Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/51 đầuđầu 123412 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 501
      1. #11
        Tham gia ngày
        May 2014
        Đến từ
        Quan 5
        Bài gửi
        321
        Cảm ơn
        934
        Được cảm ơn: 242 lần
        trong 126 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi annhien Xem bài gởi
        Cái này ghê lắm, con số 10, 12 cũng ra luôn rồi (thiên can, địa chi), cũng từ mấy hình này và Fi. Quá nhiều trùng hợp, giờ phải tịnh lại xem có bị "bắt quàng làm họ" không?
        Tôn giáo, chính trị, khoa học,..... chân chính từ một mẹ sinh ra cả, lưu lạc 5 châu 4 bể cuối cùng xét nghiệm DNA đều là anh em với nhau hết, không "bắt quàng" được đâu, mẹ thiên nhiên là chung tất cả. Chỉ có nguỵ pháp mới bắt quàng lung tung thôi.
        Stephen Hawking lúc đầu phản bác tôn giáo, nhưng cuối cùng cũng thay đổi quan điểm đó sao????
        Nhiều khi muốn tìm hiểu cô nào phải đi vòng xem chị em, gia đình cổ ra sao thì tỷ lệ thành công khả quan hơn!!!....
        Hôm nay quá chén nên chém nhiều quá!!! hìhi .....
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #12
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        29
        Cảm ơn
        15
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Cảm ơn chủ topic. Nguyên lý Ngũ hành Nạp âm quả vẫn là bí ẩn!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #13
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi @uyet Xem bài gởi
        Cảm ơn chủ topic. Nguyên lý Ngũ hành Nạp âm quả vẫn là bí ẩn!
        Không phải là bí ẩn mà không ai muốn tiết lộ thiên cơ! Vì nó là khởi nguồn của các môn huyền học!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #14
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Nay chỉ trích lại một số đoạn của anh Hà Hương Quốc về nguyên lý nạp âm, và cách diễn giải hơi chủ quan của anh cũng như của anh Nguyễn Vũ Tuấn Anh; nếu không 2 bác này tiến rất xa rồi!
        --------------------------------------------------------
        Đoạn thứ nhất là của Thẩm Quát. Ông ta viết:

        “Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm x 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ. . . Phương pháp cơ bản của Nạp Âm là cùng loại với ‘thú thê’ (lấy vợ) cách tám sinh con. Thứ tự của Ngũ Hành Nạp Âm là trước trọng sau mạnh, mạnh rồi mới đến quí. Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy. Giáp Tí là trọng của Kim (Thương của Hoàng Chung), lấy vợ cùng vị tức là Ất Sửu (Thương của Đại Lữ cùng ngôi vị). Bảo rằng là loại của Giáp với Ất, Bính với Đinh. Ở dưới đều phỏng theo thế. Cách tám sinh ra Nhâm Thân ở dưới là mạnh của Kim (Thương của Di Tắc), cách tám đó là Đại Lữ sinh ra Di Tắc vậy. Ở dưới đều phỏng theo thế. Nhâm Thân lấy vợ cùng một ngôi vị là Quý Dậu (Thương của Nam Lữ). Cách tám, Canh Thìn sinh ra ở trên quý của Kim (Thương của Cô Tẩy), như thế tam nguyên của Kim hết. Nếu chỉ lấy thời Dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: trọng-mạnh-quí. Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển: mạnh-trọng-quí. Canh Thìn lấy vợ Tân Tỵ cùng ngôi vị (Thương của trọng lữ), cách tám ở dưới sinh Mậu Tí, trọng của Hỏa (Chủy Kim của Hoàng Trung). Tam nguyên [của kim] hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, Hỏa Mậu Tí - Kỷ Sửu (Chủy của Đại Lữ) sinh ra Bính Thân, mạnh của Hỏa (Chủy của Di Tắc) Bính Thân lấy vợ Đinh Dậu (Chủy của Nam Lữ) sinh Giáp Thìn, quý của Hỏa (Chủy của Cô Tẩy), Giáp Thìn lấy vợ Ất Tỵ (Chủy của Trọng Lữ) sinh Nhâm Tí, trọng của Mộc (Giác của Hoàng Chung). Tam nguyên Hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới phương ĐôngNam – Mộc. Như đi về bên trái đến Đinh Tỵ là Cung của Trọng Lữ ngũ âm hết lần một. Quay lại từ Giáp Ngọ, trọng của Kim, lấy vợ Ất Mùi, cách tám sinh Nhâm Dần. Giống như phép của Giáp Tí thì hết ở Quý Hợi (gọi là Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung, trên sinh ra loại của Thái Thốc). Tí đến Tỵ là Dương, vì vậy từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ, đều là hạ sinh. Từ Ngọ đến Hợi là Âm, vì vậy từ Lâm Chung đến Ứng Chung đều thượng sinh.”[1]

        Đoạn văn trên của Thẩm Quát mô tả khá rõ ràng những quy luật ngũ hành nạp âm của LTHG. Và những quy luật đó là:
        (1) lấy hành khí âm để nạp [do đó mới gọi là nạp âm];
        (2) khởi đầu là nạp hành Kim vào Giáp Tí
        (3) rồi sau đó nạp tiếp và phải tuân theo những quy luật là
        (3a) nạp cách bát – “cách 8 sinh con” và
        (3b) nạp đủ 3 lần [tam nguyên] xong thì chuyển qua hành kế;
        (4) hành chuyển theo thứ tự từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ;
        (5) Can Chi vợ sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng [Can Chi chồng là Giáp Tí thì Can Chi vợ là Ất Sửu đứng kế];
        (6) Tam Nguyên theo thứ tự từ Mạnh tới Trọng tới Quí ;
        (7) Từ Giáp Tí đến Quý Tỵ là tròn một vòng 30 năm đầu và từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi là tròn một vòng 30 năm sau.
        Thẩm Quát giải thích là hành khí Dương bắt đầu ở phương Đông mà xoay vần theo chiều kim đồng hồ còn hành khí âm khởi từ phương Tây mà xoay vần theo chiều ngược kim đồng hồ. Có thế Âm Dương mới đan xen nhau mà sinh biến hóa. Theo đó, tiến trình nạp âm [tức là nạp hành khí Âm] sẽ nạp từ Kim rồi tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ theo thứ tự. Còn phương pháp nạp âm thì khởi đầu là nạp Kim vào Giáp Tí. Rồi lìa vị trí Giáp Tí đếm 8 [“cách bát”] nạp Kim cho Nhâm Thân, rồi lìa vị trí Nhâm Thân đếm 8 nạp Kim cho Canh Thìn. Nạp đủ ba lần Kim [“tam nguyên”] xong thì chuyển qua hành Hỏa. Lìa vị trí Canh Thìn đếm 8 nạp Hỏa cho Mậu Tý, rồi Bính Thân, rồi Giáp Thìn. Và tiếp tục như vậy cho đến hết 30 năm của nửa chu kỳ đầu. Rồi quay lại nạp Kim vào Giáp Ngọ cho đến hết 30 năm của nửa chu kỳ sau. Đủ 60 năm hoa giáp. Tuân thủ quy luật thứ tự của 5 hành. Trong mỗi hành tuân thủ quy luật Cách Bát và quy luật Tam Nguyên. Và, Can Chi vợ nằm sát bên dưới của Can Chi chồng sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng. Từng cặp một giống như vậy và cho tất cả.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (03-05-16)

      6. #15
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Lã Hải Tập nói:

        Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra. Phép nầy là: Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh con, con sinh cháu mà đi tiếp về sau, kế tục ngôi vị của nó ở đời tiếp. Như Giáp Tí là Kim, Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh Nhâm Thân là con. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám là Canh Thìn tức là cháu. Canh lấy Tân làm vợ, cách tám là Mậu Tí đời Hỏa ngôi vị Kim. Thứ hai nói về Hỏa, Mậu kế tục nó về sau. Mậu lấy Kỷ làm vợ, cách tám là Bính Thân, ấy là con vậy; Bính lấy Đinh làm vợ, cách tám là Giáp Thìn, tức là cháu. Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám là Nhâm Tí, đó là ngôi vị đời Mộc. Thứ ba gọi là Mộc, Nhâm kế tục đời nó. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám làm Canh Thân, ấy là con vậy. Canh lấy lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thìn, ấy là cháu vậy. Mậu lấy vợ Kỷ cách tám là Bính Tí, đó là ngôi vị đời Thủy. Thứ tư gọi là Thủy, Bính kế tục sau nó, Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Thân, ấy là con vậy. Giáp lấy vợ Ất, cách tám là Nhâm Thìn, ấy là cháu vậy. Nhâm lấy vợ Quý, cách tám là Canh Tí, đó là ngôi vị đời Thổ. Thứ năm gọi là Thổ. Canh lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thân, ấy là con vậy. Mậu lấy vợ Kỷ, cách tám là Bính Thìn, ấy là cháu vậy. Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Tí, đó là ngôi vị đời Kim quay trở về. Giáp Ngọ, Ất Mùi khởi như phép trước. Đúng là vì vậy mới có thuyết ngũ Tí quy Canh. Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh thì là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy thì gặp Canh, nên phương Tây Kim được thất (7) khí. Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số thì gặp Canh, nên phương Nam Hỏa được tam (3) khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số thì gặp Canh, nên phương Đông Mộc được cửu (9) khí. Bính Tí là Thủy, từ Bính đến năm số thì gặp Canh, nên phương Bắc Thủy được ngũ (5) khí. Canh Tí là Thổ, thì tự được một là nhất (1) khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh. Chính là biết Kim nầy thụ khí trước tiên, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nếu nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành. Vì vậy 60 Giáp Tí Nạp Âm nầy, lấy làm Dụng của vạn vật”.[3]

        Những quy luật nạp âm được ông Lã Hải Tập giải thích thông qua chỉ trong hai câu võn vẹn “Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc.”, thực sự không khác với những quy luật ở trong đoạn văn của Thẩm Quát và những quy luật đó là:
        (1) lấy hành khí Âm [ông ta gọi là Dụng khí] để nạp;
        (2) khởi đầu là nạp hành Kim vào Giáp Tí
        (3) rồi sau đó nạp tiếp và phải tuân theo những quy luật là (3a) nạp cách bát và (3b) nạp đủ 3 lần [tam nguyên] xong thì chuyển qua hành kế;
        (4) hành chuyển theo thứ tự từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ;
        (5) Can Chi vợ sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng;
        (6) Từ Giáp Tí đến Quý Tỵ là tròn một vòng 30 năm đầu và từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi là tròn một vòng 30 năm sau. Lã Hải Tập không nói đến Tam Nguyên [Mạnh, Trọng, Quý] nhưng lại nói đến khí số và quy luật “Ngũ Tý quy Canh” của đạo gia để giải thích nạp âm trong 60 Giáp Tí là lấy Dụng [thay vì Thể] của hành khí.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (03-05-16)

      8. #16
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Tác giả của sách Khảo Nguyên. Sách Khảo Nguyên đã viết:

        “Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.

        Giáp Tí, Ất Sửu là Kim thượng nguyên; Nhâm Thân, Quý Dậu là Kim trung nguyên; Canh Thìn, Tân Tỵ là Kim hạ nguyên, tức Tam Nguyên thì đủ một vòng. Sau đó chuyển tới ở Mậu Tí, Kỷ Sửu là Hỏa thượng nguyên; Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa trung nguyên, Giáp Thìn Ất Tỵ là Hỏa hạ nguyên. Từ đó về sau đều dựa vào thứ tự Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ mà dùng nhạc luật cùng ngôi vị với thú thê (lấy vợ), phép cách bát sinh con, cuối cùng đến Đinh Tỵ mà nạp Âm tiểu thành vậy. Lại từ Giáp Ngọ, Ất Mùi là Kim thượng nguyên khởi như phép trước, đến cuối cùng ở Đinh Hợi, mà nạp Âm đại thành vậy.

        Theo 10 Can, 12 Chi đan xen nhau là 60, năm âm (âm thanh), 12 luật nhân với nhau cũng là 60. Giáp Tí Kim, Ất Sửu cũng là Kim, lấy vợ cùng ngôi vị vậy. Ất Sửu Kim mà Nhâm Thân lại là Kim, cách bát sinh con vậy. Một lần đi tất cả Tam Nguyên mà sau chuyển sang đi tiếp, giống như Xuân có ba tháng mạnh-trọng-quí mà sau chuyển sang Hạ vậy. Từ Giáp Tí đến Đinh Tỵ mà Tam Nguyên Ngũ Hành được một vòng. Giống như Dịch đi ba vạch là tiểu thành vậy. Từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên Ngũ Hành lại được một vòng nữa, giống như Dịch đi sáu vạch là đại thành vậy. Cách lập phép đó đều ứng với luật lữ.”[5]

        Và những quy luật mà sách Khảo Nguyên đưa ra là:
        (1) lấy hành khí Âm [dòng hành khí đi ngược chiều kim đồng hồ] để nạp;
        (2) khởi đầu là nạp hành Kim vào Giáp Tí
        (3) rồi sau đó nạp tiếp và phải tuân theo những quy luật là (3a) nạp cách bát và (3b) nạp đủ 3 lần [tam nguyên] xong thì chuyển qua hành kế;
        (4) hành chuyển theo thứ tự từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ;
        (5) Can Chi vợ sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng;
        (6) Từ Giáp Tí đến Quý Tỵ là tròn một vòng 30 năm đầu và từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi là tròn một vòng 30 năm sau. Sách Khảo Nguyên cũng có giải thích rằng Tam Nguyên tương ứng với ba tháng Mạnh, Trọng, Quí của từng mùa trong năm. Điều đáng chú ý là sách Khảo Nguyên đã nói “Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến.” Trong câu này sách Khảo Nguyên cho thấy 4 điều:

        .Thứ nhất, cụm chữ “Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ” xác định thứ tự của ngũ hành trong nạp âm là Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ, giống như hình phía dưới.

        . Thứ hai, cụm chữ “không có gốc đầu-cuối của nó” xác định thứ tự của ngũ hành trong nạp âm là theo cấu trúc của một vòng tròn, giống như hình phía dưới.

        . Thứ ba, cụm chữ “lại không dùng sinh khắc” xác định là lý thuyết ngũ hành phổ cập không có chỗ đứng trong LTHG.

        . Thứ tư, cụm chữ “thuyết này chẳng biết nó ở đâu đến” xác định là toàn bộ kiến thức chứa đựng trong tất cả Hán thư không thể giải thích về cái vòng tròn Kim -> Hỏa -> Mộc -> Thủy và cuối cùng là Thổ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        DangHuyAnh (25-04-16),thucnguyen (03-05-16)

      10. #17
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        "Gạn đục khơi trong" lại thì thấy rỏ ràng hình và khí vận hành theo 2 chiều thuận & nghịch như nhau không hề sai khác, hihi!
        ---->
        <----
        thay đổi nội dung bởi: annhien, 25-04-16 lúc 11:00
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      11. #18
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        29
        Cảm ơn
        15
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Không phải là bí ẩn mà không ai muốn tiết lộ thiên cơ! Vì nó là khởi nguồn của các môn huyền học!
        Mình thì nghĩ nó bị đốt từ đời Tần rồi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #19
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi 3kubond Xem bài gởi
        Tôn giáo, chính trị, khoa học,..... chân chính từ một mẹ sinh ra cả, lưu lạc 5 châu 4 bể cuối cùng xét nghiệm DNA đều là anh em với nhau hết, không "bắt quàng" được đâu, mẹ thiên nhiên là chung tất cả. Chỉ có nguỵ pháp mới bắt quàng lung tung thôi.
        Stephen Hawking lúc đầu phản bác tôn giáo, nhưng cuối cùng cũng thay đổi quan điểm đó sao????
        Nhiều khi muốn tìm hiểu cô nào phải đi vòng xem chị em, gia đình cổ ra sao thì tỷ lệ thành công khả quan hơn!!!....
        Hôm nay quá chén nên chém nhiều quá!!! hìhi .....
        5 mô hình năng lượng đó chính là ngũ hành của phương Đông đó, hihihihihihihihihihi!
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      13. #20
        Tham gia ngày
        Jan 2014
        Đến từ
        Văn Lâm - Hưng Yên.
        Bài gửi
        887
        Cảm ơn
        104
        Được cảm ơn: 173 lần
        trong 159 bài viết

        Default

        cảm ơn tấm lòng của anh
        Thân Tâm.:5887

      Trang 2/51 đầuđầu 123412 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. mời các ACE vào giải quẻ giúp hóa giải phong thủy nhà ở
        By phiphươnghô in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 80
        Bài mới: 23-09-12, 19:20

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •