Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 29/31 đầuđầu ... 192728293031 cuốicuối
    kết quả từ 281 tới 290 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #281
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Sau đây là tổng kết hết các trường hợp có thể xảy ra:
        (B1 là Biến 1, B2 là Biến 2, vv....)

        5,4,4 trị số là 3+3+3 = 9, Lão Dương, hào Trùng
        B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 4 (đếm 10 lần 4), B3 dư 4 (đếm 9 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 13 thẻ, còn dư lại 49 - 13=36 thẻ. Tổng cộng phải đếm đến 30 lần 4 (120 thẻ).

        5,4,8, trị số 3+3+2 = 8, Thiếu Âm, hào Triết
        B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 4 (đếm 10 lần 4), B3 dư 8 (đếm 8 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 17 thẻ, còn dư lại 49 – 17 = 32 thẻ. Tổng cộng phải đếm đến 29 lần 4 (116 thẻ).

        5,8,4, trị số 3+2+3 = 8, Thiếu Âm, hào Triết
        B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 8 (đếm 9 lần 4), B3 dư 4 (đếm 8 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 17 thẻ, còn dư lại 49 – 17 = 32 thẻ. Tổng cộng phải đếm đến 28 lần 4 (112 thẻ)

        5,8,8, trị số 3+2+2 = 7, Thiếu Dương, hào Đơn
        B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 8 (đếm 9 lần 4), B3 dư 8 (đếm 7 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 21 thẻ,
        còn dư lại 49 – 21 = 28 thẻ. Tổng cộng phải đếm 27 lần 4 (108 thẻ)

        9,4,4, trị số 2+3+3 = 8, Thiếu Âm, hào Triết
        B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 4 (đếm 9 lần 4), B3 dư 4 (đếm 8 lần 4), tống cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 17 thẻ, còn dư lại 49 – 17 = 32 thẻ. Tổng cộng phải đếm 27 lần 4 (108 thẻ)

        9,4,8, trị số 2+3+2 = 7, Thiếu Dương, hào Đơn
        B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 4 (đếm 9 lần 4), B3 dư 8 (đếm 7 lần 4), tống cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 21 thẻ,
        còn dư lại 49 – 21 = 28 thẻ. Tổng cộng phải đếm 26 lần 4 (104 thẻ)

        9,8,4, trị số 2+2+3 = 7, Thiếu Dương, hào Đơn
        B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 8 (đếm 8 lần 4), B3 dư 4 (đếm 7 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 21 thẻ,
        còn dư lại 49 – 21 = 28 thẻ. Tổng cộng phải đếm 25 lần 4 (100 thẻ)

        9,8,8, trị số 2+2+2 = 6, Thái Âm, hào Giao
        B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 8 (đếm 8 lần 4), B3 dư 8 (đếm 6 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 25 thẻ,
        còn dư lại 49 – 25 = 24 thẻ. Tổng cộng phải đếm 24 lần 4 (96 thẻ)

        Mỗi một hào cần có 3 lần Biến, mỗi một Biến có 4 Doanh.
        Sách là gì?
        1 Cọng cỏ thi được cho là một đơn vị Sách.
        Tứ Doanh(四營) là gì?
        Tứ Doanh tức là 4 động tác, “Phân Nhị(分二)”, “Quải 1(掛一)”, “Thiệt 4(揲四)”, “Quy Kỳ(歸奇)”
        Phân Nhị: Chia làm 2 (Lưỡng Nghi)
        Quải 1: Tức treo 1 cọng vào tay, sách nói, Quải Nhất vi Tượng Tam, tức nói đến Tam Tài.
        Thiệt 4: Thiệt có nghĩa là dùng tay để đếm, mỗi lần đếm 4 cọng.
        Quy Kỳ: Quy là trả lại, Kỳ hay Cơ củng có nghĩa là số thừa, số lẻ, tức số cọng còn sót lại sau khi đếm 4.
        Sách nói Tứ Doanh nhi thành Dịch, Nhất phân lưỡng nghi, tam tài, tứ thời, nhuận số (thừa số), Tam Biến nhi thành Hào, 18 Biến nhi thành Quái.

        Theo như trên ta thấy rằng nếu số cọng kẹp ở Tay là
        13 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 13 = 36,
        17 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 17 = 32
        21 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 21 = 28
        25 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 25 = 24

        Dịch nói tứ Doanh số là
        Thái Dương = 36, 9x4=36
        Thiếu Âm = 32, 8x4=32
        Thiếu Dương = 28, 7x4=28
        Thái Âm = 24, 6x4=24
        Nay liệt kê lại các chi tiết trên ta có các số Sách như sau:
        Thái Dương 13 Sách Kẹp, 36 Sách Thừa, Đếm 30 lần 4 (tức 120 Sách)
        Thiếu Âm 17 Sách Kẹp, 32 Sách Thừa, Đếm 29, 28, hoặc 27 lần 4 (tức 116,112, hoặc 108 Sách)
        Thiếu Dương 21 Sách Kẹp, 28 Sách Thừa, Đếm 27, 26, 25 lần 4 (tức 108, 104, hoặc 100 Sách)
        Thái Âm 25 Sách Kẹp, 24 Sách Thừa, Đếm 24 lần 4 (tức 96 Sách)

        Cách sách Dịch đều nói đến các số 9,8,7,6 và 36, 32, 28, 24, còn 13,17,21, 25 thì ít sách nào nhắc đến.
        Ta thấy số 108 này có thể là Thiếu Dương mà củng có thể là Thiếu Âm, tức đây là số mà Thiếu Âm Dương giao nhau nhỉ?
        108 = 2^2 x 3^3
        72 = 2^3 x 3^2
        36 = 2^2 x 3^2
        12 = 2^2 x 3^1
        6 = 2^1 x 3^1
        Đây toàn là những con số Tham Thiên Lưỡng Địa quan trong trong lý học đông phương à!
        Xem dãy số của Fibonacci nhé:
        0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144
        Số của Lão Dương là 13, Số của Thiếu Dương là 21, Số của Thiên Địa là 55. Đều là những con số rất thiên nhiên nhĩ?

        Xác Suất của Hào
        Theo phần liệt kế xác suất ở trên ta có
        5&4 trị số 3, 9&8 trị số 2
        P(5) = 3/4, P(9)= 1/4, P(4) = 1/2, P(8) = 1/2

        5,4,4 (13 Sách, trị số 9) = P(5,4,4) = P(5)xP(4)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        5,4,8 (17 Sách, trị số 8) = P(5,4,8) = P(5)xP(4)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        5,8,4 (17 Sách, trị số 8) = P(5,8,4) = P(5)xP(8)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        5,8,8 (21 Sách, trị số 7) = P(5,8,8) = P(5)xP(8)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        9,4,4 (17 Sách, trị số 8) = P(9,4,4) = P(9)xP(4)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        9,4,8 (21 Sách, trị số 7) = P(9,4,8) = P(9)xP(4)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        9,8,4 (21 Sách, trị số 7) = P(9,8,4) = P(9)xP(8)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        9,8,8 (25 Sách, trị số 6) = P(9,8,8) = P(9)xP(8)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16

        Hào Lão Dương 13 Sách, trị số 9 = P(5,4,4) = 3/16
        Hào Thiếu Âm 17 Sách, trị số 8 = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 3/16 + 3/16 + 1/16 = 7/16
        Hào Thiếu Dương 21 Sách, trị số 7 = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 3/16 + 1/16 + 1/16 = 5/16
        Hào Thái Âm 25 Sách, trị số 6 = P(9,8,8) = 1/16
        P(LãoDương) = P(13) = P(9) = 3/16
        P(ThiếuÂm) = P(17) = P(8) = 7/16
        P(ThiếuDương) = P(21) = P(7) = 5/16
        P(LãoÂm) = P(25) = P(6) = 1/16
        Theo như đó thì chúng ta thấy Quẻ Dịch Cỏ Thi thích Thiếu Nữ (7/16) nhất rồi đến Thiếu Nam (5/16), sau đó tới Lão Ông (3/16) rồi mới tới Lão Bà (1/16). Như vậy là có công bằng không nhỉ?

        Như vậy thì xác suất của một quẻ Thiên Địa Bĩ biến thành Địa Thiên Thái tức là
        13,13,13,25,25,25 = P(13)xP(13)xP(13)xP(25)xP(25)xP(25) = (3/16)^3x(1/16)^3 = 27/16^6 = 27/16777216 = 0.0001609325408935546875%
        P(Bĩ biến Thái) = 0.00016%
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        3kubond (18-04-17),Phạm Hà Dương (18-04-17),Phương Ngân (21-04-17)

      3. #282
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Theo sự liệt kê xác suất của Thái Thiếu phía trên thì xác xuất của
        1 Hào Động là P(13)+P(25) = 3/16+1/16 = 4/16 = 1/4
        1 Hào Tĩnh là P(17)+P(21) = 7/16+5/16 = 12/16 = 3/4

        Toàn bộ Dịch Biến có 4096 quẻ vậy ta có bao nhiêu quẻ 0 hào động (quẻ Tĩnh), 1 hào động, 2 hào động, vv.....?
        0 Hào Động: C(6,0) x 2^6 = 64 quẻ
        1 Hào Động: C(6,1) x 2^6 = 384 quẻ
        2 Hào Động: C(6,2) x 2^6 = 960 quẻ
        3 Hào Động: C(6,3) x 2^6 = 1280 quẻ
        4 Hào Động: C(6,4) x 2^6 = 960 quẻ
        5 Hào Động: C(6,5) x 2^6 = 384 quẻ
        6 Hào Động: C(6,6) x 2^6 = 64 quẻ
        (64+384+960+1280+960+384+64) = 4096 quẻ!

        Như vậy xác suất của quẻ
        0 Hào Động là C(6,0) x (1/4)^0 x (3/4)^6 = (1x1x729)/4096 = 729/4096 = 17.80%
        1 Hào Động là C(6,1) x (1/4)^1 x (3/4)^5 = (6x1x243)/4096 = 1458/4096 = 35.60%
        2 Hào Động là C(6,2) x (1/4)^2 x (3/4)^4 = (15x1x81)/4096 = 1215/4096 = 29.66%
        3 Hào Động là C(6,3) x (1/4)^3 x (3/4)^3 = (20x1x27)/4096 = 540/4096 = 13.18%
        4 Hào Động là C(6,4) x (1/4)^4 x (3/4)^2 = (15x1x9)/4096 = 135/4096 = 3.30%
        5 Hào Động là C(6,5) x (1/4)^5 x (3/4)^1 = (6x1x3)/4096 = 18/4096 = 0.44%
        6 Hào Động là C(6,6) x (1/4)^6 x (3/4)^0 = (1x1x1)/4096 = 1/4096 = 0.02%
        (17.80%+35.60%+29.66%+13.18%+3.30%+0.44%+0.02%) = 100%

        Nay xin đi vào chi tiết của các Quẻ.
        Quẻ 6 Hào Động:
        0 Trùng: C(6,0) = 1 quẻ, Xác Suất (1 x 3^0 x 1^6)/16^6 = 1/16^6
        1 Trùng: C(6,1) = 6 quẻ, Xác Suất (6 x 3^1 x 1^5)/16^6 = 18/16^6
        2 Trùng: C(6,2) = 15 quẻ, Xác Suất (15 x 3^2 x 1^4)/16^6 = 135/16^6
        3 Trùng: C(6,3) = 20 quẻ, Xác Suất (20 x 3^3 x 1^3)/16^6 = 540/16^6
        4 Trùng: C(6,4) = 15 quẻ, Xác Suất (15 x 3^4 x 1^2)/16^6 = 1215/16^6
        5 Trùng: C(6,5) = 6 quẻ, Xác Suất (6 x 3^5 x 1^2)/16^6 = 1458/16^6
        6 Trùng: C(6,6) = 1 quẻ, Xác Suất (1 x 3^6 x 1^0)/16^6 = 729/16^6
        Tổng Cộng (1+6+15+20+15+6+1) = 64 quẻ
        Xác Suất Tổng Cộng (1+18+135+540+1215+1458+729)/16^6 = 4096/16^6 = 1/4096 = 0.02%!!!

        Quẻ Thiên Địa Bĩ biến Địa Thiên Thái là một trong C(6,3) = 20 quẻ 6 Hào Động có 3 Dương Động, cho nên xác suất phải là 1/20 x 540/16^6 = 540/(20x16^6) = 27/16^6 = 0.0001609325408935546875%
        (Như đã tính ở trên theo phương pháp nhân xác suất từng Hào!).

        Quẻ 5 Hào Động
        0 Trùng: C(5,0) x C(6,5) x 2 = 1x6x2= 12 quẻ, Xác Suất ((12/2) x (3^0 x 1^5) x (7+5))/16^6 = 72/16^6
        1 Trùng: C(5,1) x C(6,5) x 2 = 5x6x2 = 60 quẻ, Xác Suất ((60/2) x 3^1 x 1^4 x 12)/16^6 = 1080/16^6
        2 Trùng: C(5,2) x C(6,5) x 2 = 10x6x2 = 120 quẻ, Xác Suất ((120/2) x 3^2 x 1^3 x 12)/16^6 = 6480/16^6
        3 Trùng: C(5,3) x C(6,5) x 2 = 10x6x2 = 120 quẻ, Xác Suất (60 x 3^3 x 1^2 x 12)/16^6 = 19440/16^6
        4 Trùng: C(5,4) x C(6,5) x 2 = 5x6x2 = 60 quẻ, Xác Suất (30 x 3^4 x 1^1 x 12)/16^6 = 29160/16^6
        5 Trùng: C(5,5) x C(6,5) x 2 = 1x6x2 =12 quẻ, Xác Suất (6 x 3^5 x 1^0 x 12)/16^6 = 17496/16^6
        Tổng Cộng (12+60+120+120+60+12) = 384 quẻ
        Xác Suất Tổng Cộng (72+1080+6480+19440+29160+17496)/16^6 = 73728/16^6 = 18/4096 = 0.44%

        Quẻ 4 Hào Động
        0 Trùng: C(4,0) x C(6,4) x 2^2 = 1x15x4 = 60 quẻ,
        Xác Suất ((60/2^2) x (3^0 x 1^5) x (7x7+7x5+5x7+5x5))/16^6 = 2160/16^6
        1 Trùng: C(4,1) x C(6,4) x 2^2 = 4x15x4 = 240 quẻ,
        Xác Suất ((240/2^2) x (3^1 x 1^3 x (49+35+35+25))/16^6 = 25920/16^6
        2 Trùng: C(4,2) x C(6,4) x 2^2 = 6x15x4 = 360 quẻ
        Xác Suất (90 x 3^2 x 1^2 x 12^2)/16^6 = 116640/16^6
        3 Trùng: C(4,3) x C(6,4) x 2^2 = 4x15x4 = 240 quẻ
        Xác Suất (60 x 3^3 x 1^1 x 12^2)/16^6 = 233280/16^6
        4 Trùng: C(4,4) x C(6,4) x 2^2 = 1x15x4 = 60 quẻ
        Xác Suất (15 x 3^4 x 1^0 x 12^2)/16^6 = 174960
        Tổng Cộng (60+240+360+240+60) = 960 quẻ
        Xác Suất Tổng Cộng (2160+25920+116640+233280+174960)/16^6 = 552960/16^6 = 135/4096 = 3.30%

        Quẻ 3 Hào Động
        0 Trùng: C(3,0) x C(6,3) x 2^3 = 1x20x8 = 160 quẻ
        Xác Suất (20 x 3^0 x 1^3 x (7x7x7+7x7x5+7x5x7+7x5x5+5x5x5+5x5x7+5x7x5+5x7x7/16^6 = 34560/16^6
        1 Trùng: C(3,1) x C(6,3) x 2^3 = 3x20x8 = 480 quẻ
        Xác Suất (60 x 3^1 x 1^2 x (343+245+245+175+125+175+175+245))/16^6 = 311040/16^6
        2 Trùng: C(3,2) x C(6,3) x 2^3 = 3x20x8 = 480 quẻ
        Xác Suất (60 x 3^2 x 1^1 x 12^3)/16^6 = 933120
        3 Trùng: C(3,3) x C(6,3) x 2^3 = 1x20x8 = 160 quẻ
        Xác Suất (20 x 3^3 x 1^0 x 12^3)/16^6 = 933120
        Tổng Cộng (160+480+480+160) = 1280 quẻ
        Xác Suất Tổng Cộng (34560+311040+933120+933120)/16^6 = 2211840/16^6 = 540/4096 = 13.18%

        Quẻ 2 Hào Động
        0 Trùng: C(2,0) x C(6,2) x 2^4 = 1x15x16 = 240 quẻ, Xác Suất (15 x 3^0 x 1^2 x 12^4)/16^6 = 311040/16^6
        1 Trùng: C(2,1) x C(6,2) x 2^4 = 2x15x16 = 480 quẻ, Xác Suất (30 x 3^1 x 1^1 x 12^4)/16^6 = 1866240/16^6
        2 Trùng: C(2,2) x C(6,2) x 2^4 = 1x15x16 = 240 quẻ, Xác Suất (15 x 3^2 x 1^0 x 12^4)/16^6 = 2799360/16^6
        Tổng Cộng (240+480+240) = 960 quẻ
        Xác Suất Tổng Cộng (311040+1866240+2799360)/16^6 = 4976640/16^6 = 1215/4096 = 29.66%!

        Quẻ 1 Hào Động
        0 Trùng: C(1,0) x C(6,1) x 2^5 = 1x6x32 = 192 quẻ, Xác Suất (6 x 3^0 x 1^1 x 12^5)/16^6 = 1492992/16^6
        1 Trùng: C(1,1) x C(6,1) x 2^5 = 1x6x32 = 192 quẻ, Xác Suất (6 x 3^1 x 1^0 x 12^5)/16^6 = 4478976/16^6
        Tổng Cộng (192+192) = 384 quẻ
        Xác Suất Tổng Cộng (1492992+4478976)/16^6 = 5971968/16^6 = 1458/4096 = 35.60%

        Quẻ 0 Hào Động
        0 Trùng, 0 Giao: C(0,0) x C(6,0) x 2^6 = 1x1x64
        Xác Suất ((64/2^6) x 3^0 x 1^1 x 12^6)/16^6 = 2985984/16^6
        Tổng Cộng 64 quẻ
        Xác Suất Tổng Cộng 2985984/16^6 = 729/4096 = 17.80%
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 18-04-17 lúc 04:09
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        3kubond (18-04-17),Phương Ngân (21-04-17)

      5. #283
        Tham gia ngày
        Mar 2017
        Bài gửi
        39
        Cảm ơn
        24
        Được cảm ơn: 27 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi

        Như vậy theo hệ thống này thì 8 quẻ Tĩnh sẻ là

        Càn = 21 x 16^1 + 21 x 16^2 + 21 x 16^3 = 91728
        Đoài = 21 x 16^1 + 21 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104016
        Ly = 21 x 16^1 + 24 x 16^2 + 21 x 16^3 = 92496
        Chấn = 21 x 16^1 + 24 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104784
        Tốn = 24 x 16^1 + 21 x 16^2 + 21 x 16^3 = 91776
        Khãm = 24 x 16^1 + 21 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104064
        Cấn = 24 x 16^1 + 24 x 16^2 + 21 x 16^3 = 92544
        Khôn = 24 x 16^1 + 24 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104832

        Em chào anh VinhL

        Anh viết mấy bài nội dung thấu đáo và hoàn chỉnh, chắc phải đọc cả tuần thì em mới ngấm được

        Em cảm ơn anh VinhL rất nhiều!

        Em vẫn thích lối dùng 4^2, 4^4, 4^6 ... hơn là 16^1, 16^2, 16^3, đó là vì thấy được ý nghĩa khi dụng số 4 anh ah

        Hào Sơ quái Càn từ "tĩnh" chuyển sang "động", cần một khoảng

        (432 - 336) / 12 = 8 (giờ, ngày, tháng ...)

        Lại giống như nói "Chí vu bát nguyệt" Đối với em, đây là điều thú vị

        Giáp Tý nạp hào Sơ quẻ Càn, lúc "động" số được 24, vẫn chưa đủ để nói "tích ngày thành tháng" ... phải chăng lời hào nói "vật dụng"

        Kính anh
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Phạm Hà Dương" về bài viết có ích này:

        3kubond (18-04-17),Phương Ngân (21-04-17)

      7. #284
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Truy xét lại từ đầu thì ta thấy cái quan trọng nhất vẫn đến sử mất quân bình về Âm Dương chính là ở cách tính trong Biến 1 của Hào Đâu Tiên, tức 5 và 9. Từ đó sự thiên lệch về Dương Lẻ thông qua các lần biến càng ngày càng tăng!
        5,4,4 (13 Sách, trị số 9) = P(5,4,4) = P(5)xP(4)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        5,4,8 (17 Sách, trị số 8) = P(5,4,8) = P(5)xP(4)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        5,8,4 (17 Sách, trị số 8) = P(5,8,4) = P(5)xP(8)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        5,8,8 (21 Sách, trị số 7) = P(5,8,8) = P(5)xP(8)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        9,4,4 (17 Sách, trị số 8) = P(9,4,4) = P(9)xP(4)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        9,4,8 (21 Sách, trị số 7) = P(9,4,8) = P(9)xP(4)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        9,8,4 (21 Sách, trị số 7) = P(9,8,4) = P(9)xP(8)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        9,8,8 (25 Sách, trị số 6) = P(9,8,8) = P(9)xP(8)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16

        Nếu muốn Âm Dương Hoàn Toàn căn bằng thì ta cần phải có sử quân bình trong Xác Suất ở Biến 1.
        Ta thấy rằng số 49 vì không chia chẳng cho 4 mà tạo ra sự mất quân bình này.
        Ở Biến 2 ta khởi đầu là 44 hoặc 40, ở Biến 3 ta khỡi đầu bằng 40, 36, hoặc 32, tất cả đều chia chẳn cho 4, vì vậy
        mà các hào kẹp đều là 4 hoặc 8.
        Nay chúng phân tích sự thay đổi các con số Xác Suất ở Biến 1
        Như chúng ta biết cách nguyên thủy thì bỏ 1 cọng cỏ thi vào hộp không dùng, cho nên số cọng khỡi đầu là 49.
        Sau đó lấy 1 cọng treo vào kẻ ngón út.
        Ta sẻ phân tích 4 trương hợp, Bỏ 1 Kẹp 1 (Cách Nguyên Thủy), Bỏ 1 Kẹp 2, Bỏ 2 Kẹp 1 và Bỏ 2 Kẹp 2
        Bỏ 1 Kẹp 1
        50 - 1 = 49 (Bỏ 1)
        49 - 1 = 48 (Kẹp 1)
        1,1,3: 1+1+3 = 5
        1,2,2: 1+2+2 = 5
        1,3,1: 1+3+1 = 5
        1,4,4: 1+4+4 = 9
        Như vậy Xác Suất của P(5) = 3/4, P(9) = 1/4
        Số cọng khỡi đầu của Biến 2 sẻ là 44 hoặc 40

        Bỏ 1 Kẹp 2
        50 - 1 = 49 (Bỏ 1)
        49 - 2 = 47 (Kẹp 2 vào kẻ ngón út)
        2,1,2: 2+1+2 = 5
        2,2,1: 2+2+1 = 5
        2,3,4: 2+3+4 = 9
        2,4,3: 2+4+3 = 9
        Như vậy Xác Suất của P(5) = 1/2, P(9) = 1/2
        Số cọng khỡi đầu của Biến 2 sẻ là 44 hoặc 40

        Bỏ 2 Kẹp 1
        50 - 2 = 48 (Bỏ 2)
        48 - 1 = 47 (Kẹp 1)
        1,1,2: 1+1+2 = 4
        1,2,1: 1+2+1 = 4
        1,3,4: 1+3+4 = 8
        1,4,3: 1+4+3 = 8
        Như vậy Xác Suất của P(4) = 1/2, P(8) = 1/2
        Số cọng khỡi đầu của Biến 2 là 44 hoặc 40

        Bỏ 2 Kẹp 2
        50 - 2 = 48 (Bỏ 2)
        48 - 2 = 46 (Kẹp 2)
        2,1,1: 2+1+1 = 4
        2,2,4: 2+2+4 = 8
        2,3,3: 2+3+3 = 8
        2,4,2: 2+4+2 = 8
        Như vậy Xác Suất của P(4) = 1/4, P(8) = 3/4
        Số cọng khỡi đầu của Biến 2 là 44 hoặc 40

        Như vậy ta có 2 cách để Xác Suất của hào Âm và Dương được công bằng, Bỏ 1 Kẹp 2 hoặc Bỏ 2 Kẹp 1
        Bỏ 1 Kẹp 2: P(5) = 1/2, P(9) = 1/2
        Bỏ 2 Kẹp 1: P(4) = 1/2, P(8) = 1/2
        Bỏ 1 Kẹp 1 thiên về Hào Dương P(5) = 3/4, P(9) = 1/4
        Bỏ 2 Kẹp 2 thiên về Hào Âm P(4) = 1/4, P(8) = 3/4

        Theo cách Bỏ 1 Kẹp 2 ta có các Xác Suất như sau:
        5,4,4 (13 Sách, trị số 9) = P(5,4,4) = P(5)xP(4)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        5,4,8 (17 Sách, trị số 8) = P(5,4,8) = P(5)xP(4)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        5,8,4 (17 Sách, trị số 8) = P(5,8,4) = P(5)xP(8)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        5,8,8 (21 Sách, trị số 7) = P(5,8,8) = P(5)xP(8)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        9,4,4 (17 Sách, trị số 8) = P(9,4,4) = P(9)xP(4)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        9,4,8 (21 Sách, trị số 7) = P(9,4,8) = P(9)xP(4)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        9,8,4 (21 Sách, trị số 7) = P(9,8,4) = P(9)xP(8)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        9,8,8 (25 Sách, trị số 6) = P(9,8,8) = P(9)xP(8)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        Sách số của các hào Không Thay Đổi!
        Hào Lão Dương 13 Sách, trị số 9 = P(5,4,4) = 1/8
        Hào Thiếu Âm 17 Sách, trị số 8 = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 1/8 + 1/8 + 1/8 = 3/8
        Hào Thiếu Dương 21 Sách, trị số 7 = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 1/8 + 1/8 + 1/8 = 3/8
        Hào Thái Âm 25 Sách, trị số 6 = P(9,8,8) = 1/8

        Theo cách Bỏ 2 Kẹp 1 ta có các Xác Suất như sau:
        4,4,4 (12 Sách, trị số 9) = P(4,4,4) = P(4)xP(4)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        4,4,8 (16 Sách, trị số 8) = P(4,4,8) = P(4)xP(4)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        4,8,4 (16 Sách, trị số 8) = P(4,8,4) = P(4)xP(8)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        4,8,8 (20 Sách, trị số 7) = P(4,8,8) = P(4)xP(8)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        8,4,4 (16 Sách, trị số 8) = P(8,4,4) = P(8)xP(4)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        8,4,8 (20 Sách, trị số 7) = P(8,4,8) = P(8)xP(4)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        8,8,4 (20 Sách, trị số 7) = P(8,8,4) = P(8)xP(8)xP(4) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        8,8,8 (24 Sách, trị số 6) = P(8,8,8) = P(8)xP(8)xP(8) = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
        Sách số của các hào sẻ bị thay đổi
        Hào Lão Dương 12 Sách, trị số 9 = P(4,4,4) = 1/8
        Hào Thiếu Âm 16 Sách, trị số 8 = P(4,4,8)+P(4,8,4)+P(8,4,4) = 1/8 + 1/8 + 1/8 = 3/8
        Hào Thiếu Dương 20 Sách, trị số 7 = P(4,8,8)+P(8,4,8)+P(8,8,4) = 1/8 + 1/8 + 1/8 = 3/8
        Hào Thái Âm 24 Sách, trị số 6 = P(8,8,8) = 1/8

        Nếu ta thiên vị về Hào Âm thì ta dùng cách Bỏ 2 Kẹp 2
        4,4,4 (12 Sách, trị số 9) = P(4,4,4) = P(4)xP(4)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        4,4,8 (16 Sách, trị số 8) = P(4,4,8) = P(4)xP(4)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        4,8,4 (16 Sách, trị số 8) = P(4,8,4) = P(4)xP(8)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        4,8,8 (20 Sách, trị số 7) = P(4,8,8) = P(4)xP(8)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        8,4,4 (16 Sách, trị số 8) = P(8,4,4) = P(8)xP(4)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        8,4,8 (20 Sách, trị số 7) = P(8,4,8) = P(8)xP(4)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        8,8,4 (20 Sách, trị số 7) = P(8,8,4) = P(8)xP(8)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        8,8,8 (24 Sách, trị số 6) = P(8,8,8) = P(8)xP(8)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        Sách số của các hào sẻ bị thay đổi
        Hào Lão Dương 12 Sách, trị số 9 = P(4,4,4) = 1/16
        Hào Thiếu Âm 16 Sách, trị số 8 = P(4,4,8)+P(4,8,4)+P(8,4,4) = 1/16 + 1/16 + 3/16 = 5/16
        Hào Thiếu Dương 20 Sách, trị số 7 = P(4,8,8)+P(8,4,8)+P(8,8,4) = 1/16 + 3/16 + 3/16 = 7/16
        Hào Thái Âm 24 Sách, trị số 6 = P(8,8,8) = 3/16

        Như vậy cho thấy rằng Xác Suất và Sách là tùy cách mà Thay Đổi vậy.
        Nên nhớ ở Biến 2, và Biến 3 không thay đổi.
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 18-04-17 lúc 12:38
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        Phạm Hà Dương (18-04-17),Phương Ngân (21-04-17),Tôn Hiền Nữ (19-04-17)

      9. #285
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!!

        Để con đường con đường đi vào Dịch Học trở nên sáng rõ . Hôm nay , em xin chỉ ra cho các bác thấy , sự chuyển hóa từ tự phát sang tự giác trong tư tưởng của tiền nhân . Cũng là con đường chuyển hóa từ ngẫu nhiên sang tất nhiên , từ số sang lý của Dịch Học .

        * Trước hết , nói về Bốc Phệ . Ban đầu , chỉ là một hình thức bói toán ngẫu nhiên không hơn không kém . Điều này là không thể tránh được , khi con người ở giai đoạn đầu lịch sử . Cuộc sống của họ bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà họ chưa hiểu về nó . Tất cả những yếu tố đó đều biến thành các vị thần cả , Thần sông , thần núi , thần gió , thần mưa , .... . Khi trình độ nhận thức về tự nhiên của con người tăng lên , nhất là khi lịch pháp ra đời . Nó giúp con người hiểu một cách cơ bản nguyên nhân tác quái của các vị thần đó . Cũng vì vậy mà lịch pháp được vận dụng triệt để vào Dịch Học .

        Do vậy , chẳng phải ngẫu nhiên mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội , cùng sự sự hiểu biết tự nhiên của con người tăng lên mà cách lấy quẻ cũng khác nhau .

        Khi con người sử dụng chu kì vận động của Hỏa tinh để đo chu kì vận động của thiên thể ( Không thể nói chu kì vận động của quả đất , vì người xưa cho rằng mặt đất bằng phảng ) . Và phát hiện ra vị trí của Hỏa Tinh lần sau phải cộng thêm 49 ngày sẽ trùng với vị trí của nó lần thứ nhất . Do đó con số 49 rất quan trọng vậy . Thành tự thiên văn này được áp dụng vào Dịch Học làm thay đổi cách lấy quẻ từ việc xét vết nứt trên mai rùa sang sử dụng cỏ thi .

        Trong bói cỏ thi , mọi người chỉ thấy sự ngẫu nhiên mà không thấy cái tất nhiên . Cũng không hiểu dịch nằm ở cái tất nhiên không phải cái ngẫu nhiên . Vì sao lại vậy ?

        Nếu dịch phụ thuộc cái ngẫu nhiên thì đâu cần Cỏ Thi , rồi diễn đi diễn lại nhiều lần . Sau này người ta đã thay sự phức tạp đó bằng cách gieo quẻ bằng 3 đồng tiền , bằng vỏ sò ,.... rồi tại các chùa hiện nay , người ta có những tờ giấy có sẵn các quẻ được gập lại , ai bốc trúng cái nào thì bốc . Thế đã đủ biết dịch không nằm ở cái ngẫu ngiên .

        Cái tất nhiên trong bói Cỏ Thi nằm ở đâu ? Đó là các con số sau :
        - 49 là tính thiên độ
        - 24 lão âm , 26 lão dương , 28 thiếu âm , 32 thiếu âm ( Là số tất yếu của mọi ngẫu nhiên khi lấy quẻ - Tức là phân chia Cỏ Thi thế nào chăng nữa thì số dư của các lần chỉ nằm trong các con số đó ) .

        Nếu không nắm được điều đó thì chỉ biết nó là thái dương , thái âm , thiếu dương , thiếu âm mà không biết nó cũng là chính hướng Tý , Ngọ , Mão , Dậu

        * Tương tự như vậy . Khi Trương Hành nói số của vi tinh là 11.520 Dịch Học cũng lập tức vận dụng nó mà mô phỏng sự vận động của bầu trời vậy . Tuy nhiên , ít ai chịu để ý rằng 11.520 = (192 x 9 x 4) + ( 192 x 6 x 4 ) . Vậy khi nào dùng thì dùng 192 x9 x 4 , khi nào dùng 192 x 6 x 4 . Khi so sánh chúng thì biết ngay là dùng luôn số 9 và số 6 là đủ . Nếu 11520 / 32 = 360 . Thì dùng ngay 360 cần gì bận tâm đến 11.520 và 32 nữa .

        * Vì vậy mới nói rằng muốn hiểu số phải diệt số . Đây cũng là tôn chỉ của các môn thuật : Lấy Thái Ất làm ví dụ :

        - Tìm Tiểu du vận chuyển trong quẻ : " Lấy tuế tích trừ 192 , không hết lấy 24 mà khử , lấy số dư vào quẻ , khởi tại kiền ."

        Ở dây có thể thấy rõ nguyên tắc khử số ( Diệt số ) để biết tiểu du đang thuộc quẻ nào , phương nào .

        * Chúng ta không nên thấy những con số phức tạp mà không hiểu rằng trong quá trình phát triển của Dịch Học các con số ấy đã bị diệt đi thay vào đó là các con số đơn giản . Nghĩa là , trong số 49 đã có số 11.520 , trong số 360 đã có đầy đủ số 11. 520 hay 49 ....

        * Em chào các bác !!!!....
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 19-04-17 lúc 08:45
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        3kubond (19-04-17),duong.hkls (19-04-17),hactientn (19-04-17),tranquangdo (19-04-17)

      11. #286
        Tham gia ngày
        Apr 2017
        Bài gửi
        5
        Cảm ơn
        3
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi

        Em chào các bác !

        - Hôm nay chủ nhật , em cũng tự thưởng cho mình một ngày nghỉ . Để lấy lại sức khỏe đã bỏ ra trong mấy ngày chiến đấu với bọn Cam , Bưởi , Gà , Lợn , .... Cũng để gần gũi hơn với các bậc thần tiên ....Người ta vẫn nói là ngày chúa nhật cơ mà .....!

        - Lẽ ra phải tranh thủ nghỉ ngơi mới phải . Nhưng nhớ diễn đàn quá , nên em lại vào đọc ....đọc tiếp ....đọc tiếp .... rồi buồn ơi là buồn !

        * Thế nên, em dựng cái lều này . Lấy tên là ĐI VÀO DỊCH HỌC , để bày tỏ cái hiểu biết cá nhân của người dân quê về quan điểm của cổ nhân trong các môn thuật lấy âm dương ngũ hành làm cơ sở lí luận . Nhằm mục đích tìm ra giá trị đích thực của nó . Em hiểu rằng hiểu biết của cá nhân chỉ có giới hạn nhất định , cũng rất dễ sai lầm . Nên rất mong các cô , các bác , các anh, các chị , các em và cả các cháu chỉ giáo thêm cho .

        Chào bác BanChatDichHoc

        Cổ nhân có câu: "Tam dương khai Thái", tức là nói về 3 hào dương của quẻ Thái. (ở cung Dần)

        Bác BanChatDichHoc có thể cho em biết, 3 hào dương quẻ Thái này, cả ba hào đều là Thái dương hay là Thiếu dương được không?

        Cảm ơn Bác
        Everything is possible

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Tôn Hiền Nữ" về bài viết có ích này:

        Thanh Huong (21-04-17)

      13. #287
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!!

        * Bạn Tôn Hiền Nữ có hỏi :" Cổ nhân có câu : " Tam dương khai thái " , tức là nói về 3 hào dương của quẻ Thái này , cả 3 đều là thái dương hay là thiếu dương ?

        - Khẳng định với bạn là có nhiều điều mình chưa biết ...hihihi . Bạn không nói rõ cách tìm quẻ thái này như thế nào ? Vì sao khẳng định nó ở cung Dần ? Nên thật khó để trả lời . Nếu được , mong bạn chỉ rõ hơn !

        - Mình có suy nghĩ như thế này , bạn xem có hợp lí không :
        + Nói : " Tam dương khai thái " thái ở cung Dần , không hẳn là nói quẻ Địa Thiên Thái . Nhiều khi cổ nhân chỉ mượn quẻ để nói vấn đề khác .
        +Ví dụ : Trong " Thái thượng huyền linh bắc đẩu bản mệnh diên sinh kinh chú " có nói thế này :

        " Nhị đẩu giả sinh thành chi đại dụng dã . Nam đẩu chính dương chi hỏa , tàng chi ư Khảm , bắc đẩu chân nhất chi thủy tàng chi ư LY , nhị khí thăng giáng vãng lai tương hợp , nhi thành KÍ TẾ . "

        + Nghĩa là : Nam đẩu và bắc đẩu là cái dụng lớn . Hỏa của Nam Đẩu là chính dương , ẩn tàng ở cung Khảm , Thủy vốn ở bắc đẩu mà tàng ở cung Ly . Hai khí thăng giáng qua lại tương hợp mà thành quẻ Kí Tế .

        - Như vậy , Quẻ Kí tế trong đoạn trên không phải nằm ở Bắc , cũng không nằm ở Nam . Mà chỉ mượn hình tượng của quẻ kí tế để mô phỏng sự thăng giáng của Thủy và Hỏa . Cho nên theo quan điểm của tôi . Nói Tam dương khai thái ở cung Dần là ý muốn nói Khởi khí của năm ( Khí đầu tiên của năm nới ) - Tức Kiến Dần , Tháng giêng dương khí bắt đầu vận hành . Nên tam dương ở đây là Thiếu dương , Dương Minh , Thái dương của khí Tư Thiên . Nói quẻ Địa Thiên Thái có lẽ cũng là mượn hình tượng của Hạ quái Càn gồm 3 hào dương mà mô phỏng .

        * Bàn thêm một chút về quá trình Diệt Số trong sự phát triển của Dịch Học .

        - Có thể nói quá trình Diệt Số có tác dụng lược bỏ những sự bất cập , không rõ ràng , từ đó Dịch Số chuyển hóa thành Dịch Lí .
        - Trở lại ví dụ hôm trước : Xác định vận hành của Tiểu Du trong quẻ :

        Số Tuế tích trừ dần 192 , không hết lấy 24 mà khử , số dư vào quẻ , khởi tại Kiền .
        + Ở đây ta thấy có các con số sau :

        Tuế tích = Số thiên độ 360
        192= Số hào ( Chẵn hoặc lẻ trong quẻ )
        24 = 8 x 3 tức số các quẻ .

        Vậy ta thấy :
        *Thứ nhất là : cái chung nhất của 3 số này là đều dùng chỉ mối quan hệ giữa Phương hướng và thời gian .

        * Thứ 2 là : Để xác định được phương hướng của tiểu du trong quái . Tức số 192 . Phải phụ thuộc hoàn toàn vào 360 số cơ bản của tuế tích cũng là số Thiên Độ . Nghĩa là nó chạy theo để phản ánh cát hung , mô phỏng lại vai trò của Thiên Độ . Tuy nhiên Số 192 lại không nói hết ý nghĩa của Thiên Độ ( 192 < 360 . ) . Do vậy trong sự phát triển của Dịch Học số này bị loại trừ .

        *Tương tự số 64 cũng vậy . Đây là nguyên nhân mà Ngụy Bá Dương trong Tham Đồng Khế đã tách 4 Quẻ là Thuần Càn , Thuần , Khôn , Thuần Ly , Thuần Khảm ra làm chủ khí tiết 4 phương . 60 Quái còn lại , được sắp xếp để chho tương hợp với thiên Độ 360 .

        * Quá trình Diệt Số không thể không nhắc tới Thuật Tử Bình , Tứ Trụ và Hoàng Cực Kinh Thế của Thiệu Khang Tiết .

        - Trong Tử Bình , Tứ Trụ . Các con số liên quan đến quẻ đều bị diệt hết thay vào đó là các con số của năm tháng ngày giờ . Tạo ra số lớn nhất là : 60 x 60 x60 x60 .

        - Hoàng Cực Kinh Thế lấy Nguyên Hội Vận Thế làm cơ bản , các số được sử dụng cũng là những số rất tương hợp với thiên độ , như : 60 , 360 hay 129600.

        * Nói vậy không có nghĩa là trong Dịch Học các Quẻ đã bị loại bỏ . Thực Chất nó được dùng theo cách khác . Giản dị và chính xác hơn .
        Ví dụ : 11.520 = 192 x 9x 4 + 192 x 6 x 4 . Nghĩa là số của âm hào và dương hào tương hợp . Các nhà phong thủy lược bỏ số 192 . Lấy số 9 x 4 diễn tả trời ( xem ai tinh . ) lấy số 6 x 4 diễn tả đất . ....

        *Thậm chí , có địa lí gia lấy luôn số 6 và số 9 để xác định nguyên vận trong Ai Tinh Pháp .
        Ví dụ : Chia vận thành bát vận tương ứng bát quái Tiên thiên . Trong đó , hào dương trong quái làm chủ 9 năm , hào âm trong quái làm chủ 6 năm . Cho nên càn Quái chủ vận gồm 3 hào dương vậy Càn vậy quản 27 năm = 9 x 3 . Đoài , Tốn , Ly quái gồm 2 hào dương và 1 hào âm đều quản 24 năm = 9 x 2 + 6 . Quái Chán , Khảm , Cấn gồm 2 hào âm và 1 hào dương đều quản 21 năm = 6 x 2 + 9 . Khôn quái gồm 3 hào âm quản 18 năm = 6 x 3 . Rồi phân ra thư hùng .....

        Em chào các bác !!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 21-04-17 lúc 09:07
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. #288
        Tham gia ngày
        Apr 2017
        Bài gửi
        5
        Cảm ơn
        3
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi

        Em chào các bác !!!

        * Bạn Tôn Hiền Nữ có hỏi :" Cổ nhân có câu : " Tam dương khai thái " , tức là nói về 3 hào dương của quẻ Thái này , cả 3 đều là thái dương hay là thiếu dương ?

        - Khẳng định với bạn là có nhiều điều mình chưa biết ...hihihi . Bạn không nói rõ cách tìm quẻ thái này như thế nào ? Vì sao khẳng định nó ở cung Dần ? Nên thật khó để trả lời . Nếu được , mong bạn chỉ rõ hơn !

        - Mình có suy nghĩ như thế này , bạn xem có hợp lí không :
        + Nói : " Tam dương khai thái " thái ở cung Dần , không hẳn là nói quẻ Địa Thiên Thái . Nhiều khi cổ nhân chỉ mượn quẻ để nói vấn đề khác .

        Chào bác BanChatDichHoc


        Sách Ngụy Thư - Luật Lịch Chí từ Chính Quang Lịch - Cầu tứ Chính thuật ghi thứ tự tiếp nhau của 60 quẻ như sau:


        - Tháng Giêng: Tiểu quá, Mông, Ích, Tiệm, Thái
        - Tháng Hai : Nhu, Tùy, Tấn, Giải, Đại tráng

        ...v.v...

        - Tháng Tám: Tốn, Tụy, Đại súc, Bí, Quan
        ...v.v...

        Tháng Giêng, số hào âm là 18, số hào dương là 12, tháng Hai thì số hào âm là 19 số hào Dương là 11 ... tới tháng Tám thì số hào âm là 15 và số hào dương là 15, số hào âm hào dương thăng bằng


        Kính
        Everything is possible

      15. #289
        Tham gia ngày
        Apr 2017
        Bài gửi
        6
        Cảm ơn
        8
        Được cảm ơn: 5 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Tôn Hiền Nữ Xem bài gởi

        Sách Ngụy Thư - Luật Lịch Chí từ Chính Quang Lịch - Cầu tứ Chính thuật ghi thứ tự tiếp nhau của 60 quẻ như sau:
        Cụ thể

        ........ Càn ............ Cấu ............ Độn ............ Bĩ

        ....... Quải ................................................ Quan

        ..... Đại tráng ............................................ Bác

        ....... Thái ............ Lâm ........... Phục.......... Khôn


        - Tháng Giếng: Tiểu quá, Mông, Ích, Tiệm, Thái (17 âm - 13 dương)
        - Tháng Hai: Nhu, Tùy, Tấn, Giải, Đại tráng (14 âm - 16 dương)
        - Tháng Ba: Dự, Tụng, Cổ, Cách, Quải (13 âm -17 dương)
        - Tháng Tư: Lữ, Sư, Tỵ, Tiểu súc, Càn (14 âm - 16 dương)
        - Tháng Năm: Đại hữu, Gia nhân, Tỉnh, Hàm, Cấu (10 âm - 20 dương)
        - Tháng Sáu: Đỉnh, Phong, Hoán, Lý, Độn (11 âm - 19 dương)
        - Tháng Bảy: Hằng, Tiết, Đồng nhân, Tổn, (13 âm - 17 dương)
        - Tháng Tám: Tốn, Tụy, Đại súc, Bí, Quan (15 âm - 15 dương)
        - Tháng Chín: Quy muội, Vô vọng, Minh di, Khốn, Bác (17 âm - 13 dương)
        - Tháng Mười: Cấn, Ký tế, Phệ hạp, Đại quá, Khôn (18 âm - 12 dương)
        - Tháng Một: Vị tế, Kiển, Di, Trung phu, Phục (18 âm - 12 dương)
        - Tháng Chạp: Truân, Khiêm, Khuê, Thăng, Lâm (19 âm - 11 dương)
        Ngày mới

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thanh Huong" về bài viết có ích này:

        Phạm Hà Dương (21-04-17)

      17. #290
        Tham gia ngày
        Mar 2017
        Bài gửi
        39
        Cảm ơn
        24
        Được cảm ơn: 27 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi

        Cái tất nhiên trong bói Cỏ Thi nằm ở đâu ? Đó là các con số sau :
        - 49 là tính thiên độ
        - 24 lão âm , 26 lão dương , 28 thiếu âm , 32 thiếu âm ( Là số tất yếu của mọi ngẫu nhiên khi lấy quẻ - Tức là phân chia Cỏ Thi thế nào chăng nữa thì số dư của các lần chỉ nằm trong các con số đó ) .

        Ôi ... sao lại có thể viết như thế này nhỉ???

        Anh VinhL bỏ qua dòng chữ em bôi "đỏ" nhé !!! 5 bài anh viết chẳng nhẽ không đọc hay sao?

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Phạm Hà Dương" về bài viết có ích này:

        Thanh Huong (21-04-17),Thu Cúc (21-04-17)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •