Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 7 trên 7
      1. #1
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default Đại diện và tính khí của 10 thần

        Chính Ấn và Thiên Ấn


        Tỷ và Kiếp


        Thực và Thương


        Chính Tài và Thiên Tài


        Chính Quan và Thiên Quan

      2. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (09-01-10),dongphuong (01-01-10),HTmania (04-05-10),htruongdinh (01-01-10),huongvi (04-01-10),Khôi Tinh (01-01-10),sonthuy (01-01-10),ThanhLong (04-01-10),tom (01-01-10)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Vài suy nghĩ về tâm tính của 10 thần là chính ta

        * Người có Tỷ Kiếp nhiều thường có cá tính kiêu ngạo, tự tôn hơn người khác. Người không có Tỷ Kiếp trợ thân thì thiếu sự cạnh tranh, không được thừa nhận trong đám đông, động viên được họ rất khó.
        * Nhưng tùy theo thân vượng hay nhược mà lại có cấp độ khác nhau.
        * Vì thế, sự tích cực và tiêu cực kể trên không dành hoàn toàn cho người thân vượng hay nhược. Có nghĩa là người đã vượng lại còn nhiều Tỷ Kiếp thì sự tích cực (mặt đáng kể là có giá trị tốt cho cộng đồng và bản thân) có thể bị đảo ngược lại là tiêu cực.
        * Người thân nhược và ít Tỷ Kiếp hoặc không có Tỷ Kiếp trong tứ trụ thì ngược lại không thể đảo lại có thế mạnh của sự tích cực đề ra. Họ chỉ có thể bớt được những cá tính kém giá trị mà thôi.
        * Các thập thần khác cũng xét như vậy.

        * Nếu mệnh chủ thân vượng thì sự có mặt vừa phải của Thực Thương sẽ làm tiêu hao bớt năng lượng của họ, thể hiện được tài năng ra ngoài.
        * Nếu thân nhược thì dĩ nhiên điều nói trên kém cỏi hơn.
        * Thực Thương giúp nhật chủ cả vượng lẫn nhược phát sinh ra thu nhập nếu trong trụ có Tài.
        * Thực Thương có mặt lại kiềm chế được năng lực tiêu cực của Quan Sát.
        * Vì thế, Thực Thương là yếu tố quan trọng giữa nhật chủ và Tài, Quan. Nếu cho rằng khi xét tứ trụ chỉ xem Tài hay Quan, kể cả Ấn là chính, là quan trọng bậc nhất trong tứ trụ là không hiểu rõ tâm tính của Thực Thương.
        * Mối lo ngại gặp Thương Quan là "chết" Quan nên hiểu rằng, chỉ khi nào hành của Quan nghiêng về mặt tiêu cực, thì Thương quan lại là sự cứu vớt cho Quan trở về con đường chính.
        * Vì thế Thương Quan hữu dụng có những thể hiện qua hành động chân thực, thông minh, dũng cảm...không kém gì Quan.

        > Những quan hệ khác (âm với âm, dương với dương) cũng xét như vậy: Kiếp Tài, Thiên Tài, Thiên Quan (Sát), Kiêu thần

        > Tóm lại, không có thập thần nào gọi là hoàn toàn tốt, thần nào gọi là xấu, mà chỉ qua các quan hệ hỗ tương của ngũ hành trong tứ trụ mới định được tâm tính của nó.

        > Tâm tính của 10 thần chính là tâm tính của ta, không có gì xa lạ. Nghĩa là 10 thần không phải là những "ông thần" ở ngoài tác động vào mình, mà chính là bản thân ta.

        > Khi đến đại vận, lưu niên, tâm tính của chúng ta sẽ được thể hiện ra, không phải là một lực nào khác cả. Thí dụ như Tài trong tứ trụ có khí lực tốt (tích cực) thì đến vận Tài chắc chắn rằng có phát sinh ra điều may mắn cho mình. Ngược lại, nếu chúng ta đã có những tính khí tiêu cực của Tài thì đến vận Tài có khi trúng số nhưng rồi cũng tiêu hết hoặc giữ lấy làm của riêng, không hào phóng, không giúp đỡ một ai, v.v... Hoặc "số nghèo" vẫn hoàn nghèo là nằm ở tính tiêu cực của Tài, Thực Thương và Quan.

        Hiểu như thế, có phải chăng là thay đổi tâm tính là thay đổi vận hạn?

      4. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (09-01-10),dongphuong (01-01-10),Ducminh (01-01-10),Hoa Tử Vi (09-04-10),htruongdinh (01-01-10),Khôi Tinh (01-01-10),nvh8545 (31-05-10),sonthuy (01-01-10),ThanhLong (04-01-10)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        9
        Cảm ơn
        14
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Xin hỏi là dựa vào tiết khí có thể biết thời điểm nào hỏa vượng, thổ vượng hay ko ?

        ví dụ như tuy là tháng mùi thổ, nhưng vẫn chưa qua ngày 19 của tháng mùi nên hỏa vẫn vượng...

        Thậm chí có người nói là trong 1 tháng (nguyệt chi) thì nhật chủ bị tác động vượng suy khác nhau...Trong khi trong sách TB đang học chỉ nói sơ sơ về thập can sinh tháng xxx thì xxx mà ko nói rõ sơ nguyệt , giữa tháng hay cuối tháng.

        Điều này rất quan trọng để định vượng suy của nhật chủ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #4
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Dựa vào tiết khí để định hành vượng hay suy là trọng tâm của Tử bình, điều này căn bản. Vì vậy mà việc tính đúng mạnh (đầu tiết), trọng (giữa tiết), quí (cuối tiết) cũng là một chuyện cần làm khi muốn định lượng sự vượng suy của các ngũ hành trong mùa sinh. Nhưng quả là không có sách nào nói rõ, vì như vậy là đi sâu vào chi tiết vượt phần nhập môn, lại phải có đầy đủ thí dụ.

        Theo tôi thì chính chúng ta phải tự nghiên cứu thêm và rút kinh nghiệm. Các sách hiện hành không nói đến cũng không phải là dấu nghề, mà vì không đi vào chuyên sâu.

        Nếu học Tử bình thì nói "tiết Tiểu Thử" hơn là "tháng Mùi", vì Tiểu thử có thể bắt đầu từ tháng 5 ta mà âm lịch viết là tháng Ngọ. Như năm nay Tiểu thử bắt đầu ngày 7.7.2009 (15 tháng 5 nhuận Canh Ngọ). Tử bình không tính là Canh Ngọ như Tử vi mà tính là Tân Mùi.

        Những ngày đầu trong tiết còn dư khí của Hỏa nên Hỏa còn vượng khí, sau đó là đến Ất mộc vài ngày, rồi mới đến Kỷ Thổ là bản khí của Mùi chiếm lệnh, thường là đã gần đến khí Đại thử và cũng sang tháng 6 âm lịch. Nếu như ai sinh quá Đại thử thì chắc chắn là Thổ vượng.

        Bạn cũng thấy như vậy đấy, ở phần Tiết Tiểu Thử có khác biệt ở đầu tiết, lại thường ở tháng âm lịch còn dư khí Hỏa nên mới gọi là "hỏa còn vượng" là như thế. Thế nhưng chiều hướng là Hỏa suy, vì theo vòng thuận tự nhiên đi tới là Hỏa sinh Thổ nên Hỏa sẽ suy, nên thực tế, vấn đề định Hỏa vượng thật hay không là nằm ở cả tứ trụ và đại vận nữa.
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 04-01-10 lúc 13:50

      7. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (20-01-10),sonthuy (04-01-10),ThanhLong (05-01-10)

      8. #5
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        9
        Cảm ơn
        14
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Em biết là có sách nói rõ, nên mới đặt câu hỏi này.

        Đúng là em hỏi cái dư khí, khí nắm lệnh trong một tiết khí (nguyệt chi) ...

        Để em tìm sách, nếu thấy sẽ post lên tham khảo.

        Cảm ơn chị !
        Ếch ngồi đáy giếng !

      9. #6
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Nếu có sách nói rõ việc này mà lại là sách Tử bình thì hay quá. Mong Thanh Long gửi lên để tham khảo nhé. Cám ơn nhiều.

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "kimcuong" về bài viết có ích này:

        ThanhLong (05-01-10)

      11. #7
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Sử dụng bảng tâm tính của 10 thần ở trên cần nói thêm là không nhất thiết phải là Thiên Can mới xét, mà ngũ hành vượng khí đại diện cho 1 thập thần ở Địa Chi cũng luận giải như trên.

        Thí dụ nhật chủ là Nhâm Thủy, thân vượng, chi ngày là Tuất. Tài khí là Hỏa, vậy tam hợp Dần Ngọ Tuất khi được hình thành sẽ có cơ hội kết hôn, không kể thiên can nhất thiết phải là Bính hay Đinh.

        Nhật chủ là Nhâm, tháng là Quí Tỵ, thân nhược, vậy anh ta có được thuận lợi hay chăng là sự phù trợ tốt ở Kiếp tài. Đến vận Bính Thân, Thân-Tỵ kết hợp nhờ Quí mà thành nên Kiếp Tài vượng khí, có thể giao dịch làm ăn chung với người khác.

        Vì thế,ngoài thiên can, cần phải chú ý cả các vị trí tam hợp, tam hội, lục hợp của địa chi. Tam hội là mạnh nhất, thứ nhì là tam hợp, sau cùng là lục hợp. Những địa chi lộ rõ tú khí cần phải xét giống như thập thần thiên can vậy.

      12. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (12-01-10),Ducminh (12-01-10),htruongdinh (11-01-10),sonthuy (11-01-10)

      Đề tài tương tự

      1. Căn bản Huyền không Đại quái
        By namphong in forum Phong thủy II
        Trả lời: 34
        Bài mới: 09-01-16, 16:10
      2. Dụng Thần - Kỵ Thần
        By tubinh in forum Tử bình
        Trả lời: 112
        Bài mới: 04-12-10, 10:40
      3. Các vật khí hoá sát- cát tường trong phong thuỷ
        By nguyen kim yen in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 10
        Bài mới: 07-06-10, 00:30
      4. Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần
        By htruongdinh in forum Tử bình
        Trả lời: 0
        Bài mới: 21-07-09, 08:57

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •