Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/3 123 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 23
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Tìm hiểu Kỳ Môn Độn Giáp

        Đặt vấn đề : Rất nhiều người nghiên cứu lý số qua từng khoa như : Tử vi , Bói Dịch , Mai Hoa , Kỳ Môn Độn Giáp , Tứ Trụ , Trạch cát v...v.. Khi học các khoa đó đều có thể hiểu . Tùy căn cơ từng người mà kẻ hiểu sâu ,người hiểu cạn . Nhưng nói chung ai cũng có thể hiểu . Ai cũng có thể lập quẻ ,ai cũng có thể giải đoán tùy theo trình độ và lợi căn của mình . Tuy nhiên có một khoa mà khi vào học , ngay từ đầu đã bị "dội " , chỉ hiểu được lơ mơ vài ba trang . Đó là khoa Thái Ất qua 2 quyển sách Thái Ất thần kinh và Thái Ất Dị giản lục .
        Phải chăng trước khi muốn học hiểu sách Thái Ất Thần Kinh thì người học phải nắm được " một cái gì trước " .
        Ai là cao nhân hoặc là người đã từng học hiểu qua Thái Ất , xin cho một lời giảng dạy để mọi người cùng học ,cùng tiến bộ .
        Thành kính thay !

        Học Thái Ất thì phải biết Ất là gì
        Lâu nay vì thất truyền nên ai cũng nghĩ ẤT là một vì sao hoặc một nhóm sao thuộc Hệ Bắc cực,tác động năng lực xuống quả đất chúng ta.Nhưng không phải thế, ẤT là mặt trời (Tiêng Việt đọc là Ác như Ác vàng, Ác tà..vv).Thái Ất là thuật số tính toán năng lượng Hệ mặt trời tác động xuống quả đất của tổ tiên Lạc việt xưa mà người đời sau góp nhặt lại bởi đã thất truyền vì nhiều lý do.Thần là thời điểm nên TATK là thời điểm các hành tinh của HMT sắp thẳng hàng ( Thất diệu tề nguyÊN) rồi chạy cách nay 10155925 năm theo cách lý giải của người TH. Người xưa tính toán từ thời điểm này cho dến mãi mãi các năm về sau Muốn hiểu TS
        này thì cần có căn bản về các quy luật Dịch và KMĐG .Chúc bạn tìm hiểu thành công vì nó là một tài sản trí tuệ của tổ tiên mà chúng ta có trách nhiệm phải làm sáng tỏ vậy.
        Thiện Nhơn

        Thái Ất Thần Kinh là gì ?
        Ất là Mặt trời, có gốc từ tiếng Việt là Ác như Ác vàng, Ác tà...vv nhưng trong bảng số của TS Thái Ất Thần Kinh thì từ Thái Ất mới là từ chỉ cho Mặt trời, đây chỉ là thói quen của người đời sau thôi. Còn từ Thái Ất trong cụm từ Thái Ất Thần Kinh thì lại mang nghĩa rộng hơn là: Hệ mặt trời.
        Thần là thời điểm, Kinh là hàng dọc, nên TATK là thời điểm các hành tinh của HMT xếp thẳng hàng (dọc) vì theo cách hiểu của người đời sau khi cóp nhặc lại thuật số TATK thì vào thời điểm: Giờ Giáp tý, ngày Giáp tý, tháng Giáp tý cách đây 10.155.926 là lúc các hành tinh của HMT xếp thẳng hàng dọc và họ đã lấy thời điểm này làm mốc khởi đầu cho thời gian của HMT chúng ta.(Tuy nhiên cách hiểu này là sai, hoàn toàn do suy luận hoang tưởng của những kẻ cóp nhặc, không đúng với sự thật lịch sử của HMT, xin xem lại cuốn TSKMDGNT của cùng tác giả )
        Nhưng ở đây vấn đề là cụm từ TATK được giải nghĩa như trên thì nửa Hán nửa Việt vì theo từ Hán thì phải là Thái Ất Kinh Thần mới đúng được, tại sao lại như thế? Điều này là do người Tây bắc Trung hoa lúc mới tiếp thu được nền văn minh của dân Bách việt ở Trung nguyên nước Trung hoa thì tiếng Việt đã ảnh hưởng rất lớn đến cách hánh văn của họ, như thay vì nói Cung trung, Tâm trung, Kinh thần...vv thì họ vẫn dùng Trung cung, Trung tâm, Thần kinh..vv theo ngôn ngữ dân Việt bản địa lúc bấy giờ...
        ngay cả từ Ất(Ác) cũng là từ của người Việt mà ra...
        Tóm lại TSTATK là phương pháp tính toán năng lượng của HMT tác động xuống quả đất chúng ta mà cụ thể là tại địa bàn Giáp (Trung nguyên Trung hoa ) của dân Bách việt xưa....do chính người Việt đã sáng tạo ra vậy.
        Lần lượt sau đây tác giả sẽ trình bày cách hiểu riêng của mình về Thuật số này. Rất mong nhận được sự phê phán trên tinh thần khoa học của các bạn....
        TN

        Nguồn : tuvilyso.net
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 15-12-09 lúc 17:49
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        giaplong6 (05-11-20)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Bảng số Thái Ất cho địa bàn Giáp
        Như ta đã biết người xưa lấy bảng Lạc thư áp đặt cho địa bàn Giáp là cố định, không thể thay đổi được, nên khi vận dụng nó để tính toán năng lượng của Hệ mặt trời tác dụng vào đấy thì họ quy chuẩn như sau:
        *Phần Dương của HMT gồm 2 trường không gian Giáp và Ất thì Giáp (Thiếu âm ) là quả đất thuộc quẻ Cấn, còn Ất ( Thái dương ) là mặt trời thuộc quẻ Càn.
        *Phần Âm của HMT (Tất cả các hành tinh với những vệ tinh của chúng quay quanh mặt trời ) là trường Đinh ( Thái âm ) thì thuộc quẻ Khôn,còn mặt trăng là trường Bính ( Thiếu dương ) thuộc quẻ Tốn.
        Bốn quẻ Cấn, Càn, Tốn, Khôn là 4 quẻ Không gian thì 4 quẻ còn lại phải là quẻ Thời gian nên mỗi quẻ Khảm, Chấn, Ly, Đoài đã nhận 3 chi theo chiều thuận 8 quẻ hậu thiên là:
        Khảm: Hợi, Tý, Sửu.
        Chấn: Dần, Mão, Thìn.
        Ly; Tỵ, Ngọ, Mùi.
        Đoài: Thân, Dậu, Tuất.
        Trên nguyên lý là như thế, nhưng khi áp dụng cho mặt đất, dù ở vị trí nào thuộc cung nào trong địa bàn Giáp thì Không gian và Thời gian cũng luôn Hợp Nhất Làm Một nên tại địa bàn ta lại có đủ 16 cung không-thời gian như hình vẽ:



        Trong đó 8 cung (bây giờ ta dùng từ Cung thay cho từ Quẻ hoặc Chi) Càn, Tý, Cấn, Mão, Tốn, Ngọ, Khôn, Dậu được gọi là chính cung, còn 8 cung còn lại thì gọi là gián cung (cung gián cách ).

        Trục không gian và thời gian của bảng số:
        - Trục không gian của bảng LT vận dụng cho HMT dĩ nhiên là Càn Khôn rồi vì người xưa đã chọn Càn làm đại diện cho phần Dương và Khôn làm đại diện cho phần Âm (của HMT.)
        - Trục thời gian : Vì không gian và thời gian luôn chuyển hóa cho nhau qua tâm đối xứng vuông góc nên trục thời gian phải là Chấn Đoài. Khi áp dụng xuống cho dịa bàn thì cung Dần khởi đầu cho quẻ Chấn,còn cung Thân khởi đầu cho quẻ Đoài nên trục thời gian thực tế là Dần Thân.vậy.
        Ở đây cần lưu ý 2 điểm là
        - Trong bảng LT gốc thì 2 trục Cấn Khôn (không gian) và Khảm Ly (thời gian) vẽ chéo nhau như hình số 8 nằm ngang cho quỹ đạo chuyển hóa là theo thói quen xưa nay, chứ thật ra phải vẽ vuông góc thì mới đúng được.
        - Với 2 trục không gian và thời gian của HMT như trên thì tâm chuyển hóa (mà cụ thể hơn là tâm không gian) sẽ không nằm ở Trung cung cung? -Đúng vậy, tâm này là một vị trí nào đó nằm lệch về phía phần âm của HMT hơn và cũng chuyển động quanh mặt trời thôi.

        Thiện Nhơn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        chauhuyenchon (28-10-15),giaplong6 (05-11-20),minhkien1979 (23-02-17)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        THỜI GIAN CỬU CUNG và THỨ TỰ 8 QUẺ KHÔNG GIAN của Thái cực HMT
        Theo bảng LT gốc thì : *TGCC có 2 là thuận và nghịch. Thuận là Dương thì tính từ Tâm ra ngoài, Nghịch là Âm tính từ Ngoài vào tâm.
        Bảng thuận được tính là: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung cung 5,Càn 6, Đoài 7,Cấn 8, Ly 9 rồi trở về 1 cho chu kỳ tiếp theo v..v
        *Còn về Không gian thì thứ tự 8 quẻ được đọc theo vòng quay của Hệ bắc cực ( tâm không gian của bảng LT) là: Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn.
        Tương tự thì TGCC dương của Thái cực HMT phải tính là: Càn 1,Ly 2, Cấn 3, Chấn 4, Trung cung 5, Đoài 6, Khôn 7, Khảm 8 , Tốn 9 rồi trở về 1 cho chu kỳ sau....
        Còn thứ tự 8 quẻ không gian phải là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài....
        Nhưng khi đem bảng LT gốc vận dụng cho HMT thì có điều khác biệt ngược lại là: Bảng LT gốc thì HMT là phần Dương quay quanh Tâm thiên hà là phần Âm, còn ở HMT thì phần Âm lại quay quanh phần Dương, nên TGCC và Thứ Tự Không Gian của các quẻ phải đổi ngược lại: Lấy thứ tự của TGCC (Càn, Ly, Cấn, Chấn, Trung cung, Đoài, Khôn, Khảm, Tốn) làm thứ tự cho Không gian, còn thứ tự các quẻ không gian (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) để tinh cho TGCC.
        * Thứ tự không gian thì chỉ có 8 quẻ và 8 quẻ của một Thái cực thì không nằm ở tâm, nên Trung cung của thứ tự cửu cung phải bị loại bỏ (Trung cung thực chất không phải là 1 quẻ, mà chỉ là nơi 2 khí âm dương chuyển hóa cho nhau). Thế là ta có thứ tự không gian của Thái cực HMT là: Càn 1, Ly 2, Cấn 3, Chấn 4, Đoài 6, Khôn 7, Khảm 8, Tốn 9.
        * Thời gian cửu cung thì là 9.vì phải qua tâm Thái cực. Còn vòng tròn thái cực của HMT chỉ có 8 quẻ mà đã được chia thành 16 cung ở địa bàn thì phải tính sao đây? - Tâm không gian (mà cũng là tâm không- thời gian) của Thái cực HMT nằm trên trục Càn - Khôn (là vị trí càn khôn hợp nhất) mà không nằm trên vòng tròn 8 quẻ nên người xưa đã phải mượn 2 quẻ Càn và Khôn làm làm tâm của Thái cực HMT tùy theo từng trường hợp.
        Vậy TGCC của Thái cực HMT là:
        -Chu kỳ 1: Thân - Dậu - Tuất - Càn - Càn mượn làm tâm - Hợi - Tý - Sửu - Cấn.
        ----------2 Dần - Mão - Thìn - Tốn - Tỵ -Ngọ - Mùi - Khôn - Khôn mượn làm tâm.
        Rồi tiếp tục các chu kỳ sau v..v...
        Điều cần lưu ý là trong chu kỳ thứ 2, 4, 6, 8...v..v thì cung Khôn mượn làm tâm không ở giữa là vì thứ tự liên tục của vòng tròn 8 quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài áp dụng cho địa bàn Giáp thì không bao giờ thay đổi được, do vậy nó không nằm giữa là đương nhiên và cũng không làm sai trật gì cho sự tính toán của Thuật số.


        Thiện Nhơn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        giaplong6 (05-11-20),VÔ THƯỜNG (20-12-21)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        BẢNG SỐ TATK KỂ NĂM ( Tính cho năm )
        Thuật số TATK thì có 3 loại kể :kể năm, kể ngày, và kể giờ. Nhưng kể năm là căn bản, còn 2 loại kể sau thì chỉ là cách tính tương tự của loại kể năm nên ở đây ta phải học hỏi loại kể năm trước.
        Muốn lập được 1 bảng số TATK thì cần phải biết các loại năng lực tác động vào quả đất chúng ta. Đó là:
        * Năng lực của Mặt trời thông qua Vòng tiểu du của Thái dương Ất với năng lượng của nó là Bài văn văn xương.
        * Năng lực của Các hành tinh quay quanh mặt trời thông qua Vòng đại du của Thái âm Đinh với năng lượng của nó là Thái nhất thủy kích.
        * Năng lực của Tâm TC HMT thông qua khoảng cách về cung và số của nó với quả đất gọi là Kể Định hay Định Kể.
        * Năng lực của sao Mộc gọi là Thái tuế ( Cần chú ý : từ Thái tuế chỉ cho năng lực sao Mộc là do thói quen của các nhà thuật số, chứ chỉ nên gọi là Tuế tinh hay Tiểu tuế thì đúng hơn vì trong TS KMDG thì Thái tuế đã chỉ cho 1 loại năng lực của Thái âm Đinh tác động xuống quả đất rồi. Chúng ta cần phải phân biẹt từ này trong 2 TS là khác nhau .
        * Năng lực của Mặt trăng gọi là Thái âm ( Trong KMDG thì từ này chỉ 1 Tướng của HMT, chúng ta cần phải phân biệt như từ Thái tuế vậy )
        * Năng lực của sao Kim gọi là Thiên ất. (Trong KMDG thì từ này cũng chỉ 1 Tướng của HMT, chúng ta cũng cần phân biệt như 2 từ trên. )
        * Năng lực của sao Hỏa gọi là Trực phù. (Trong KMDG thì từ này chỉ 1 sao khí nào đó trong cửu tinh đang tác động xuống địa bàn vào 1 thời điểm nhất định (Cần phân biệt như trên )
        * Năng lực của sao Thủy gọi là Tứ thần.
        * Năng lực của sao Thổ gọi là Địa ẤT.
        Ngoài các loại năng lực trên quả đất còn chịu sự tác động của năng lực cửu tinh từ bên ngoài HMT nữa mà đã được tính toán trong TS KMDG đã biết.
        Từng bước một chúng ta sẽ tìm hiểu cách tính toán của người xưa cho các loại năng lực trên tiép theo.

        Thiện Nhơn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        VÔ THƯỜNG (20-12-21)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        VÒNG TIỂU DU CỦA THÁI DƯƠNG ẤT và VÒNG ĐẠI DU CỦA THÁI ÂM ĐINH.
        Theo quy luật Dẫn 1 cực 3 thì một thái cực khi tự quay quanh mình dược 3 vòng thì 8 quẻ của nó phải đổi vị trí một lần. Mà vòng tự quay trung bình của HMT là 12 năm của quả đất, nên sau 36 năm thì 8 quẻ của TC HMT phải thay đổi. Ở đây ta chỉ tính sự thay đổi vị trí của 2 quẻ Càn và Khôn đại diện cho 2 phần Dương và Âm của HMT thôi.
        Với phần Âm là Khôn thì bắt đầu trước năm khởi nguyên vũ trụ ( Giáp tý 00.000.001 ) là 34 năm, tức là năm Dần nếu tính từ Giáp tý trở ngược về trước,như vậy là năm 00.000.003 thì phần âm Khôn 7 chuyển qua vị trí quẻ Đoài 6 theo thứ tự ngược 8 quẻ Không gian đã biết: Khôn, Đoài và tiếp theo là Chấn 4, Cấn 3, Ly 2, Càn 1, Tốn 9, Khảm 8 ...v.v...Nhưng đứng trên cái nhìn cố định từ quả đất (mà cụ thể là từ trung cung địa bàn Giáp) tới các hành tinh quay quanh mặt trời thì ta lại thấy phần Âm này đang chuyển quẻ 36 năm một lần từ Khôn sang Khảm, sang Tốn, sang Càn, sang Ly, sang Cấn, sang Chấn, sang Đoài và về Khôn để qua 1 vòng 288 năm khác.
        Muốn tính quẻ Đại du của Thái âm Đinh năm nào thì ta lấy số tuế tích năm ấy cộng với 34 rồi chia cho 288, số dư còn lại cứ tính 36 năm 1 quẻ khởi từ Khôn là được.
        Ví dụ: năm 2009 số tuế tích là 10.155.926 thì quẻ đại du là:
        (10.155.926 + 34 ) :288 = 35263 dư 216.
        216 năm thì vòng đại du (288 năm) của Thái âm Đinh đã qua các quẻ Khôn, Khảm, Tốn, Càn, Ly và vào quẻ Cấn đã được 36 năm.
        Quẻ đại du Cấn này sẽ là quẻ ngoại (tức là quẻ trên) của quẻ kép Thái ất năm 2009 sẽ được đề cập ở sau.
        Với phần Dương là Càn thì bắt đàu từ năm khởi nguyên vũ trụ :Giáp tý 00.000.001 và không như cả phần Âm quay quanh mặt trời, mà chỉ có Thiếu âm là quả đất quay quanh mặt trời,nên cứ 3 vòng quay của quả đất thì mặt trời phải thay dổi 1 quẻ khi ta coi quả đất là đứng yên cố định còn mặt trời thì chuyển động. Suy luận.tương tự như trên thì vòng tiểu du 24 năm của Thái dương Ất sẽ là Càn, Ly, Cấn, Chấn, Đoài, Khôn, Khảm, Tốn.và về Càn để qua 1 vòng 24 năm khác...
        Muốn tính quẻ Tiểu du của Thái dương Ất năm nào thì ta lấy số tuế tích năm ấy chia cho 24, số dư còn lại cứ tính 3 năm 1 quẻ khởi từ Càn là được.
        Ví dụ:quẻ Tiểu du năm 2009 sẽ là:
        10.155.926 :24 = 423163 dư 14.
        14 năm thì vòng tiểu du của Thái dương Ất đã qua các quẻ Càn, Ly, Cấn, Chấn và vào quẻ Đoài đã dược 2 năm.
        Quẻ tiểu du Đoài này sẽ là quẻ nội của quẻ kép Thái ất năm 2009 này.

        Thiện Nhơn
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 29-12-09 lúc 20:30
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #6
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Trong bảng số Thái Ất thì 4 quẻ Khảm, Chấn, Ly, Đoài của tiểu du hay đại du sẽ được ghi ở 4 chính cung là Tý, Mão, Ngọ, Dậu.
        Một điều nữa là tên gọi theo thói quen của người đời sau: Thái dương Ất thì được ghi là Thái Ất, còn Thái âm Đinh là Đại Du, chúng ta cũng tạm dùng như vậy thôi.

        QUẺ THÁI ẤT HẰNG NĂM CỦA HỆ MẶT TRỜI.
        Hệ MT là 1 Thái cực (tượng) nên có thể phân thành 8 quẻ mà cũng có thể phân thành 64 quẻ tuỳ theo sự tính toán tổng quát hay chi tiết hơn.Khi chia TC HMT thành 64 quẻ thì người xưa đã tìm quẻ (kép) từng năm của HMT bằng cách lấy quẻ tiểu du làm quẻ nội (vì quả đất thuộc về phần Dương) và quẻ đại du làm quẻ ngoại, nên mỗi năm ta luôn có 1 quẻ chỉ thị về Khí của nó một cách tổng quát nhất , Nhưng vì cứ 3 năm thì Thái dương Ất mới đổi 1 quẻ, cứ 36 năm Thái âm Đinh mới đổi 1 quẻ nên có lúc 3 năm, có lúc 2 năm, có lúc 1 năm quẻ Thái ật hằng năm mới thay đổi. Nói chung là quẻ Thái ất hằng năm chỉ có thể dùng để xét đoán chung nhất mà thôi, ta còn phải cần đến các sao khí (năng lượng) mà chúng phát ra tác động trực tiếp xuống quả đất.nữa.
        Quẻ Thái ất năm 2009 này là Sơn Trạch tổn (Cấn trên Đoài dưới)
        Theo ý riêng thì ta nên xét đoán mối quan hệ bát biến của 2 quẻ phần dương và phần âm thì sẽ đúng hơn.

        PHÁN ĐOÁN CÁC QUẺ TIỂU DU VÀ ĐAI DU.
        Theo những nhà sưu tập lại TSTA thì 4 cung Tý 8, Cấn 3, Mão 4, Tốn 9 là 4 cung Dương, còn 4 cung Ngọ 2, Khôn, 7, Dậu 6 , Kiền 1 là 4 cung Âm nên tổng quát là: Khi quẻ Tiểu du của Thái dương Ất nằm ở 4 cung dương thì tốt, nằm ở 4 cung âm thì xấu, còn quẻ Đại du thì luôn luôn xấu dù nò nằm ờ đâu vì nó thuộc phần Âm.
        Nhưng riêng đối với quẻ Tiểu du thì lại còn chia ra là: Cung Càn là cung Thuần Dương tuyệt âm nên xấu, Cung Tỳ là cung khí dịch chuyển ( cung khí rời) thì trung bình, Cung Cấn thì không thấy gọi là cung gì, Cung Mão là cung khí tuyệt nên có lẽ hơi xấu, Cung Tốn là cung Khí Dương tuyệt nên xấu, Cung Ly lại là cung khí dịch chuyển, Cung Khôn thì cũng như cung Cấn không thấy gọi là cung gì, Cung Dậu lại là cung khí tuyệt. Cách phân chia này mâu thuẫn không những với ở trên mà còn tự trong chính nó: Quẻ Tốn Dương tuyệt thì phải Thuần Âm ,nhưng nó vẫn có hào dương thì tính sao ? Còn nếu cho quẻ Khôn là Dương tuyệt âm thuàn thì quẻ Tốn (cũng như quẻ Cấn) phải có 1 mức độ thế nào đó về khí chứ.....
        Theo suy luận riêng thì ta nên xét mối quan hệ bát biến của quẻ Tiểu du với quẻ Cấn thì đúng hơn vì quẻ Cấn là đại diện cho quả đất (trong thuật số TA thì quả đất là quái tượng của quẻ Cấn) Mặt trời dù thuộc quẻ nào thì cũng phát ra năng lượng tác động xuống quả đát cả ! Quả đất là Thiếu âm, Mặt trời là Thái dương. Âm -Dương thì hút nhau nên ta tính thuận: Khi quan hệ đôi bên là thuận thì tốt, còn nghịch thì xấu Thế nên khi quẻ Tiểu du là Càn, Khôn, Doài, Cấn thì đối với quả đất phải là tốt, vì quan hệ bát biến của 4 quẻ này đối với quẻ Cấn là thuận còn khi quẻ Tiểu du là Khảm, Chấn, Tốn, Ly thì xấu ( Xem lại quan hệ bát biến của các quẻ)
        Đối với quẻ Đại du thì cũng thế nhưng ta tính nghịch vì Thiéu Âm gặp Thái âm thì phải đẩy nhau, nên khi Thái Am Đinh nằm ở các quẻ Khảm, Chấn, Tốn, Ly thì phải tốt đối với quả đất vì quan hệ bát biến của chúng đối với quẻ Cấn là nghịch (Nói một cách nôm na là quả đất có chống trả lại các lực tác động của những hánh tinh trong phần Âm của HMT thì mới tồn tại an toàn được) Còn khi quẻ Đại du là Càn, Khôn, Đoài, Cấn thì xấu.
        Tuy vậy Tốt hay Xấu của Tiểu du hay Đại du lúc này cũng chỉ ở mức độ tổng quát thôi.

        Thiện Nhơn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #7
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        VÒNG SAO KHÍ CỦA THÁI DƯƠNG ẤT
        Năng lượng của Mặt trời phát ra được chia làm 9 sao khí theo TGCC là:
        Bài văn Văn xương gọi tắc là Văn xương.
        Huyền phượng.
        Minh duy.(có sách ghi là Minh ly)
        Âm đức.
        Chiêu dao.
        Hoà minh ( có sách ghi là Hoa âm).
        Huyền vũ.
        Huyền minh
        Cưu minh.(có sách ghi la Hùng minh)
        9 sao khí này tác động vào địa bàn Giáp theo thứ tự 2 vòng cửu cung tuỳ thuộc vào sao khí dẫn đầu là Văn xương nằm ở cung nào.Cung Văn xương tác động theo thời gian khởi nguyên vũ trụ là:
        Năm Tý 00.000.001 ở Thân (khởi đầu ở đầu âm của trục thời gian)
        --------Sửu, 00.000.002 -- Dậu.
        --------Dần, 00.000.003 --Tuất.
        --------Mão, 00.000.004 --Càn.
        --------Thìn, 00.000.005 --Càn.
        --------Tỵ 00.000.006 --Hợi.
        --------Ngọ 00.000.007 --Tý
        --------Mùi 00.000.008 --Sửu
        ---------Thân 00.000.009 --Cấn
        --------Dậu 00.000.010 --Dần
        --------Tuất 00.000.011 --Mão
        --------Hợi 00.000.012 --Thìn
        --------Tý 00.000.013 --Tốn
        --------Sửu 00.000.014 --Tỵ
        --------Dần 00.000.015 --Ngọ
        --------Mão 00.000.016 --Mùi
        --------Thìn 00.000.017 --Khôn
        --------Tỵ 00.000.018 --Khôn.
        Và năm tiếp sau 00.000.019 thì lại ở Thân...v..v..v...cứ 18 năm là tròn 1 vòng luân chuyển.
        Như vậy muốn biết sao khí Văn xương nằm ở cung nào ta lấy số tuế tích năm đó chia cho 18 rồi lấy số dư tính từ Thân thì sẽ biết ngay.
        Chính vì 2 vòng sao khí Văn xương này đi trọn 16 cung phải 18 năm, mà quẻ Tiểu du Thái dương Ất là chủ của nó thì 18 năm chỉ mới đi được 6 quẻ, còn 2 quẻ nữa mới trọn 1 chu kỳ 24 năm nên người xưa đã lấy 72 năm làm 1 Nguyên cho thuật số Thái Ất (72 là bội số chung của 18 và 24)
        Nhưng vòng Đại du Thái âm Dinh là 288 năm mới đi hết 8 quẻ thì phải lấy 288 năm mới trọn vẹn chứ vì gấp 4 lần 72 ?
        288 năm tuy cũng là bội số chung của 18 và 24 nhưng điểm khởi đầu của nó lại không phải là Giáp tý 00.000.001, hơn nữa nếu tính 4 nguyên khởi đầu từ Giáp tý 00.000.001 thì năm thứ 00.000.288 lại là năm không nằm ở cuối 1 lục thập hoa giáp (Quý hơi) nên các nhân tố khác của bảng số TA sẽ không tính toán trọn vẹn được.Do vậy người xưa đã loại bỏ con số 288 năm mà dùng 360 để mọi nhân tố đều tính được trọn vẹn, kể cả vòng Đại du 288 năm.
        360 năm gồm 5 nguyên thì gọi là vòng Kỷ .Lấy số tuế tích 1năm nào cần tính chia cho 360 thì số kỷ dư sẽ dễ dàng cho ta tính toán hơn khi thuở xa xưa chưa có máy tính như ngày nay.
        (Mà sao họ lại tìm ra những thuật số hay thế !!!!)
        Năm nay Kỷ sửu 10.155.926 : 18 = 564218 dư 2, vậy Văn xương ở cung Dậu.Lần lượt ta ghi tiếp theo :
        Huyền phượng ở cung Tuất.
        Minh duy ở cung Càn
        Âm đức ở cung Càn
        Chiêu dao ở cung Hợi
        Hoa minh ở cung Tý
        Huyền vũ ở cung Sửu
        Huyền minh ở cung Cấn
        Cưu minh ơ cung Dần .Và rồi tiếp tục:
        Văn xương ở cung Mão
        Huyền phượng ở cung Thìn
        Minh duy ở cung Tốn
        Âm đức ở cung Tỵ
        Chiêu dao ở cung Ngọ
        Hoa minh ở cung Mùi
        Huyền vũ ở cung Khôn
        Huyền minh ở cung Khôn
        Cưu minh ở cung Thân.
        Sao khí Văn xương ở cung Dậu được gọi là Chủ đại tướng, còn cũng nó ở Mão ( chu kỳ 2) là Chủ tham tướng chứ không có những sao khí nào khác mang tên như thế nữa cả. Còn về số của chúng sẽ d9ược đề cập sau.

        VÒNG SAO KHÍ CỦA THÁI ÂM ĐINH.
        Tương tự như vòng sao khí của Thái dương Ất ở trên, nhưng khác biệt là:
        * Khởi đầu trước vòng Thái dương Ất 34 năm và khởi ở Dần vì Âm thì bắt đầu từ Dương. * Vòng cửu cung vì ngược lại với phần Dương nên phải mượn Tốn và Cấn làm Tâm.Thế nên muồn tìm cung sao khí dẫn đầu là Thái nhất Thuỷ kích nằm ở cung nào, ta lấy số tuế tích của nó cộng thêm 34 rồi chia cho 18 như trên.Số dư thì dược tính :.
        1 ở cung Dần
        2 -----------Mão
        3 -----------Thìn
        4 -----------Tốn
        5 -----------Tốn
        6 -----------Tỵ
        7 -----------Ngọ
        8 -----------Mùi
        9 -----------Khôn
        10 ---------Thân
        11 ---------Dậu
        12 ---------Tuất
        13 ---------Càn
        14 ---------Hợi
        15 ---------Tý
        16 ---------Sửu
        17 ---------Cấn
        18 ---------Cấn (nếu chia chẵn thì lấy cung này vì coi như số dư là 18)
        Sau dó ta đảo ngược các sao khí còn lại và điền vào các cung tiếp theo như vòng Thái dương Ất ở trên.Ta phải đảo ngược vì ở đây là bảng số Dương luôn luôn chạy theo chiều Thuận, mà những sao khí là của phần Âm.
        9 sao khí của Thái âm Đinh theo vòng thuận là: Thái nhất Thuỷ kích (gọi tăc là Thuỷ kích ), Thiên hoàng, Thái âm, Hám trì, Thanh long, Thiên phù, Chiêu dao, Hiên viên, Nhiếp đề. ( Cần lưu ý là tên các sao khí thường trùng lặp nhau không những trong 1 thuật số mà còn trong nhiều thuật số. Điều này là do những người đời sau sưu tập lại đã không nắm vững những nguyên lý của thuật số cũng như tính chất của các sao khí trong từng thuật số cộng với sự tam sao thất bản mà ra)
        Cụ thể cho năm 2009 là:
        (10.155.926 + 34) : 18 = 564220 chẵn, vậy Thuỷ kích nằm ở cung Cấn, còn các sao khí tiếp theo thì :
        Nhiếp đề ở cung Dần
        Hiên viên ở cung Mão
        Chiêu dao ở cung Thìn
        Thiên phù ở cung Tốn
        Thanh long ở cung Tốn
        Hám trì ở cung Tỵ
        Thái âm ở cung Ngọ
        Thiên hoàng ở cung Mùi. Và rồi tiếp tục:
        Thuỷ kich ở cung Khôn
        Nhiếp đề ở cung Thân
        Hiên viên ở cung Dậu
        Chiêu dao ơ cung Tuất
        Thiên phù ở cung Càn
        Thanh long ở cung Hợi
        Hám trì ở cung Tý
        Thái âm ở cung Sửu
        Thiên hoàng ở cung Cấn.
        Cách gọi tên cũng ngược lại, nên Thuỷ kích ở cung Cấn là Khách đại tướng, ở cung Khôn là Khách tham tướng. Thật ra đây là cách gọi của những nhà ngũ hành sau này khi mò mẫm tới 3 bộ thiên thư của dân tộc Việt xa xưa còn lưu truyền lại trong dân gian, để lừa gạt ngừoi đời sau ta là tác giả đây, mà thực chất thì chẳng hiểu chút gì cả, suy luận hoang tưởng lung tung, mâu thuẫn chồng chất từ thuật số này đến thuật số khác, chỉ làm đau đầu cho các thế hệ con cháu mà thôi.

        Thiện Nhơn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        VÔ THƯỜNG (20-12-21)

      13. #8
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Theo tôi thì Hệ thống thiên cơ và quan điểm về Thái cực của cụ LVS không thể lý giải được TSTA.cũng như từ Đức hoà của cung Cấn trong TS này.
        Sự sống con người là Nhân trong Tam tài Thiên Địa Nhân hiện diện tại quả đất thì cân bằng về khí Âm dương nhất ( Hoà ) nên cung Cấn đại diện cho quả đất mới có tên là Hoà đức.Trong TSTA người xưa xét xem cung này có hoà với Tâm của TC HMT hay không vì Tâm này là nơi 2 khí Âm dương cũng CÂN BẰNG nhưng với 1 không gian lớn hơn nhiều .Tại sao phải xem xét như vậy ? Vì Tâm này và quả đất đều cùng quanh MT , nhưng 2 bên có lúc xa lúc gần do vận tốc quay khác nhau. Lại còn tuỳ vị trí đôi bên đối với cả TC HMT nữa ...Khi xem quả đất là dứng yên cố định thì trục không gian của Tâm TC HMT luôn thay dổi (dù Tâm TCHMT này không thay đổi ) cũng ảnh hưởng đến sự sống trên quả đất nữa ...Nói chung là lkhi nào cung quả đất hoà với cung Tâm TCHMT ( cung Định kể) đóng thì tương đối tốt còn không hoà thì ngược lại thế thôi.


        Đến đây thì sẽ có thắc mắc là: Nếu tính sao khí cửu cung dẫn đầu của Thái âm Đinh theo cách trên thì cứ sau 18 năm 2 vòng sao khí của 2 phần Thái dương Ất và Thái âm Đinh lại trùng nhau tại địa bàn ? Đúng vậy, nhưng quẻ chủ của chúng thì khác nhau, nên dù tên sao khí thì trùng nhau nhưng tính chất của từng sao khí thì phải khác nhau ít nhiều vì quẻ chủ là nơi phát ra những sao khí vậy.
        Ví dụ:
        Năm 00.000.001 VXương ở Thân, Thuỷ kích ở Cấn thì quẻ chủ của Vxương là Càn, quẻ chủ của Tkích ở Khôn.
        Còn năm 00.000.019 Văn xương cũng ở Thân, Tkích cũng ở Cấn nhưng quẻ chủ của Vxương lúc này là Khảm, quẻ chủ của Tkích lùc này là Khảm, nên tính chất của 2 sao khí này phải thay dổi ở một mức độ nào đấy....Khi xét đoấnt phải luôn chú ý tới 2 quẻ chủ của 2 vòng sao khí trên.
        Thêm: Còn cách tìm sao khí Thuỷ kích theo các sách xưa nay thì sao ?
        *Xin đáp: Đó là cách tìm Định kể chứ không phải là cách tìm Thuỷ kích.
        Sẽ được đề cập sau này....
        Chúng ta cứ nhìn vào 72 bảng số dương xưa nay thì sẽ thấy có rất nhiều bảng số mà một vài cung trong nó chẳng có 1 sao khí nào cả , thế thì địa bàn vùng đó năng lượng của HMT chẳng tác động đến hay sao, chẳng có ánh sáng mặt trời chiếu đến hay sao ? Điều này chứng tỏ 72 bảng số lưu truyền xưa nay cũng như cách thành lập chúng có rất nhiều sai trật.

        Thiện Nhơn

        Nguồn : tuvilyso.net
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Ducminh (15-12-09),trung1521980 (09-11-15)

      15. #9
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Tích chất của các sao Thái Ất

        1. Sao thái ất
        Theo các sách kinh điển, thái là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần*.Sao thái ất chủ về dự đoán gió mưa , hạn hán lụt lội, chiến tranh đói rét bệnh tật, xem tình hình trong nước, sao thái ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn.
        Sao thái ất vận hành trong 8 cung qua bát quái, không vào trung cung. tại mỗi cung thái ất cư trú 3 năm. Năm thứ nhất gọi là lý thiên,năm thứ 2 gọi là lý địa, năm thứ ba gọi là lý nhân.
        - Ở năm thứ nhất, chức năng lý thiên của sao thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh các thất lạc độ số các hiện tượng mặt trời mặt trăng, các sao xấu biến động phát sóng gây nên các hiện tượng quái gở
        - Ở năm thứ hai, chức năng lý địa của sao Thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh những biến động về núi lở, đất hõm, sông xê dịch, đất đai cây cối.
        - Ở năm thứ ba, chức năng lý nhân của sao Thái ấtcó nhiệm vụ điều chỉnh những biến động về vua tôi các hiện tượng cha con khẩu thiệt, đói rét, lưu vong trong nhân gian.
        Sau 24 năm, sao thái ất đi hết một vòng bát quái.

        Thái ất đi vào cung nào mà gặp Yểm, Kích, Cách , Bách ở đất Tuyệt dương, lại cùng lịch số giống nhau thì thật là tai hại lắn. Có điều bất phát, ấy là không ở 960 hạ nguyên, cho nên tai hoạ dẫn đến nhẹ bớt. Nếu số dương 360 mà hợp với giáp tý hạ nguyên, tức là có tai ách về binh cách, công phạt thoán đạt, đánh úp giết chóc.
        -Cung 1 ở Càn chủ các châu Ký, châu Tịnh . Nếu Văn xương Quan và Tù thì tướng tá hiếp bách vua cha.
        -Cung 2 ở Ly, chủ các châu dự châu kinh, Thái ất tới cung này là vua ở minh đường giết các tướng gian tà
        -Cung 3 ở Cấn, chủ châu thanh, hậu phi bị cấm cung, có thuỷ kích lâm vào thì được tiến cử và sủng ái, ở cung giữa thì binh khởi.
        -Cung 4 ở Chấn chủ châu từ, có thuỷ kích lâm vào thì rợ tây nhung đem xâm lấn.
        -Cung 6 ở Đoài , chủ châu ung, có khách đại tướng lâm vào thì nam sở xâm lấn
        -Cung 7 ở Khôn, chủ về châu Lương, châu Ích, có chủ tướng lâm vào thì lương ích nổi binh.
        -Cung 8 ở khảm, chủ châu Duyện Thái ất lâm vào thì sáng suốt bình trị, nhị mục đối xung thì đại thần bị giết.
        -Cung 9 ở tốn, chủ châu Dương, có khách đại tướng lâm vào thì rợ bắc dịch xâm lấn.

        2. Sao kể thần
        Người xưa nói :" Sao kể thần là con rồng đuốc của sao thái ất".

        3. Sao văn xương
        Còn có tên la thiên mục. như phép thời kế dùng cách này để dẹp quân đánh úp và nghe nghóng tình hình giặc để phòng bị
        * 16 thần: 1.Ân đức, 2.Đại nghĩa, 3.Địa chu, 4.Dương đức,5.Hoà đức, 6.La hầu, 7.Cao tùng, 8.Thái dương, 9.Đại trắc, 10.Đại thần, 11.Thiên uy, 12.Thiên đạo, 13.Đại vũ, 14.Vũ đức 15.Thái thốc, 16.Âm chủ

        4. Sao Thủy Kích (Hỏa)
        Thủy Kích còn gọi là Mới Kích, Ðịa Mục (Mắt Ðất), Khách Mục.
        Thủy Kích là tai họa của Huỳnh hoặc (loại sao chổi), loạn khí bởi hỏa đức toát ra ở hỏa hạ Nam Phương. Nó làm tổn thương Kim khí. Nó hành sử vô thường. Nó báo trước có tai họa về binh đao, đói khổ, tang tóc, giặc cướp, lưu vong. Nó ở đâu, đấy có họa biến, lưu vong, ở Nam thì đàn ông, ở Bắc thì đàn bà: chết nhiều chẳng ngừng, binh tan, mất đất.
        Nó còn ứng việc lụt lớn, sóng thần, tuủ tang, loạn vong, cướp giặt, phục binh, lửa cháy ngút trời, dân chúng hoảng sợ, loạn từ bên ngoài.
        Ngoài ra, nó còn báo một thiên tử, một thánh minh xuất hiện
        Thủy Kích là khách mục của Kể Thần, vượng vào mùa hạ, thuộc phụ tướng Thái Ất thống nhất uy vũ, nắm quyền chinh phạt, vận động binh quyền.

        Về Kể Ngày
        - Thần hung Thủy Kích, sao lửa đằng đằng. Nó giữ ngôi kích bác khiến Thượng đế còn e ngại, thường buộc chân Đại Tướng. Mọc ở Đông: Tuệ. Mọc ở Tây: Bột. Mọc ở Nam: Thủy Kích. Ở Bắc: Thái Ất. Ở giữa: sao Phạt.
        - Ở Dần: khoa danh. Ngọ là vào Miếu. Tuất là đáy lửa: Vị là vào hầu. Tỵ là vượng.
        - Người Mậu Quý là “sao ngọn lộc trời”. Tới đâu, đấy bin đao, trộm cướp, giết chóc nhân dân, máu chảy ngàn dặm.
        - Ở Thân Mệnh người: trai dâm, gái con hát, trai gái gặp ách đổ máu. Trai chủ giết chóc, gái chủ chết đẻ. Tới 4 trụ chính: chết cha mẹ.
        Vận số gặp phải, cùng Phi Phù, sao hung đuổi đánh, định là ngán đời chết bạo.
        Duy người Mậu Quý thì lại phát phúc:
        - Trên Dần, khoa danh cao. Trên Ngọ là bậc quí, lộc lớn tại hai phủ. Trên Tuất là tiền tài nhiều, lộc lớn, quyền quí chức tước, hưởng lộc dày. Người Ất Canh nên làm đức để cầu đảo. Vì thế tuổi Mậu Quý mà gặp vận Dần Ngọ Tuất một khi có Thủy Kích tại ngày giờ Thân Mệnh thì phát giàu, phát quý rất lạ. Chỉ sợ có ác tinh cùng cung sẽ giữa đời bị tàn tật, nên làm phúc tu đức.
        Tuổi Mậu Quý gặp Thủy Kích trong mạnh ở Dần Ngọ Tuất là đầu lộc trời đến phù trì: vàng châu đầy cửa, vườn nương phát thịnh vượng tối đa, học cao, xuất chúng, võ thống soái.
        Còn hạn số, Thân Mệnh Ngày Giờ của các tuổi khác mà gặp thì nên phòng sẽ có suối vàng dạo quanh.
        Thủy Kích ở chính cung Mệnh: sớm lìa cha mẹ. Thủy Kích chiếu vào ngày giờ sinh, hay ở bên cũng hoặc lìa cha mẹ, hay làm con nuôi.
        Ở 4 trụ mà:
        Đồng cung Quân Cơ: chết vì thích tiếm ngụy (đó là trường hợp ếm): khó thành sự, được thì không lâu mà bị chết, hay bị hình thương.
        Đồng cung Thần Cơ: bị quan hình, bị ở nhà giam bị chết không toàn thây.
        Đồng cung Dân Cơ: số thất bại, đổ vỡ, lụy vướng chân, phòng có biến.
        Đồng cung Văn Xương: không có số keo sơn gắn bó mà bị phản, dù có mưu toan cũng bị trật đường rầy.
        Cùng cung Thần Kể: sao hung mưu người bị người phản lại, khó giữ vẹn thân đến già.
        Cùng cung Tham Chủ: tôi tớ hại phản.
        Cùng cung Tham khách: bị bọn tiểu nhân âm mưu hại.
        Người đàn bà mà Phi Phù, Thủy Kích trong Thân Mệnh: số khóc chồng, chẳng vẹn lòng về chồng con dù có mười đời chồng (số sát chống)
        Về Tuế Kể
        - Thủy Kích cùng cung Thái Ất là yểm: nảy sinh việc binh.
        - Năm nào Thủy Kích vào Thái Dương, Âm Chủ: ứng việc binh.
        - Nó ở hai bên tả hữu Thái Ất, ở gián thần gọi là Kích: báo hiệu có việc bôn tẩu, vua quan lo sợ.
        - Nó cùng cung Văn Xương, gọi là Chặn, nếu được cung vượng tướng mà Thủy Kích ở 2, 8, 3, 7 thì chủ thắng, ở cung 4, 9, 1, 6 thì khách thắng.
        - Nếu có Yếm Chủ đại, Chủ tham thì chẳng kể vượng tướng đương nhiên là bại và chết.

        nguyenvu
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        trung1521980 (09-11-15)

      17. #10
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        5. Đại Tướng Chủ (Kim)
        (Còn gọi là Đại Chủ)
        Đại tướng chủ là tinh hoa của Thái Bạch, được khí kim đức, ứng phương tây, mùa thu.

        Ở Tỵ là khoa danh. Dậu là vào miếu. Sửu là vào hầu, là thần hiệu lệnh của trời, nắm quyền sinh sát.

        Về kể ngày:

        - Ở người, vào 4 trụ Thân Mệnh ngày giờ là người anh hùng quả cảm, cơ toán thần kỳ, văn chủ cao khoa, vũ chủ tướng thần, an bang tế thế, số vương hầu.

        - Ở Thân Dậu: quan cao ngôi hiển.

        - Ở Hợi Tý: muôn dặm dương danh.

        - Quân Cơ cùng cung: bậc quí vương hầu.

        - Thần Cơ cùng cung: ngôi tướng soái công khanh.

        - Dân Cơ cùng cung: mệnh quan tướng võ, cửa cung phát phúc.

        - Văn Xương, Thần Kể cùng cung: anh tài xuất chúng, văn võ song toàn (phải ở cung mạnh) dũng cảm kiên cường.

        - Ngũ Phúc, Quân Cơ cùng cung: sử thế anh hùng, oai quyền vô cùng. (nếu có Thủy Kích theo: cực oai quyền).

        - Đại Tướng Chủ có thể chế được hung của Thủy Kích, nhưng Kích ở Tỵ Ngọ thì không chế nổi.

        - Tới cung mạnh thì được sao lành phù tá: mệnh phi thường, an bang tế thế, định 4 phương (Đại Chủ ở cung Tỵ, Dậu và đóng tại mệnh), vận số gặp thời thì phát sớm, văn thanh võ quí bậc nhất.

        - Tới cung hãm, Mệnh gặp kiện tụng lôi thôi, hay bệnh bám vào liên khiên, hoặc chiến tranh, khói lửa sát phạt.

        - Cùng cung Thiên Ất, Địa Ất chiếu phá: chế yểu, đời tập tễnh, nghèo nàn.

        - Cùng cung Thủy Kích, Phi Phù tại Ngọ: trăm việc không thành, hoặc chết không toàn thây.

        Về Kể năm:

        Phép dụng binh lấy Chủ Đại Tướng làm Tượng.

        Tượng cho động, tĩnh, phục, ẩn, sớm tối, binh mã hầu vệ.

        Tượng cho phạt tinh:

        - Chủ Đại Tướng ra khỏi 7 sao phương tây thì xảy ra việc binh của Di Địch sẽ tan.

        - Chủ Đại Tướng ra khỏi 7 sao phương tây thì Trung Quốc tan.

        - Đông Phương gặp nó : đại bệnh.

        - Nó đi đâu đấy sinh loạn, có lưu vong, binh tang.

        - Nó ra vào cung Thái Ất (tù = giam): nước lớn bị suy yếu, nước nhỏ lại mạnh, thịnh cho nữ chủ, lại xảy ra việc thoán nghịch, ám sát.

        - Trường hợp có tù (giam) Chủ Đại Tướng, Thái Ất ở đất tuyệt khí, khí rời: quân vượng gặp nạn.

        - Nó tương tính (chặn) Thái Ất tại cung 4, 9 và 1,7 thì phụ tướng gặp tai ương, nếu lại gặp cửa Tử, Thương, Đổ, Kinh cùng gặp sao Thiên Bồng, Thiên Trụ, Thiên Nhuế, Thiên Xung thì xảy ra việc Đại Tướng phải chết.

        Nếu cùng Khách đại tướng, Thủy Kích, tù, tính trong cửa hung, có sao hung thì Đại Tướng Chủ, Đại Tướng khách chết.

        Khi xuất quân chinh phạt phải tránh Tinh, Tù, hung tinh, hung môn.

        Nếu ở đất Bính Đinh: Đại Tướng bị nạn.

        Nếu có Cách ở đất tuyệt, không cửa cánh thì vua tôi xa nhau, bỏ nhau, phản nhau.

        Nếu có Bách (Đại Tướng ở trước sau Thái Ất): thần bức bách vua, dưới bức hiếp trên.


        leminhchi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        trung1521980 (09-11-15)

      Trang 1/3 123 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Tìm hiểu Tứ trụ
        By kimcuong in forum Tử bình
        Trả lời: 51
        Bài mới: 09-01-11, 17:54
      2. Cháu / em cần thỉnh sư phụ về Kỳ Môn Độn Giáp
        By dualathlon in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 0
        Bài mới: 09-12-09, 00:34
      3. Tam Kỳ luận thế nào ?
        By Khôi Tinh in forum Tử bình
        Trả lời: 16
        Bài mới: 08-12-09, 12:38
      4. Tính cách theo 12 con giáp(sưu tầm)
        By tom in forum So tuổi Hôn nhân & Gia đình
        Trả lời: 19
        Bài mới: 03-12-09, 07:09
      5. Nhờ ai cao tay, hiểu rộng giúp đỡ!
        By Kyti in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 6
        Bài mới: 19-11-09, 02:50

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •