhận vậy đi vì giải thích rất dông dài.
        Trong tự nhiên dãy số Fibonaci có một vai trò lớn hơn sức tưởng tượng của nhiều người, lấy đoạn đầu của dãy số này như sau:

        1 1 2 3 5

        5 số đầu tiên này cộng lại là 12, 12x2(âm dương)=24.
        Ngũ hành cũng là nó.
        Con số kế tiếp là mấy? là 8, là bát quái. Nói 24 sơn và 8 quái liên hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là một chính là do vậy.

        NP biết sẽ có nhiều người không đồng ý với cách giải thích này nhưng nếu biết các chân sư ngày xưa ai cũng giỏi toán thì sẽ thấy mọi thứ khác hơn. Và nếu hiểu rằng vạn vật cũng như con người có chiều cao và cân nặng trong một giới hạn nhất định nhưng KHÔNG AI BẰNG AI, mỗi người có một chiều cao khác nhau(khi tính đến 1/tỷ mét) và cân nặng khác nhau(khi tính đến 1/tỷ của kg) thì sẽ thấy cái giới hạn chiều cao và cân nặng nó có một khoảng chứ không phải một điểm, chính vì vậy các biên giữa 24 sơn thực sự là những khoảng chứ không phải một vạch thẳng, thời gian này biên dịch qua trái một chút, thời gian khác biên lại dịch qua phải... Do vậy biên không vong giữa các quái, giữa các sơn khi tính toán cần phải biết là ở trong khoảng thời gian nào, ở vị trí nào(để tính trừ độ từ thiên) chứ cứ khăng khăng điểm giữa 2 quái là không vong thì sai, cái này có thể kiểm chứng bằng cách đo lại các cổ mộ, một vài cái sẽ nằm ngay điểm không vong nhưng thực sự khi lùi về thời điểm đó thì không phải ở điểm không vong, CÁT HUNG HỌA PHÚC xoay vần là vậy.
        Chào một ngày mới.

      8. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        Black (18-02-16),dungdung (18-02-16),huyruan (18-02-16),ThaiDV (18-02-16),thucnguyen (18-02-16)

      9. #16
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trái Đất
        Quỹ đạo và chuyển động tự quay

        Chu kỳ tự quay của Trái Đất tương đối với Mặt Trời – một ngày Mặt Trời trung bình - vào khoảng 86.400 giây Mặt Trời trung bình. Mỗi giây này dài hơn một giây thuộc hệ SI một chút bởi ngày Mặt Trời hiện nay của Trái Đất dài hơn so với thế kỉ 19 do gia tốc thủy triều.

        Chu kỳ tự quay của Trái Đất xét từ các định tinh, được IERS gọi là ngày định tinh, dài 86.164,098903691 giây thời gian Mặt Trời trung bình (UT1) hay 23h 56m 4,098903691s. Chu kì Trái Đất tự quay xét theo tuế sai hay chuyển động của xuân phân trung bình, bị đặt tên sai là năm thiên văn, dài 86.164,09053083288 giây Mặt Trời trung bình (UT1) hay 23h 56m 4,09053083288s.Vì thế ngày thiên văn ngắn hơn ngày định tinh khoảng 8,4 ms. Độ dài của ngày Mặt Trời trung bình tính theo giây hệ SI có sẵn tại IERS cho các giai đoạn từ 1623-2005.[107] và 1962-2005.[108]

        Ngoài các thiên thạch trong khí quyển và các vệ tinh quỹ đạo thấp thì chuyển động biểu kiến chính của các thiên thể trên bầu trời Trái Đất là sang phía Tây với tốc độ 15° một giờ hay 15’ một phút. Điều này tương đương với đường kính biểu kiến của Mặt Trời và Mặt Trăng sau mỗi hai phút; kích thước góc của Mặt Trời và Mặt Trăng nhìn từ Trái Đất là gần như bằng nhau.[109][110]

        Quỹ đạo
        Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn]xem thảo luận. Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.[7]

        Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.[7][111]
        ......

        nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%...4%90%E1%BA%A5t


        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (18-02-16)

      11. #17
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Quay lại mấu chốt của câu hỏi?

        Trong lịch sử la bàn: La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định.

        Có 2 câu hỏi có thể trả lời thắc mắc:

        Câu 1: Vậy trong phong thủy dùng la bàn để làm gì? để đo cái gì? Không gian? hay thời gian? hay cả 2????????

        Câu 2: Nếu dùng nó để đo không thời thì - chia thế nào cho hợp lý với quy luật của Vạn vật, vũ trụ??

        Tôi không biết, để mọi người đi tìm nhé, vì chưa biết dùng la bàn để làm gì cả, toàn treo để trừ trộm cắp vào nhà- rồi chỉ cho hắn biết đường ra thôi, kha kha kha kha kha!

        thay đổi nội dung bởi: hieunv74, 18-02-16 lúc 10:05
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        thesonus (17-03-16),thucnguyen (18-02-16)

      13. #18
        Tham gia ngày
        May 2014
        Đến từ
        Quan 5
        Bài gửi
        321
        Cảm ơn
        934
        Được cảm ơn: 242 lần
        trong 126 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Mọi sự mọi việc trên đời đều có lý do của nó.
        .......Chính vì vậy các biên giữa 24 sơn thực sự là những khoảng chứ không phải một vạch thẳng, thời gian này biên dịch qua trái một chút, thời gian khác biên lại dịch qua phải... Do vậy biên không vong giữa các quái, giữa các sơn khi tính toán cần phải biết là ở trong khoảng thời gian nào, ở vị trí nào(để tính trừ độ từ thiên) chứ cứ khăng khăng điểm giữa 2 quái là không vong thì sai, cái này có thể kiểm chứng bằng cách đo lại các cổ mộ, một vài cái sẽ nằm ngay điểm không vong nhưng thực sự khi lùi về thời điểm đó thì không phải ở điểm không vong, CÁT HUNG HỌA PHÚC xoay vần là vậy.

        Kinh thành Huế được xây dựng vào năm 1804 đến 1833, trong đó điện Thái Hòa được xây vào năm 1805, công trình có hướng 143 độ, "phạm không vong" giữa Tốn và Tỵ. Đất xây dựng kinh thành rất rộng, muốn xoay hướng nào cũng được, sao lại chọn "đúng" hướng này nhờ anh Namphong giải thích thêm.
        Chân thành cám ơn!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. #19
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Tiếp thêm 1 tẹo:

        Từ trường. Trái Đất

        Từ trường Trái Đất (và từ trường bề mặt) được coi như một lưỡng cực từ trường, với một cực gần cực bắc địa lý và cực kia gần cực nam địa lý. Một đường thăng tưởng tượng nối hai cực tạo thành một góc khoảng 11,3° so với trục quay của Trái Đất. Nguyên nhân gây ra từ trường có thể được giải thích theo thuyết dynamo.

        Các từ trường có thể mở rộng vô hạn, tuy nhiên nếu xét các điểm càng ra xa nguồn thì chúng càng yếu dần. Từ trường Trái Đất có tác dụng đến hàng chục ngàn km trong vũ trụ và được gọi là Từ quyển. Từ quyển của Trái Đất cùng với khí quyển chặn các dòng hạt tích điện, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

        Nghiên cứu từ trường Trái Đất là một lĩnh vực của địa vật lý. Kết quả của nghiên cứu cũng áp dụng để miêu tả từ trường tại các hành tinh, các thiên thể khác.

        Cũng như nam châm, Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. Cực Bắc từ có toạ độ 70° Vĩ Bắc Và 96° Kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Cực Nam từ có toạ độ 73° Vĩ Nam và 156° Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km. Trục từ trường tạo với trục Trái Đất một góc 11°. Các từ cực thường có vị trí không ổn định và có thể đảo ngược theo chu kỳ. Do đó bản đồ địa từ cũng phải thường xuyên điều chỉnh (5 năm một lần). Việc thu nhập các thông tin từ vệ tinh đã phát hiện các vành đai bức xạ bao quanh Trái Đất ở môi trường khí quyển trên cao từ 500–600 km dến 60.000- 80.000 km: đó là từ quyển (tầng điện ly trở lên).

        nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%B...4%90%E1%BA%A5t
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        dungdung (19-02-16),thucnguyen (18-02-16)

      16. #20
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        1 Câu hỏi tiếp nữa là: Nếu la bàn, la kinh mà ở trong không có kim - thì không biết la bàn, hay la kinh để cho trẻ con có thèm chơi không nhỉ?

        Mọi người đọc vào quyển kinh dịch, Nguyễn mạnh Bảo - Quyển 1, khoảng trang 300 hãy so sánh: 64 quái của Phục Hi với bản đồ này xem có tương đồng không:

        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/trai-dat-la-nam-cham-2_zpsugkqvsvn.png[/IMG]

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        dungdung (19-02-16),thucnguyen (18-02-16),VoTri (11-03-16)

      Trang 2/7 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Vòng Trường Sinh
        By luongktvt in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 2
        Bài mới: 18-01-24, 20:49
      2. [HỎI] Cách an sao vòng phúc đức.
        By tunghanhvn1 in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 11
        Bài mới: 17-09-20, 11:52
      3. Xin hỏi Vòng Trường sinh!
        By athaiathai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 11
        Bài mới: 23-05-15, 23:22
      4. Hỏi về cách lập vòng tràng sinh?
        By vhkhoi in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 12
        Bài mới: 12-11-13, 16:32
      5. hỏi về các vòng la kinh
        By viettriudm in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 6
        Bài mới: 29-08-11, 09:16

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •