Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/2 12 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 12
      1. #1
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default Âm Phù Kinh - 陰 符 經

        Âm Phù Kinh là một quyển sách rất nhỏ của Đạo Lão, tương truyền là do Hoàng Đế (2697-2597) viết. Nhưng có nhiều học giả không công nhận như vậy.

        Hoàng Đế (Trung phồn thể: 黃帝, Trung giản thể: 黄帝, bính âm: huángdì), còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế (轩辕黃帝), là một vị quân chủ huyền thoại và là anh hùng văn hoá của Văn minh Trung Hoa, được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán. Chữ Hoàng (黃) ở đây hàm nghĩa sắc vàng, là màu biểu trưng cho hành Thổ. Hiểu nôm na "Hoàng Đế" là "Vua Vàng", khác với Hoàng (皇) trong Hoàng đế, là danh xưng của các quân chủ kể từ thời nhà Tần (xem bài Tần Thuỷ Hoàng).

        Hoàng Đế được coi là một trong Ngũ Đế, đứng đầu danh sách chính thống này. Theo huyền sử Trung Quốc, ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCNvà là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc. Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc (涿鹿) đánh thủ lĩnh Xi Vưu là cái mốc hình thành người Hán.

        Hoàng Đế có họ là Công Tôn thị (公孙氏), do sống ở gò tên gọi Hiên Viên (轩辕) nên từ đó ông được gọi là Công Tôn Hiên Viên (公孙轩辕), là con của Thiếu Điển và con gái bộ tộc Hữu Kiệu là Phù Bửu (附宝). Mẹ ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thụ thai sinh ra ông.

        Thuở nhỏ, ông rất thông minh, có tính thần linh, dáng vẻ ngoài rất kỳ dị, khi còn bọc trong tã đã biết nói, lớn lên cần cù hiểu biết sáng suốt, thường khuyên người đồng thời lo làm lành và tu ngũ đức, được bầu làm tù trưởng bộ lạc Hữu Hùng (有熊氏)[7]. Hoàng Đế sinh ra ở đất Thọ Khâu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) sau chuyển đến sống ở ven sông Cơ Thủy, từ đó mới lấy tên sông làm họ Cơ (姬).
        Trong các truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thuỷ tổ của người Hoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu của Hoàng Đế. Viêm Đế và Hoàng Đế vốn thân thuộc nên sau này hai bộ lạc lại hoà hợp, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm-Hoàng, họ tự gọi mình là Viêm Hoàng Tử Tôn (炎黃子孙).
        Để kỉ niệm vị tổ tiên chung đó, người ta xây lăng Hoàng Đế ở Kiều Sơn, phía bắc huyện Hoàng Lăng tỉnh Thiểm Tây. Từ sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất, mỗi năm đều có lễ cúng bái lăng Hoàng Đế, được liệt vào hàng Đại điển[8], vì vậy được gọi là Thiên hạ đệ nhất lăng (天下第一陵). Nhưng thực tế trong lăng chỉ có y quan chôn để tượng trưng mà thôi.

        Có truyền thuyết kể rằng, sau khi Hoàng Đế băng hà, một đêm Rồng thiêng đáp xuống tẩm cung đón Hoàng Đế lên trời. Để đáp lại công lao của ông, ông được phong thần, trở thành Ngọc Hoàng.

        Thành tựu
        Tượng Hoàng Đế ở viện bảo tàng Cố Cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh.]] Thời Hoàng Đế có nhiều phát minh sáng tạo (trong truyền thuyết) của nhiều người nhưng được quy chung cho Hoàng Đế như làm nhà, đóng xe thuyền, may được quần áo ngũ sắc, chế kim chỉ nam, làm lịch, y thuật (Hoàng Đế nội kinh tương truyền là của Hoàng Đế và Kỳ Bá)[7]. Lịch cổ Trung Quốc lấy mốc bắt đầu từ Hoàng Đế.

        Theo sách Hoài Nam Tử, Hoàng Đế còn có một sử quan tên là Thương Hiệt, đã sáng tạo ra chữ viết cổ. Tuy nhiên, người ta chưa được thấy chữ viết thời đó nên không có cách gì chứng minh cho việc này.[7]
        Theo truyền thuyết, Hoàng Đế có người vợ đầu tên là Luy Tổ, hay Loa Tổ (螺祖), là người đã dạy cho phụ nữ nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa.[7] 累 hay 螺 đều có chữ 糸 mịch tức sợi tơ nhỏ. Tuy nhiên, một số người cho rằng các tên trên có thể phiên sai từ Lôi Tổ (雷祖), nghĩa là bà Tổ Sấm. Theo Sơn Hải kinh (山海经), Luy Tổ sinh Xương Ý, Ý sinh Hàn Lưu, và Hàn Lưu sinh ra Chuyên Húc (Cao Dương Thị) vậy. Ông có thứ phi là Mô Mẫu (嫫母), thuộc Tây Lăng Thị (西陵氏), bà tuy không có nhan sắc nhưng đức hành cao thượng, được Hoàng Đế kính trọng. Ngoài ra, ông còn thêm 2 bà phi tên Phong Luy (封嫘), Đồng Ngư(彤魚) và 10 vị tần khác.

        Ông có tổng cộng 25 người con, và được phân ra các họ khác nhau, gồm 12 họ là: Cơ (姬), Dậu (酉), Kì (祁), Kỉ (己), Đằng (滕), Dự (葴), Nhậm (任), Tuân (荀), Hi (僖), Cật (姞), Huyên (儇) và Hi (衣). Do vậy, từ đời Thiếu Hạo đến về sau nữa là nhà Chu đều có chung dòng dõi tổ tiên là Hoàng Đế. Theo Sơn Hải kinh (山海经), các tộc Bắc Địch, Khuyển Nhung và Đông Di cũng đều là con cháu của Hoàng Đế.

        Tầm quan trọng của Hoàng Đế:
        Đời Thần Nông, con trai cày mà ăn, con gái dệt mà mặc, không dùng hành chính mà dân được được trị, không dấy binh đao mà làm vua thiên hạ. Vua Thần Nông mất rồi thì các bộ tộc nổi lên, mạnh hiếp yếu, đông hiếp ít, nên vua Hiên Viên Hoàng Đế mới bày ra nghĩa vua tôi, trật tự trên dưới, lễ cha con, anh em, và sự phối hợp vợ chồng. ”
        — Sách Thương Quân[7]

        Qua đó, ta thấy thời vua Hoàng Đế diễn ra một biến cố quan trọng trong lịch sử và chính trị và xã hội của Trung Hoa cổ xưa.[7]

        Trong văn hóa Trung Hoa, Hoàng Đế được coi là người tạo ra nhiều di sản và học thuyết. Trong khi nhiều học giả phương tây cho rằng các học thuyết của Đạo giáo đều xuất phát từ Lão Tử, thì những người theo Đạo giáo Trung Hoa lại tự cho rằng những lý thuyết và triết lý Đạo giáo bắt nguồn từ Hoàng Đế[9]. Cuốn Hoàng Đế nội huấn (黄帝内经), một cuốn sách thuộc hàng kinh điển trong Đông y được đặt theo tên của ông. Ngoài ra, ông cũng được nhìn nhận đã viết ra Hoàng Đế tứ kinh (黄帝四经), Hoàng Đế âm phù kinh (黄帝阴符经).
        Vào thế kỷ thứ 2, vai trò thần thánh của Hoàng Đế dần mất đi bởi một hình ảnh đang nổi lên là Lão Tử[10]. Dẫu vậy, hình tượng Hoàng Đế không hề mất đi với vai trò là một thần linh tối cao và biểu thị cho sự trường thọ [11].
        Quyết tình định nghi

      2. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        giaplong6 (05-11-20),Jupiter (17-05-18),thiên thư (23-05-18),thucnguyen (18-05-18),trandoan (18-05-18)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Âm Phù Kinh 陰 符 經
        Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ bình chú

        Âm Phù Kinh là một quyển sách rất nhỏ của Đạo Lão, tương truyền là do Hoàng Đế (2697-2597) viết. Nhưng có nhiều học giả không công nhận như vậy.

        - Trình Chính Thúc (Trình Di, Trình Y Xuyên, 1033-1107) cho rằng sách này được viết vào thời Ân (1766-1154) hay thời Chu (1122-255).
        - Chu Hi (Chu Nguyên Hối, 1130-1200) cho rằng Lý Thuyên, một đạo sĩ đời vua Đường Huyền Tông (713-755) đã ngụy tạo ra. Chu Hi soạn Âm Phù khảo dị.
        - Thiệu Khang Tiết (1011-1077) cho rằng Âm Phù Kinh được viết ra vào đời Chiến Quốc.
        - Đạo tạng có bộ Âm Phù Kinh tập chú do 7 người chú: Y Doãn, Thái Công, Phạm Lãi, Quỉ Cốc Tử, Chư Cát Lượng, Trương Lương, Lý Thuyên.
        - Trương Quả Lão (một vị trong Bát Tiên đời Đường) cũng có viết Âm Phù Kinh và có dẫn Y Doãn, Thái Công, Chư Cát Lượng, Lý Thuyên.
        - Lại có bản do 11 người chú: Thái Công, Phạm Lãi, Quỉ Cốc, Trương Lương, Chư Cát Lượng, Lý Thuần Phong, Lý Thuyên, Lý Hiệp, Lý Giám, Lý Duyệt, Dương Thịnh.
        - Thạch Đại Dương Nhân Sơn, một người rất giỏi về Đạo Phật, chú Âm Phù theo Phật.
        - Lý Gia Du giỏi Dịch giảng Âm Phù theo Dịch.
        - Đơn Chân Nhân, Khấu Trương, Trương Quả Lão, Lý Thuyên là các Đạo Gia nên bình Âm Phù theo Lão.
        - Trịnh Tiều Nghệ Văn cho biết trước sau có 38 bộ Âm Phù Kinh biên soạn thành 51 quyển.

        Như vậy mỗi người chú Âm Phù một cách. Binh gia giải theo Binh Gia, Đạo Gia giải theo Đạo Gia, Phật Gia giải theo Phật Gia. Nhưng Âm Phù Kinh vẫn là Âm Phù Kinh.
        (Xem Vô Tích Hoàng Nguyên Bính tiên thích, Âm Phù Kinh Chân Thuyên, Tựa)

        Tại sao một quyển sách chỉ vẻn vẹn có ba bốn trăm chữ mà được nhiều học giả mê thích như vậy?
        Quyết tình định nghi

      4. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (17-05-18),ThaiDV (17-05-18),thucnguyen (18-05-18),trandoan (18-05-18)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Âm Phù Kinh 陰 符 經
        Thượng Thiên

        Âm là Ám. Phù là Hợp. Kinh là Thường Hằng.
        Con người phải sống phù hợp với Đại Đạo. Đó là chân lý hằng cửu.

        Đạo Con Người thật ra là đạo tự nhiên. Cho nên người quân tử không thể đi sai Đạo tự nhiên. Chỉ có thể nhân đó biến chế mà thôi.

        + Xưa nay, người ta thường chống đối với tự nhiên, thích chinh phục thiên nhiên. (Going against Nature, conquering Nature).

        + Nhưng cũng có người cho rằng cần phải tìm hiểu Tự Nhiên, Hiểu Tự Nhiên là Cứu Rỗi mình (Knowledge of Nature, as a way of Salvation), và chủ trương Theo Thiên Nhiên (Following the way of Nature).

        + Cũng có người chủ trương theo tự nhiên là chết, đi ngược tự nhiên mới được trường sinh. (Thuận tắc tử, nghịch tắc Tiên). Biến chế Tự Nhiên Âu Châu dịch là Manipulation of Nature. (Xem Science and Civilisation in China, Vol. V, Joseph Needham, Index, nơi chữ Nature, tr. 541)

        +Tôi tuyệt đối chủ trương ta không thể sống ngược với Thiên Nhiên được, nhưng phải nương theo Thiên Nhiên mà sống. Nếu dạy người đi ngược chiều hướng này là làm hại người mà thôi. Cho nên tôi hoàn toàn chấp nhận lời trên của Âm Phù Kinh.
        Quyết tình định nghi

      6. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (17-05-18),thucnguyen (18-05-18),trandoan (18-05-18)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        1. Quan Thiên Chi Đạo, chấp Thiên chi hành, tận hĩ.
        觀 天 之 道, 執 天 之 行, 盡 矣.


        Hãy bắt chước Trời mà hành sự thì muôn việc đều hay.
        Đạo Trời là Vô Vi, là Trí Trung, Trí Hòa. Đạo Trời là Vô Thanh, Vô Xú, không tiếng không hơi.

        Lưu Nhất Minh chú rằng:
        «Thế nào là Quan Thiên:
        Quan Thiên là Cách Vật Trí Tri, là biết trong mình có Trời; «Quan thiên chi Đạo là Đạo Vô Vi, là Đốn Ngộ, để hiễu Tính của mình, biết mình có Tính Trời.

        «Thế nào là Chấp Thiên chi hành:
        Chấp Thiên chi hành là Chuyên Tâm trí chí, là dồn hết tâm lực vào chuyện thực hành theo Trời; Chấp Thiên là làm theo đúng mực không thái quá, không bất cập; Chấp Thiên đó là cái học Hữu Vi, cái học Tiệm tu, cốt để Liễu Mệnh.
        Quyết tình định nghi

      8. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (17-05-18),thangyp (17-09-21),thucnguyen (18-05-18),tienhaiutc (18-05-18),trampervn (18-05-18),trandoan (18-05-18)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        2. Thiên hữu Ngũ tặc, kiến chi giả xương.
        天 有 五 賊, 見 之 者 昌.

        Ngũ tặc là Ngũ Hành, là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Trời dùng Âm Dương Ngũ Hành để sinh vạn vật, người nhân Âm Dương Ngũ Hành mà sinh trưởng.

        Mộc coi Kim là tặc hại, Hỏa coi Thủy là tặc hại...............
        Tuy nhiên Ngũ Hành cũng còn có Điên Đảo Ngũ Hành. Chiều này Đạo Lão gọi là Nghịch Thi Tạo Hóa, Điên Đảo Ngũ Hành.

        Ta thấy: Kim-Mộc vốn khắc, nhưng Mộc nhờ Kim mà trở thành Khí Cụ; Mộc -Thổ vốn khắc, nhưng Thổ nhờ mộc mà sinh Vinh; Thủy vốn khắc Hỏa, nhưng Hỏa nhờ Thủy mà không bị Khô Táo; .... Hiểu được như vậy, thì Ngũ Tặc sẽ thành Ngũ Bảo, và Ngũ Hành chỉ còn là Nhất Khí!

        Nguyên lý trên mới thấy: - Mệnh Tượng đại hải, Trường lưu Thủy tạo điều kiện, tạo thời thế cho cho Phích lịch hỏa ... Trong LTHG phát triển như thế nào! hihi
        thay đổi nội dung bởi: hieunv74, 17-05-18 lúc 11:58
        Quyết tình định nghi

      10. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (17-05-18),thangyp (17-09-21),thucnguyen (18-05-18),tienhaiutc (18-05-18),trandoan (18-05-18)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        3. Ngũ Tặc tại Tâm, thi hành ư Thiên,
        Vũ Trụ tại hồ thủ, vạn hóa sinh hồ thân.

        五 賊 在 心,施 行 於 天, 宇 宙 在 乎 手, 萬 化 生 乎 身.

        Con người bẩm thụ khí Ngũ Hành trong thân, nhưng Tâm mới chính là chủ của Thân, Thân chỉ là nhà ở của Tâm. Cho nên ngũ hành thật sự là ở nơi tâm. Mà Tâm thì lại phân ra Nhân Tâm (lòng người) và Đạo Tâm (lòng Đạo, lòng Trời).
        - Nếu Nhân Tâm mà làm chủ, thì Ngũ tặc sẽ phát ra thành Ngũ Vật là: Hỉ Nộ Ai Lạc Dục.
        - Nếu Đạo Tâm mà làm chủ, thì Ngũ tặc sẽ biến thành Ngũ Đức là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

        Nếu hiểu thủy chung của Ngũ Hành là như vậy, thì sẽ để cho Đạo Tâm chỉ huy để mỗi ngày mỗi tiến, tiến mãi tới Trời. Như vậy Vũ Trụ tuy lớn nhưng không thoát khỏi lòng bàn tay ta, Vạn vật biến hóa cũng không ra ngoài Thân ta.

        (Đoạn này là nói về nguồn gốc của Ngũ hành trong tính mệnh; nơi là gốc của ngũ hành; khi nào ngũ hành sinh! Vậy có phải ngũ hành phát sinh từ Hậu thiên? ngũ hành sinh từ bát quái, .....? Vai trò của Ngũ hành so với âm dương thế nào; tại sao không chỉ dùng âm dương không thôi mà lại phải dùng ngũ hành (ưu điểm của ngũ hành so với âm dương ở điểm nào?). Mời các bạn ngâm cứu thêm nhé!!!
        Quyết tình định nghi

      12. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        3kubond (19-05-18),Jupiter (17-05-18),ThaiDV (18-05-18),thucnguyen (18-05-18),tienhaiutc (19-05-18),trandoan (18-05-18)

      13. #7
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        4. Thiên Tính Nhân Dã, Nhân Tâm cơ dã.
        Lập Thiên chi Đạo dĩ định nhân dã.

        天 性 人 也, 人 心 機 也. 立 天 之 道, 以 定 人 也.

        Thiên Tính là người. Nhân Tâm là máy. Lập ra Đạo Trời, để xác định (xem) con người (tiến bộ đến đâu.)
        Thiên Tính là Tính Chân Như, là Chân Tâm, là Đạo Tâm. Nó không hay, không biết, theo đúng luật Trời.
        Nhân Tâm là Khí Chất Chi Tính, là Tri Thức chi Tính. Nó chính là Cơ Tâm. Vì nó mà con người có sinh, có tử.
        Quyết tình định nghi

      14. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (17-05-18),thucnguyen (18-05-18),trampervn (18-05-18),trandoan (18-05-18)

      15. #8
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        5. Thiên phát sát cơ, di tinh dịch tú.
        Địa phát sát cơ, long xà khởi lục.
        Nhân phát sát cơ, thiên địa phản phúc.
        Thiên nhân hợp phát, vạn hóa định hĩ.

        天 發 殺 機, 移 星 易 宿. 地 發 殺 機, 龍 蛇 起 陸. 人 發 殺 機, 天 地 反 覆. 天 人合 發, 萬 化 定 矣.

        Trời nổi sát cơ, sao rời vật đổi. Đất nổi sát cơ, rồng rắn hiện ra trên mặt đất. Người nổi sát cơ, đất trời điên đảo. Trời người hợp phát, vạn sự ổn định.

        Chúng ta đă chứng kiến các thiên tai, địa họa, các trận chiến tranh tàn khốc, và đã thấy chúng ta bị thương tổn ra sao. Đoạn này sẽ dễ hiểu hơn, nếu hiểu là phải có một cuộc sống hòa hài với thiên nhiên, thuận theo quy luật của tự nhiên.

        Tóm lại chúng ta không được chống thiên nhiên, không được tự do khai thác các loài động vật nghĩa là không được bắn giết thú rừng và muông chim bừa bãi, không được phá hoại các loài thực vật như phá rừng, đốn cây tùy tiện, vì giữa muôn loài vốn đã có một thế quân bình. Người xưa vì thế săn bắn có mùa, đốn cây có lúc.
        Quyết tình định nghi

      16. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (17-05-18),thucnguyen (18-05-18),trandoan (18-05-18)

      17. #9
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        6. Tính hữu xảo chuyết, khả dĩ phục tàng.
        性 有 巧 拙, 可 以 伏 藏.


        Tính có khéo (巧) vụng (拙), có thể dấu đi không dùng [ẩn tàng khả năng].

        Tính con người, thì ai cũng Thiện. Nhưng con người thụ khí Âm Dương nên thành hình. Chắc đọc đoạn này mà: Tam Tự Kinh (chữ Hán: 三字經)[1] là cuốn sách chữ Hán được soạn từ đời Tống, đến đời Minh, Thanh được bổ sung. Sách được dùng để dạy học cho học sinh mới đi học. Ở Việt Nam trước đây cũng dùng sách này. Nội dung cuốn sách hơn 1000 chữ, bố trí ba chữ một câu có vần. Hiện nay những người học chữ Hán cũng học nó để có số vốn 600 chữ để rồi tiếp tục học lên cao.

        1- Từ "Nhân chi sơ, tính bản thiện" (人之初,性本善) đến "Nhân bất học, bất tri nghĩa" (人不學,不知義): nói về bản tính của con người là thiện và về tầm quan trọng đối với việc dạy dỗ của người thầy và vấn đề học tập của con trẻ.

        https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_t%E1%BB%B1_kinh

        Vì bẩm khí Âm Dương nên con người có thanh trọc.
        Bẩm được Thanh Khí là những người khéo.
        Bẩm phải Trọc Khí là những người vụng.

        Xảo (khéo) là những người có cơ mưu, Chuyết (vụng) là những người si bần. Xảo chuyết đều là Khí Chất chi Tính, không phải là Thiên Địa chi tính. Nếu theo Nhân Tâm là theo Khí Chất chi Tính; Xảo Chuyết đều do Tâm!

        Chu Hi chú: Thánh Nhân chi Tâm dữ Thiên Địa tham đồng, Chúng nhân không được vậy là vì có khéo có vụng. Biết dấu Xảo Chuyết, thì chỉ còn thấy Xảo. (Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên)

        (Nhiều sách tử bình cũng viết về Thanh trọc luận mệnh cũng rất hay)!!!
        Quyết tình định nghi

      18. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (17-05-18),thucnguyen (18-05-18),trandoan (18-05-18)

      19. #10
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        7. Cửu khiếu chi tà, tại hồ tam yếu. Khả dĩ Động Tĩnh.
        九 竅 之 邪 在 乎 三 要. 可 以 動 靜.

        Cửu khiếu (Người có 9 Khiếu: Trên 7, dưới 2) mà có tà khí là do nơi Ba Khiếu quan trọng. Phải biết Động Tĩnh.
        Ba khiếu quan trọng trong con người là Mắt, Tai, Mồm.

        Mắt (minh) nhìn mầu sắc, thì Thần chạy,
        Tai (thông) nghe Âm Thanh thì Tinh giao,

        Đoạn này nói lên tác dụng của Mắt, tai / Tinh Thần (thông minh) của con người. Ưu nhược điểm của Mắt thấy? Ưu điểm hơn của Tai nghe so với mắt thấy -> nếu biết điều này là sẽ có thể biết lý do tại sao dùng nạp âm trong LTHG!

        Mồm nói nhiều thì Khí tán.

        Nói về Mồm (khí - Khẩu khí) - Khai hợp: Quyển: QUỶ CỐC TỬ MƯU LƯỢC TOÀN THƯ!

        vì sao 03 Khiếu quan trọng thể hiện ở: Tiếng Việt có 6 thanh điệu (biểu thị bằng: không dấu, huyền (\), sắc (/), hỏi (?), ngã (~), nặng (.): thể hiện trạng thái SINH - VƯỢNG - MỘ - NHẬP ra sao:

        1. Thanh bình (SINH): Có hai bậc, phù (Âm bình - Âm SINH) và trầm (Dương bình - Dương SINH).
        • Thanh bình bậc phù (phù bình hay âm bình) là những tiếng không dấu (không dấu), tức thanh ngang. Ví dụ: 阿 (a), 香 (hương).
        • Thanh bình bậc trầm (trầm bình hay dương bình) là những tiếng có dấu huyền (dấu huyền (\)). Ví dụ: 陀 (đà), 田 (điền), 神 (thần).

        2. Thanh thượng (VƯỢNG): Có hai bậc, phù (Âm VƯỢNG) và trầm (Dương VƯỢNG).
        • Thanh thượng bậc phù (phù/âm thượng) là những tiếng có dấu hỏi (?). Ví dụ: 把 (bả), 海 (hải), 斬 (trảm).
        • Thanh thượng bậc trầm (trầm/dương thượng) là những tiếng có dấu ngã (~). Ví dụ: 母 (mẫu), 女 (nữ), 語 (ngữ).

        3. Thanh khứ (MỘ):
        • Thanh khứ bậc phù (phù/âm MỘ) là những tiếng có dấu sắc (/). Ví dụ: 鬥 (đấu), 放 (phóng), 進 (tiến).
        • Thanh khứ bậc trầm (trầm/dương MỘ) là những tiếng có dấu nặng (.). Ví dụ: 大 (đại), 在 (tại), 妄 (vọng).

        4. Thanh nhập (NHẬP):
        • Thanh nhập bậc phù (phù/âm NHẬP) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu sắc (/). Ví dụ: 答 (đáp), 切 (thiết), 責 (trách), 捉 (tróc).
        • Thanh nhập bậc trầm (trầm/dương NHẬP) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu nặng (.). Ví dụ: 沓 (đạp), 滅 (diệt), 石 (thạch), 濯 (trạc).
        Quyết tình định nghi

      20. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (17-05-18),thucnguyen (18-05-18),trampervn (18-05-18),trandoan (18-05-18)

      Trang 1/2 12 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. xin hỏi về la kinh
        By thanhcan in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 2
        Bài mới: 05-09-15, 17:42
      2. mua la kinh
        By tdc in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 2
        Bài mới: 08-08-14, 17:58
      3. Nhờ anh chị hướng dẫn sử dụng La Kinh với ạ
        By con_nha_ngheo in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 1
        Bài mới: 26-04-13, 15:20
      4. Không còn là dự đoán kinh tế
        By htruongdinh in forum Thời Sự - Đất Nước
        Trả lời: 2
        Bài mới: 06-01-13, 00:51
      5. hỏi về các vòng la kinh
        By viettriudm in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 6
        Bài mới: 29-08-11, 09:16

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •