Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 21/31 đầuđầu ... 111920212223 ... cuốicuối
    kết quả từ 201 tới 210 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #201
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!! Em chào bác Hactientn !!!

        - Xây dựng nhà ở theo Thiên văn - Dịch lí của Trần Văn Tam :

        Khi bàn về định cục của long có viết :

        " Ất , Bính giao nhi su Tuất
        Tân , Nhâm hội nhi tụ Thìn
        Đẩu Ngưu nạp Canh , Đinh chi khí
        Kim Dương thi Quý , Giáp chi linh. "

        - La Kinh Thấu Giải của soạn giả Vương Đạo Hạnh , viết :

        Bàn về định cục của long có viết

        " Ất , Bính giao nhi su Tuất
        Tân , Nhâm hội nhi tụ Thìn
        Sửu Ngưu nạp Canh , Đinh chi khí
        Kinh Dương thi Quý , Giáp chi linh . "

        Khi bàn về huỳnh tuyến có viết :

        " ...như Canh hướng thì tọa Giáp sơn , Đinh hướng thì tọa Quý sơn , đó chính là nghĩa của câu " Kim Dương thu Quý , Giáp chi linh " tức là nước ở phương Mùi , Khôn nên chảy đi , không nên chảy lại trước huyệt , là thủy triều vào thì bại , hoàng tuyền địa sát , bị yểu vong , cô quả , chỉ cần lấy sơn làm chủ , không cần bàn long tả tàn hay hữu toàn gì cả . ..."

        * Qua đoạn những đoạn trích dẫn ở trên làm ví dụ . Có thể thấy câu hỏi của bác Hactientn có nhiều ẩn ý lắm đây .

        - Xét về mặt logic thì rõ ràng rằng dù gọi là Đẩu Ngưu , Sửu Ngưu , Hắc Ngưu , Bạch Ngưu gì đó cũng không quan trọng .....Đơn giản đó là Sửu vị thôi . Tương tự , gọi là Kinh Dương , Kim Dương , Ngân Dương , Xích Dương , cũng vậy thôi ....Đơn giản là chỉ vị trí của Mùi . Vì 2 câu ở trên đã nói rõ là Thìn và Tuất .

        - Theo phán đoán của em . Bác Hactientn hỏi vậy vì 2 nguyên nhân sau :

        + Một là : Do bác Hactientn đang nghiên cứu La Kinh Thấu Giải và không hiểu thế nào là sai-thác , huỳnh tuyến .
        + Hai là : Không rõ những câu này được dùng để định long cục hay Thủy cục .
        + Ba là : phân vân không biết đây có phải là gốc của thủy pháp hay không . Vì sao lúc thì nói đến tả toàn , hữu toàn , khi lại không coi trọng .

        - Nếu phán đoán này của em đúng , thì .....sinh ra nhiều chuyện rồi đây . hihihi!

        * Hôm nay , em xin giải thích một phần những sai lầm của đại bộ phận các sách viết về Độn Giáp Kì Môn

        - Các sách này đều có đặc điểm chung là : Lấy Trực Phù Cửu Tinh - Tinh của phù đầu Lục giáp an lên Thời Can của Địa Bàn . Làm như vậy là không hiểu "Thế nào là Độn Giáp" .

        Vd : Giờ bính dần , ngày Giáp Tý , tiết Đông Chí thượng nguyên , cục 1 dương độn . Nếu hiểu theo cách trên thì : Ngày Giáp tý thuộc Lục Mậu - Trực Phù Cửu Tinh là Thiên Bồng . Trên Địa bàn Thiên Bồng sẽ được an vào cung Cấn .

        - Biểu hiện cái sai này là ở đâu ?
        Cách hiểu như trên sai ở chỗ : Gặp giờ xem là Giáp Tý sẽ không biết an Trực Phù Cửu Tinh ở cung nào . Vì trên địa bàn chỉ có Ất , bính , đinh , canh , tân , nhâm , quý mà không có cung chứa Giáp .

        - Từ cái sai này dẫn đến , có người cho rằng giờ có can Giáp của Lục Mậu thì an lên cung có chứa Mậu , Giờ có can Giáp của Lục Canh an lên Canh , ....

        - Nghĩa là họ cho rằng : Độn Giáp tức là Giáp của địa bàn vì lí do nào đó đã ẩn đi
        . Đây chính là một sai lầm cơ bản .

        * Vậy phải hiểu thế nào là Độn Giáp . Em xin nói rõ ở bài sau . Vì có thể hơi dài dòng một chút .
        * Chúc các bác vui vẻ !!!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 23-02-17 lúc 22:30
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        caocau0211 (24-02-17),hactientn (24-02-17),HIEUMINH81 (05-03-17)

      3. #202
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Cảm ơn cụ banchatdichhoc đã giải thích, chỉ là hậu học thấy câu này và câu giáp quý thân tham lang nhất lộ hành, khác nhau ở hai điểm Mùi và thân. Hai câu này có phải là dụng thủy không, do vậy hậu học mới hỏi là kim dương hay kình dương, để thể hiện rõ bản chất của nó, chứ không có ẩn ý gì đâu cụ..hi..hi
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      4. #203
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!! Hôm nay , em xin tiếp tục làm rõ khái niệm : Thế nào là " Độn Giáp"

        * Để hiểu thật rõ ràng về nó . Trước hết cần xét qua tiến trình hình thành và phát triển của Độn Giáp kì môn trong lịch sử . Trong đó , quá trình hình thành Kì Môn Độn Giáp là giai đoạn quyết định nội dung khái niệm : Thế nào là Độn Giáp . Bên cạnh đó phải làm rõ vấn đề : Tam kì là gì ? Lục nghi là gì ? Vì sao chúng luôn vận động trái ngược nhau ?.

        * Vấn đề thứ nhất : Quá trình hình thành Độn Giáp Kì Môn

        - Sự hình thành KÌ Môn Độn Giáp , được chia thành 2 giai đoạn cơ bản . Hai giai đoạn này được nói rõ trong Độn Giáp Tông Tự như sau :

        " Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Suy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao truyền bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra Kì Môn . Độn Giáp có từ đó .

        Đế Nghiêu sai Đại Vũ đi trị thủy , được Huyền Nữ trao truyền văn thư , mà nhận rùa thiêng sông Lạc , lưng mang cửu trù . Độn Giáp được xếp thành từ đó ." ( Trích trong Độn Giáp Tông tự - Độn Giáp Toàn Thư của Lưu Bá Ôn )

        - Đoạn trích trên các bác chú ý phần in đậm sẽ thấy rõ hai giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành Kì Môn Độn Giáp .

        + Giai đoạn thứ nhất của quá trình này , là giai đoạn hình thành các khái niệm : Độn Giáp , Lục Nghi , Tam Kì , Trực Phù , Mối quan hệ giữa Tam Kì và Lục Nghi .
        + Giai đoạn thứ hai , là giai đoạn hình thành các khái niệm : Cửu tinh , Bát Môn , Thiên bàn , Địa bàn , Nhân Bàn .

        Ở đây , em chỉ làm rõ nội dung của giai đoạn thứ nhất .

        - Căn cứ vào phần thứ nhất của đoạn trích , có thể thấy rằng Độn giáp kì môn có sau khi Hoàng Đế được thần trời trao truyền bùa phép . Vậy BÙA PHÉP đó là cái gì mà giúp cho Phong Hậu có thể dùng để điễn ra Kì Môn ? Xin thưa các bác như sau :

        + Kì Môn ở đây chính là ; Tam Kì Ất - Bính - Đinh . Trong đó , Ất là mặt trời , Bính là Mặt trăng , Đinh là các sao cố định của Hoàng đạo . ( Ất - Nhật . Bính - Nguyệt - Đinh -tinh tú ) .
        + Từ đây có thể thấy được rằng ; BÙA PHÉP mà thần trời đã trao cho Hoàng Đế Hiên Viên chính là cách quan sát thiên văn và cách đo chu kì vận động của Nhật - Nguyệt -Tinh .

        - Qua đây , các bác cũng đã hiểu được tam kì là gì . Vậy vì sao nó lại có ý nghĩa quan trọng với Hoàng Đế Hiên Viên đến vậy . Đó là vì trước đó , bộ tộc Thiểu Điển ( Hoàng Đế Hiên Viên là người của bộ tộc Thiểu Điển ) lấy chu kì tròn khuyết của mặt trăng ( Không xét mối quan hệ giữa Mặt trăng và các sao Hoàng đạo và mặt trời ) , để đo Địa Khí . Cụ thể là , lấy chu kì mặt trăng làm thước đo thiên khí . Một vòng thiên khí là 12 chu kì của mặt trăng . lấy sự biến đổi của cây cỏ làm thước đo địa khí . Một vòng địa khí được tính từ khi một loài cây nào đó có hoa cho đến khi cây đó lại có hoa . Chính vì vậy cho nên có giai đoạn con người lấy tên một số loại cây đặt tên cho tháng . Chẳng hạn : " Tháng 1 là Hạnh nguyệt , tháng 2 là Đào nguyệt , tháng 3 Hòe nguyệt , ..." .( Trích Nguyên lí thời sinh học cổ phương đông của Lê Văn Sửu ) .

        - Tuy nhiên việc này dẫn đến mâu thuẫn mà lí luận của bộ tộc Thiểu Điển không giải quyết được đó là không giải thích được vì sao thiên khí và địa khí có lúc đồng nhất , có lúc không đồng nhất . Có những năm sau 12 chu kì trăng thì Hoa đào lại nở , nhưng có những năm phải 13 chu kì trăng hoa đào mới lại nở . Chính nhờ cái bùa phép được truyền mà họ hiểu ra nguyên nhân và bắt đầu hình thành tư tưởng về tính nhuận cho âm lịch .

        - Bên cạnh đó cũng cần phải hiểu rằng chu kì Địa khí theo cách tính của tộc Thiểu Điển được chia thành 6 bước , mỗi bước tương ứng với 1 loại khí ( Lục khí ) vận hành tuần tự như sau : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thiếu dương tướng hỏa , Thái âm thấp thổ , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy . Cính vì vậy , Hoàng Đế bát Thập Nhất Nạn Kinh có viết :

        " Bắt đầu từ ngày Giáp Tý sau tiết đông chí đến 60 ngày về sau , là thời kì vượng của khí Thiếu Dương ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 2 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Dương Minh ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 3 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thái Dương ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 4 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thái Âm ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 5 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thiếu Âm ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 6 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thiếu Âm ; Mỗi khí vượng 60 ngày , 6 lần 60 là 360 ngày thành 1 năm . Đại khái ngày thời vượng của khí Tam Âm , Tam Dương là như vậy . "

        - Đây chính là cơ sở của tư tưởng về Lục Nghi . Nghĩa là lấy Lục Nghi để xét sự vận hành của Địa khí trong mối quan hệ với Thiên khí tức Tam Kì .

        * Vấn đề thứ 2 : Vì sao Tam Kì , Lục nghi vận động trái ngược nhau .
        - Ai trong chúng ta đều thấy khó hiểu khi ngày nào mặt trời cũng mọc ở phía đông và lặn xuống ở phía tây , không phân biệt là nửa đầu của năm hay nửa sau của năm . Nên không hình dung ra là điều rất bình thường . Cho nên , phải xét kĩ trong tự nhiên cái gì là Tam Kì , cái gì là Lục Nghi .

        + Tam kì như đã giải thích ở phần trên trong tự nhiên là Mặt trời , Mặt trăng và các sao cố định của Hoàng đạo .
        + Lục Nghi là địa khí là mặt đất , là nơi chúng ta đang đứng .

        - Hãy so sánh vị trí xuất hiện của các sao Hoàng đạo ở phía đông trong nửa đầu của một năm chúng ta sẽ thấy . Nó bắt đầu từ mọc từ phía đông nam tức cung Tốn của Hậu Thiên Bát Quái và ngày càng lên cao dần và di chuyển về hướng cung Càn của Hậu Thiên Bát Quái ( Quan sát sự thay đổi của nó trong 2 tháng sẽ nhận ra ) . Đây cũng chính là nguyên nhân của Cửu tinh an thuận . Ở nửa sau của Năm , chúng ta lại tháy các sao của Hoàng đạo mọc ở phương Tây Bắc tức cung Khôn của Hậu Thiên Bát Quái , dần lên cao và di chuyển theo hướng cung Cấn của Hậu Thiên Bát Quái . Đây là nguyên nhân của Cửu Tinh an nghịch .

        * Xin phép các bác để bài sau tiếp tục vậy . Em chào các bác !!!! Các bác thấy chỗ nào không hợp lí nhắc em để em làm rõ . Cảm ơn các bác !
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 25-02-17 lúc 09:43
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        3kubond (25-02-17),DangHuyAnh (26-02-17),HIEUMINH81 (05-03-17),longtuan (27-02-17),ThaiDV (25-02-17)

      6. #204
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!!

        Thật lòng xin lỗi bác nào bị rơi mất mồm ,vì cười khi đọc bài của em . Vì trong bài vừa rồi có sự nhầm lẫn nghiêm trọng trong đoạn sau
        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi



        * Vấn đề thứ 2 : Vì sao Tam Kì , Lục nghi vận động trái ngược nhau .

        - Hãy so sánh vị trí xuất hiện của các sao Hoàng đạo ở phía đông trong nửa đầu của một năm chúng ta sẽ thấy . Nó bắt đầu từ mọc từ phía đông nam tức cung Tốn của Hậu Thiên Bát Quái và ngày càng lên cao dần và di chuyển về hướng cung Càn của Hậu Thiên Bát Quái ( Quan sát sự thay đổi của nó trong 2 tháng sẽ nhận ra ) . Đây cũng chính là nguyên nhân của Cửu tinh an thuận . Ở nửa sau của Năm , chúng ta lại tháy các sao của Hoàng đạo mọc ở phương Tây Bắc tức cung Khôn của Hậu Thiên Bát Quái , dần lên cao và di chuyển theo hướng cung Cấn của Hậu Thiên Bát Quái . Đây là nguyên nhân của Cửu Tinh an nghịch .
        - Chỗ in đậm
        là phần nhầm lẫn . Nay em sửa lại như sau :

        Ở nửa sau của năm , các sao Hoàng đạo sẽ mọc ở phương đông bắc , tức cung Cấn của Hậu Thiên Bát Quái , sau đó lên cao dần và di chuyển về hướng cung Khôn của Hậu Thiên Bát Quái . Đây là nguyên nhân an ngược Cửu tinh trong địa bàn sau tiết Hạ Chí .

        - Bác nào rơi mất mồm vì cười sự nhầm lẫn vừa rồi cho em xin lỗi ...hehehe . (Em đã cho mặt trời mọc đằng tây ) Em chân thành cảm ơn .!!!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 25-02-17 lúc 17:36
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        longtuan (27-02-17),trampervn (27-02-17)

      8. #205
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!!

        * Bài trước , em đã giải thích rõ cho các bác : NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA TAM KÌ . Căn cứ vào đó chắc các bác đã phần nào đoán định được NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA LỤC NGHI .

        - Như em nói , TAM KÌ chính là Nhật - Nguyệt - Tinh tú của Hoàng Đạo . Lục nghi là các bước của Địa Khí , mà sự vận động của Địa Khí chính là sự vận động của MẶT ĐẤT NƠI CHÚNG TA ĐANG ĐỨNG . Trong mối quan hệ về sự vận động giữa TAM KÌ và LỤC NGHI , các bác cứ tưởng tượng LỤC NGHI là cây cột số bên đường , TAM KÌ là xe cộ đang lưu thông sẽ rõ . Nếu xe cộ đi từ bắc xuống nam thì cây cột số có xu hướng vận động lùi lại từ nam lên bắc . Nếu xe cộ đi từ nam lên bắc , thì cây cột số có xu hướng đi ngược lại từ bắc về nam .

        - Sở dĩ có thể dùng ví dụ trên minh họa , là vì sự vận động của LỤC NGHI- TAM KÌ là kết quả của việc cổ nhân đứng trên mặt đất mà quan sát bầu trời .( Không phải quan sát từ vệ tinh nhân tạo , kính viễn vọng trong không gian .) . Vì thế , ở nửa đầu của năm . Khi các sao Hoàng đạo ( Tam Kì ) có xu hướng đi từ đông nam lên tây bắc , thì người quan sát ( Lục Nghi )có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây bắc về đông nam . Ở nửa sau của năm , khi các sao Hoàng đạo ( Tam kì ) có xu hướng di chuyển từ đông bắc xuống tây nam , thì người quan sát ( Lục Nghi ) có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây nam lên đông bắc .

        * Sự hình thành khái niệm "Độn Giáp"

        - Sự hình thành khái niệm này bắt đầu từ việc con người sử dụng 60 hoa giáp làm thước đo sự vận động của Địa Khí .

        + Ở thời kì đầu , khi 60 hoa giáp được sử dụng làm thước đo sự vận động của Lục Khí trong năm và tính theo ngày , thì khái niệm ĐỘN GIÁP chưa xuất hiện . Vì lúc này , Lục Giáp trong 60 hoa giáp không bị độn và đâu cả , mà chỉ dùng khái niệm , Giáp Tý lần 1 , Giáp Tý lần 2 , ...Như chúng ta thấy trong đoạn trích sách Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nạn Kinh .

        + Khi Địa Khí của mỗi tiết đã được định thành từng cục số , thì khái niệm Độn Giáp ra đời ( Cổ nhân định cục số cho mỗi tiết như thế nào , em sẽ trình bày vào dịp khác ) . Cụ thể là :

        Mỗi cục 5 ngày tức là = 60 giờ = 60 hoa giáp . Sau đó đem 60 hoa giáp đó phân phối vào Lục Nghi thì mỗi nghi là một tuần ( gồm 10 giờ ) . Lục Nghi = Lục tuần = Giáp tý + Giáp tuất + Giáp thân + Giáp ngọ + Giáp thìn + Giáp dần .

        Để tránh nhầm lẫn giữa việc dùng 60 hoa giáp đo vận động của Luc Khí theo ngày với việc sử dụng 60 hoa giáp để đo sự vận động của Cục Số Địa Khí theo giờ . Và để tiện cho việc sắp xếp Lục Nghi và Tam Kì trên địa bàn . Cổ nhân đã mượn THẬP CAN và chia ra làm 2 phần . Lục Nghi được đại diện bằng các can : Mậu - Kỉ - Canh -Tân - Nhâm - Quí . Tam Kì được đại diện bởi các can : Ất - Bính - Đinh .

        * Như vậy có thể thấy Độn Giáp nghĩa là đem Lục Giáp ẩn dưới Lục Nghi . Cụ thể là Lục giáp : Giáp Tý , Giáp Tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Ẩn dưới 6 can tương ứng là : Tuần Giáp Tý ẩn dưới can Mậu , tuần Giáp Tuất ẩn dưới can Kỷ , tuần Giáp Thân ẩn dưới can Canh, tuần Giáp Ngọ ẩn dưới can Tân , tuần Giáp Thìn ẩn dưới can Nhâm và tuần Giáp Dần ẩn dưới can Quý . .

        * Qua đây , có thể thấy rằng trên Địa Bàn những chữ Mậu , Kỉ , Canh , Tân , Nhâm , Quý thực chất là kí tự viết tắt ( kí tự đại diện , kí tự thay thế ) của Giáp Tý , Giáp tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp thìn , Giáp Dần , mà không phải là tên Can của Giờ .

        * Em chào các bác , Chúc các bác luôn vui vẻ !!!!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        3kubond (27-02-17),anhtrong (27-02-17),caocau0211 (02-03-17),DangHuyAnh (27-02-17),HIEUMINH81 (05-03-17),trampervn (01-03-17)

      10. #206
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác !!! Hôm nay , em xin tiếp tục làm rõ khái niệm : Thế nào là " Độn Giáp"

        * Để hiểu thật rõ ràng về nó . Trước hết cần xét qua tiến trình hình thành và phát triển của Độn Giáp kì môn trong lịch sử . Trong đó , quá trình hình thành Kì Môn Độn Giáp là giai đoạn quyết định nội dung khái niệm : Thế nào là Độn Giáp . Bên cạnh đó phải làm rõ vấn đề : Tam kì là gì ? Lục nghi là gì ? Vì sao chúng luôn vận động trái ngược nhau ?.

        * Vấn đề thứ nhất : Quá trình hình thành Độn Giáp Kì Môn

        - Sự hình thành KÌ Môn Độn Giáp , được chia thành 2 giai đoạn cơ bản . Hai giai đoạn này được nói rõ trong Độn Giáp Tông Tự như sau :

        " Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Suy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao truyền bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra Kì Môn . Độn Giáp có từ đó .

        Đế Nghiêu sai Đại Vũ đi trị thủy , được Huyền Nữ trao truyền văn thư , mà nhận rùa thiêng sông Lạc , lưng mang cửu trù . Độn Giáp được xếp thành từ đó ." ( Trích trong Độn Giáp Tông tự - Độn Giáp Toàn Thư của Lưu Bá Ôn )

        - Đoạn trích trên các bác chú ý phần in đậm sẽ thấy rõ hai giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành Kì Môn Độn Giáp .

        + Giai đoạn thứ nhất của quá trình này , là giai đoạn hình thành các khái niệm : Độn Giáp , Lục Nghi , Tam Kì , Trực Phù , Mối quan hệ giữa Tam Kì và Lục Nghi .
        + Giai đoạn thứ hai , là giai đoạn hình thành các khái niệm : Cửu tinh , Bát Môn , Thiên bàn , Địa bàn , Nhân Bàn .

        Ở đây , em chỉ làm rõ nội dung của giai đoạn thứ nhất .

        - Căn cứ vào phần thứ nhất của đoạn trích , có thể thấy rằng Độn giáp kì môn có sau khi Hoàng Đế được thần trời trao truyền bùa phép . Vậy BÙA PHÉP đó là cái gì mà giúp cho Phong Hậu có thể dùng để điễn ra Kì Môn ? Xin thưa các bác như sau :

        + Kì Môn ở đây chính là ; Tam Kì Ất - Bính - Đinh . Trong đó , Ất là mặt trời , Bính là Mặt trăng , Đinh là các sao cố định của Hoàng đạo . ( Ất - Nhật . Bính - Nguyệt - Đinh -tinh tú ) .
        + Từ đây có thể thấy được rằng ; BÙA PHÉP mà thần trời đã trao cho Hoàng Đế Hiên Viên chính là cách quan sát thiên văn và cách đo chu kì vận động của Nhật - Nguyệt -Tinh .

        - Qua đây , các bác cũng đã hiểu được tam kì là gì . Vậy vì sao nó lại có ý nghĩa quan trọng với Hoàng Đế Hiên Viên đến vậy . Đó là vì trước đó , bộ tộc Thiểu Điển ( Hoàng Đế Hiên Viên là người của bộ tộc Thiểu Điển ) lấy chu kì tròn khuyết của mặt trăng ( Không xét mối quan hệ giữa Mặt trăng và các sao Hoàng đạo và mặt trời ) , để đo Địa Khí . Cụ thể là , lấy chu kì mặt trăng làm thước đo thiên khí . Một vòng thiên khí là 12 chu kì của mặt trăng . lấy sự biến đổi của cây cỏ làm thước đo địa khí . Một vòng địa khí được tính từ khi một loài cây nào đó có hoa cho đến khi cây đó lại có hoa . Chính vì vậy cho nên có giai đoạn con người lấy tên một số loại cây đặt tên cho tháng . Chẳng hạn : " Tháng 1 là Hạnh nguyệt , tháng 2 là Đào nguyệt , tháng 3 Hòe nguyệt , ..." .( Trích Nguyên lí thời sinh học cổ phương đông của Lê Văn Sửu ) .

        - Tuy nhiên việc này dẫn đến mâu thuẫn mà lí luận của bộ tộc Thiểu Điển không giải quyết được đó là không giải thích được vì sao thiên khí và địa khí có lúc đồng nhất , có lúc không đồng nhất . Có những năm sau 12 chu kì trăng thì Hoa đào lại nở , nhưng có những năm phải 13 chu kì trăng hoa đào mới lại nở . Chính nhờ cái bùa phép được truyền mà họ hiểu ra nguyên nhân và bắt đầu hình thành tư tưởng về tính nhuận cho âm lịch .

        - Bên cạnh đó cũng cần phải hiểu rằng chu kì Địa khí theo cách tính của tộc Thiểu Điển được chia thành 6 bước , mỗi bước tương ứng với 1 loại khí ( Lục khí ) vận hành tuần tự như sau : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thiếu dương tướng hỏa , Thái âm thấp thổ , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy . Cính vì vậy , Hoàng Đế bát Thập Nhất Nạn Kinh có viết :

        " Bắt đầu từ ngày Giáp Tý sau tiết đông chí đến 60 ngày về sau , là thời kì vượng của khí Thiếu Dương ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 2 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Dương Minh ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 3 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thái Dương ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 4 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thái Âm ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 5 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thiếu Âm ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 6 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thiếu Âm ; Mỗi khí vượng 60 ngày , 6 lần 60 là 360 ngày thành 1 năm . Đại khái ngày thời vượng của khí Tam Âm , Tam Dương là như vậy . "

        - Đây chính là cơ sở của tư tưởng về Lục Nghi . Nghĩa là lấy Lục Nghi để xét sự vận hành của Địa khí trong mối quan hệ với Thiên khí tức Tam Kì .

        * Vấn đề thứ 2 : Vì sao Tam Kì , Lục nghi vận động trái ngược nhau .
        - Ai trong chúng ta đều thấy khó hiểu khi ngày nào mặt trời cũng mọc ở phía đông và lặn xuống ở phía tây , không phân biệt là nửa đầu của năm hay nửa sau của năm . Nên không hình dung ra là điều rất bình thường . Cho nên , phải xét kĩ trong tự nhiên cái gì là Tam Kì , cái gì là Lục Nghi .

        + Tam kì như đã giải thích ở phần trên trong tự nhiên là Mặt trời , Mặt trăng và các sao cố định của Hoàng đạo .
        + Lục Nghi là địa khí là mặt đất , là nơi chúng ta đang đứng .

        - Hãy so sánh vị trí xuất hiện của các sao Hoàng đạo ở phía đông trong nửa đầu của một năm chúng ta sẽ thấy . Nó bắt đầu từ mọc từ phía đông nam tức cung Tốn của Hậu Thiên Bát Quái và ngày càng lên cao dần và di chuyển về hướng cung Càn của Hậu Thiên Bát Quái ( Quan sát sự thay đổi của nó trong 2 tháng sẽ nhận ra ) . Đây cũng chính là nguyên nhân của Cửu tinh an thuận . Ở nửa sau của Năm , chúng ta lại tháy các sao của Hoàng đạo mọc ở phương Tây Bắc tức cung Khôn của Hậu Thiên Bát Quái , dần lên cao và di chuyển theo hướng cung Cấn của Hậu Thiên Bát Quái . Đây là nguyên nhân của Cửu Tinh an nghịch .

        * Xin phép các bác để bài sau tiếp tục vậy . Em chào các bác !!!! Các bác thấy chỗ nào không hợp lí nhắc em để em làm rõ . Cảm ơn các bác !
        Trong đông y người ta cũng tính ngũ vận , lục khí để kết hợp , thiên địa , nhân 3 thứ kết hợp mà thảo luận tính diễn biến của thời tiết , khí hậu tác động đến con người .......nhưng nó lại thế này :
        Nói về vận có 3
        1 .Đại vận tính chủ khí một năm
        2.Chủ vận , cách tính từ ngày đại hàn 73 ngày 5 khắc một vận thư tự tương sinh mà dần nên tức : mộc sơ vận , nhị hỏa vận , tam thổ , tứ kim, thủy là chung vận .
        3. Khách vận là biến hóa khác thường trong năm như người khách qua đường cái này tính theo khí hóa ( giáp kỷ hóa thổ thì sơ vận là thổ . ât canh kim , bính tân thủy , đinh nhân mộc , mậu quý hỏa )
        Lục khí là phong , nhiệt , hỏa , thấp, táo , hàn
        Lục khí lấy tam âm , tam dương làm đại biểu ....
        Sáu cũng chia làm chủ khí và khách khí .

        Cuối cùng là kết hợp giữa vận và khí để tính .......
        Có cái mốc thời gian khác nhau :
        Lục khí mỗi khí chiếm 4 tiết khí : ví dụ thiếu dương ( tướng hỏa ) bao gồm ( tiểu mãn , mang chủng , hạ chí ) . Thiếu âm ( xuân phân ,thanh minh, cốc vũ , lập hạ . Thái âm ( đại thử , lập thu , xử thử , bạch lộ ) . Dương minh ( thu phân , hàn lộ , sương giáng , lập đông ) . Thái dương ( tiểu , đại tuyết , đông chí , tiểu hàn )
        Vì có ngũ vận nhưng lại có lục khí nên hỏa có thiếu dương tướng hỏa và thiếu âm quân hỏa .....
        Khi vận dụng họ tính thế này ví năm , đinh nhâm đều thuộc mộc vận nhâm là mộc thái quá thì phong khí lưu hành , đinh là mộc bất cập thì táo khí lưu hành ........ từ đó suy ra thời tiết nắng mưa ..... với cây cỏ bệnh tật .....
        Chỗ này ko bàn đúng sai chỉ nêu lên mọi người tham khảo trong vận khí bí điển .
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 01-03-17 lúc 18:07
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      11. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "longtuan" về bài viết có ích này:

        caocau0211 (02-03-17)

      12. #207
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chà các bác !!! Em chào bác Longtuan...!!!

        * Đọc bài của bác Longtuan , em bỗng nhớ tới Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn ( Sách hay nhất , rõ ràng nhất , khoa học nhất về Âm Dương - Ngũ Hành ) , cũng nhớ tới cuộc tranh luận của em và bác VinhL về cái gốc của Địa Chi Tam Hợp Cục Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ . Khi đó em đã khẳng định rằng : sở dĩ hợp nhau vì giờ khắc chuyển tiết khí của 24 tiết khí những năm đó giống hệt nhau . Cụ thể là :

        - Những năm Dần , Ngọ , Tuất . Tiết Đông chí đều bắt đầu từ giờ Tý .
        - Những năm Hợi , Mão , Mùi . Tiết Đông Chí đều bắt đầu từ giờ Mão .
        - Những năm Tỵ , Dậu , Sửu . Tiết đông Chí đều bắt đầu từ giờ Dậu .
        - Những năm Thân , Tý , Thìn . Tiết Đông chí đều bắt đầu từ giờ Ngọ .

        * Điều đó có nghĩa là ở thời điểm đó con người đã biết sử dụng Lịch Tiết Khí với số ngày là 365, 24 . Tức là cứ 4 năm có 1 năm nhuận . Nay trích lại đoạn văn trong Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn nói về vấn đề trên để mọi người được rõ .

        " Hoàng Đế hỏi :
        - Xin cho biết " Tuế hậu " như thế nào ?

        Kì Bá thưa rằng :
        - Nhật đi một vòng , Thiên khí bắt đầu từ khắc thứ nhất . Nhật đi hai vòng , Thiên Khí bắt đầu từ 26 khắc . Nhật đi ba vòng , Thiên Khí bắt đầu từ 51 khắc . Nhật đi bốn vòng , Thiên Khí bắt đầu từ 76 khắc . Nhật đi năm vòng , Thiên khí lại bắt đầu từ khắc thứ nhất .

        - Vậy nên , về những năm Dần , Ngọ , Tuất : Khí hội giống nhau . Những năm , Thân , Tý , Thìn : Khí hội giống nhau . Những năm Hợi , Mão , Mùi : Khí hội giống nhau . Những năm Tỵ , Dậu , Sửu : Khí hội giống nhau . Cứ thế cuối cùng mà lại bắt đầu . " ( Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn . Bản dịch của Nguyễn Tử Siêu , chú giải Mã Nguyên Đài )

        * Đoạn trích này không những làm rõ nguồn gốc của Địa Chi Tam Hợp , mà còn giúp các bác lí giải nguồn gốc Thiên Can Hóa Hợp .

        * Chúc các bác có thêm những khám phá mới . Em chào các bác !!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        DangHuyAnh (03-03-17),HIEUMINH81 (05-03-17),ThaiDV (03-03-17)

      14. #208
        Tham gia ngày
        Nov 2016
        Bài gửi
        24
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        Chào BanChatDichHoc,

        Bạn cho mình hỏi theo cách tính của bạn thì năm nhuận có khác với năm không nhuận hay ko? ví dụ tháng 08/1976 nhuận thì tính ntn?

        Thanks.
        Ricky

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác !!!

        * Bài trước , em đã giải thích rõ cho các bác : NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA TAM KÌ . Căn cứ vào đó chắc các bác đã phần nào đoán định được NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA LỤC NGHI .

        - Như em nói , TAM KÌ chính là Nhật - Nguyệt - Tinh tú của Hoàng Đạo . Lục nghi là các bước của Địa Khí , mà sự vận động của Địa Khí chính là sự vận động của MẶT ĐẤT NƠI CHÚNG TA ĐANG ĐỨNG . Trong mối quan hệ về sự vận động giữa TAM KÌ và LỤC NGHI , các bác cứ tưởng tượng LỤC NGHI là cây cột số bên đường , TAM KÌ là xe cộ đang lưu thông sẽ rõ . Nếu xe cộ đi từ bắc xuống nam thì cây cột số có xu hướng vận động lùi lại từ nam lên bắc . Nếu xe cộ đi từ nam lên bắc , thì cây cột số có xu hướng đi ngược lại từ bắc về nam .

        - Sở dĩ có thể dùng ví dụ trên minh họa , là vì sự vận động của LỤC NGHI- TAM KÌ là kết quả của việc cổ nhân đứng trên mặt đất mà quan sát bầu trời .( Không phải quan sát từ vệ tinh nhân tạo , kính viễn vọng trong không gian .) . Vì thế , ở nửa đầu của năm . Khi các sao Hoàng đạo ( Tam Kì ) có xu hướng đi từ đông nam lên tây bắc , thì người quan sát ( Lục Nghi )có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây bắc về đông nam . Ở nửa sau của năm , khi các sao Hoàng đạo ( Tam kì ) có xu hướng di chuyển từ đông bắc xuống tây nam , thì người quan sát ( Lục Nghi ) có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây nam lên đông bắc .

        * Sự hình thành khái niệm "Độn Giáp"

        - Sự hình thành khái niệm này bắt đầu từ việc con người sử dụng 60 hoa giáp làm thước đo sự vận động của Địa Khí .

        + Ở thời kì đầu , khi 60 hoa giáp được sử dụng làm thước đo sự vận động của Lục Khí trong năm và tính theo ngày , thì khái niệm ĐỘN GIÁP chưa xuất hiện . Vì lúc này , Lục Giáp trong 60 hoa giáp không bị độn và đâu cả , mà chỉ dùng khái niệm , Giáp Tý lần 1 , Giáp Tý lần 2 , ...Như chúng ta thấy trong đoạn trích sách Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nạn Kinh .

        + Khi Địa Khí của mỗi tiết đã được định thành từng cục số , thì khái niệm Độn Giáp ra đời ( Cổ nhân định cục số cho mỗi tiết như thế nào , em sẽ trình bày vào dịp khác ) . Cụ thể là :

        Mỗi cục 5 ngày tức là = 60 giờ = 60 hoa giáp . Sau đó đem 60 hoa giáp đó phân phối vào Lục Nghi thì mỗi nghi là một tuần ( gồm 10 giờ ) . Lục Nghi = Lục tuần = Giáp tý + Giáp tuất + Giáp thân + Giáp ngọ + Giáp thìn + Giáp dần .

        Để tránh nhầm lẫn giữa việc dùng 60 hoa giáp đo vận động của Luc Khí theo ngày với việc sử dụng 60 hoa giáp để đo sự vận động của Cục Số Địa Khí theo giờ . Và để tiện cho việc sắp xếp Lục Nghi và Tam Kì trên địa bàn . Cổ nhân đã mượn THẬP CAN và chia ra làm 2 phần . Lục Nghi được đại diện bằng các can : Mậu - Kỉ - Canh -Tân - Nhâm - Quí . Tam Kì được đại diện bởi các can : Ất - Bính - Đinh .

        * Như vậy có thể thấy Độn Giáp nghĩa là đem Lục Giáp ẩn dưới Lục Nghi . Cụ thể là Lục giáp : Giáp Tý , Giáp Tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Ẩn dưới 6 can tương ứng là : Tuần Giáp Tý ẩn dưới can Mậu , tuần Giáp Tuất ẩn dưới can Kỷ , tuần Giáp Thân ẩn dưới can Canh, tuần Giáp Ngọ ẩn dưới can Tân , tuần Giáp Thìn ẩn dưới can Nhâm và tuần Giáp Dần ẩn dưới can Quý . .

        * Qua đây , có thể thấy rằng trên Địa Bàn những chữ Mậu , Kỉ , Canh , Tân , Nhâm , Quý thực chất là kí tự viết tắt ( kí tự đại diện , kí tự thay thế ) của Giáp Tý , Giáp tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp thìn , Giáp Dần , mà không phải là tên Can của Giờ .

        * Em chào các bác , Chúc các bác luôn vui vẻ !!!!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #209
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ! Em chào bác Richky ...!!!

        * Bác Ricky có hỏi em là : " ... Năm nhuận có khác với năm không nhuận hay không ? Ví dụ tháng 8/1976 nhuận thì tính như ntn ?" .

        * Xin trả lời bác Ricky như sau :

        - Năm nhuận của dương lịch và âm lịch là khác nhau .
        + Với dương lịch : Năm nhuận có 366 ngày , năm thường có 365 ngày .
        + Với âm lịch : Năm nhuận có 13 tháng , năm thường có 12 tháng . Nguyên nhân là vì , tháng của âm lịch tính theo chu kì giao hội của mặt trăng là 29,5 ngày . Cho nên có tháng thiếu , tháng đủ . Nếu lấy 12 tháng là chu kì trung bình của một năm . So sánh với chu kì của khí tiết là 365 , 25 ngày , thì cứ sau 2 năm nó lại lệch với chu kì tiết khí . Do vậy , phải có tháng nhuận để tạo ra sự tương hợp vậy .

        - Khi cổ nhân sử dụng số chuẩn của một vòng Chu Thiên là 365,25 ngày . Để phân tích chu kì tiết khí , thì không có khái niệm năm nhuận . Vì nguyên nhân sau ;

        + Số ngày đi hết 1 vòng tiết khí là 365 ngày . Mỗi ngày = 100 khắc (Khắc là Đơn vị đo thời gian thời cổ đại )
        + Số dư của 1 chu kì là 25 khắc sẽ được cộng vào cho chu kì tiếp theo . Có nghĩa là nếu :
        năm trước Tiết đông chí bắt đầu từ giờ Tý của ngày chuyển tiết . Thì năm sau
        Tiết Đông Chí sẽ bắt đầu từ giờ Mão của ngày chuyển tiết , năm tiếp theo tiết Đông Chí sẽ bắt đầu từ giờ Ngọ của ngày chuyển tiết , năm sau đó Đông chí bắt đầu từ giờ Dậu của ngày chuyển tiết , năm tiếp theo Đông chí lại được khởi đầu vào giờ Tý của ngày chuyển tiết .... Như vậy , những năm liên tiếp nhau thì giờ khởi tiết khác nhau .

        * Tuy nhiên , tùy thuộc vào lĩnh vực mà vấn đề này được vận dụng khác nhau . Như :

        +Lịch Pháp ( âm lịch ) có cách vận dụng riêng . Tháng nhuận được chia 2 phần , nửa đầu của tháng được tính cho tiết khí trước , nửa sau của tháng được tính cho tiết khí sau .
        + Độn Giáp có cách vận dụng riêng , qua việc Siêu Thần , Tiếp Khí .
        + Độn Nhâm có cách vận dụng riêng , lấy thời điểm Thái Dương quá cung để xác định Nguyệt Tướng .
        + Đông y .....


        * Em chào các bác !!!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 04-03-17 lúc 23:12
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        HIEUMINH81 (05-03-17),trandoan (06-03-17)

      17. #210
        Tham gia ngày
        Nov 2016
        Bài gửi
        24
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        =>gặp giờ Giáp Tý vẫn an được theo vd của bạn thì an ở cung "Khảm", giờ Bính dần thì an ở cung "Cấn" , ....
        =>vì lâu rồi mình ko dùng kỳ môn, chỉ còn lại trình tính toán mình nhập năm-tháng-ngày- giờ vào là ch.trình tự tính toán thôi.
        =>còn việc đúng sai mình chưa biết vì trước đó mình làm theo hướng dẫn phần lớn từ bài viết a.VinhL và trên diễn đàn..


        Nếu có gì sai xót bạn trợ giúp để mình chỉnh thêm một bản nữa rồi gửi lên diễn đàn cho mọi người tham khảo.

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác !!! Em chào bác Hactientn !!!

        * Hôm nay , em xin giải thích một phần những sai lầm của đại bộ phận các sách viết về Độn Giáp Kì Môn

        - Các sách này đều có đặc điểm chung là : Lấy Trực Phù Cửu Tinh - Tinh của phù đầu Lục giáp an lên Thời Can của Địa Bàn . Làm như vậy là không hiểu "Thế nào là Độn Giáp" .

        Vd : Giờ bính dần , ngày Giáp Tý , tiết Đông Chí thượng nguyên , cục 1 dương độn . Nếu hiểu theo cách trên thì : Ngày Giáp tý thuộc Lục Mậu - Trực Phù Cửu Tinh là Thiên Bồng . Trên Địa bàn Thiên Bồng sẽ được an vào cung Cấn .

        - Biểu hiện cái sai này là ở đâu ?
        Cách hiểu như trên sai ở chỗ : Gặp giờ xem là Giáp Tý sẽ không biết an Trực Phù Cửu Tinh ở cung nào . Vì trên địa bàn chỉ có Ất , bính , đinh , canh , tân , nhâm , quý mà không có cung chứa Giáp .

        - Từ cái sai này dẫn đến , có người cho rằng giờ có can Giáp của Lục Mậu thì an lên cung có chứa Mậu , Giờ có can Giáp của Lục Canh an lên Canh , ....

        - Nghĩa là họ cho rằng : Độn Giáp tức là Giáp của địa bàn vì lí do nào đó đã ẩn đi
        . Đây chính là một sai lầm cơ bản .

        * Vậy phải hiểu thế nào là Độn Giáp . Em xin nói rõ ở bài sau . Vì có thể hơi dài dòng một chút .
        * Chúc các bác vui vẻ !!!!
        thay đổi nội dung bởi: Ricky, 05-03-17 lúc 08:09
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 21/31 đầuđầu ... 111920212223 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •