Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/59 1231151 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 583
      1. #1
        thanhtu's Avatar
        thanhtu Guest

        Default Dịch Lý - Triết Học - Ứng Dụng

        ĐỊNH NGHĨA DỊCH LÝ LÀ GÌ?
        1/ ĐỊNH NGHĨA LÝ DỊCH-DỊCH LÝ HOẶC LÝ ÂM DƯƠNG:
        a/ LÝ DỊCH – DỊCH LÝ:
        ☯ Tiền Nhân có câu nói về Dịch:
        “Dịch, biến dịch dã; Biến dịch, bất dịch dã”
        Dịch: là thay đổi, biến đổi, biến hóa….
        Bất: là chẳng, là không.
        Bất dịch: là không đổi, không thay đổi.
        Câu trên có thể hiểu:
        - Dịch là biến dịch; biến dịch thì bất dịch.
        - Dịch có nghĩa là biến dịch, biến đổi; lẽ biến dịch này thì bất biến.
        - Dịch là cái lý biến dịch, lý lẽ biến dịch này thì mãi mãi.
        Cái gì mang tính chất biến đổi thì gọi là tương đối. (cùng nhau đối )
        Cái gì bất di, bất dịch gọi là tuyệt đối. (tuyệt :dứt, hết, có một không hai)
         Vậy Biến dịch là tương đối, bất dịch là tuyệt đối.
         Lý biến dịch là tuyệt đối.
         Tương đối là tuyệt đối; Tuyệt đối là tương đối
         Dịch là bất dịch; bất dịch là dịch
        ☯Lý Dịch:
        - Lý là lý lẽ, lý luật. Dịch là biến đổi.
        - Lý Dịch là Lý lẽ nói về sự biến đổi của Vạn Hữu.
        ☯Dịch Lý:
        - Dịch là biến đổi. Lý là Chân Lý, là lý thật ở mọi thời gian, không gian. Dịch Lý là sự biến đổi có ở mọi thời gian mọi không gian là chân lý nên:
         Dịch là chân lý
         Là sự biến đổi đúng ở muôn đời muôn nơi.

         KINH DỊCH LÀ SÁCH TRẢI QUA NHIỀU ĐỜI NÓI VỀ DỊCH
        b/ THUYẾT ÂM DƯƠNG:
        ☯ Vạn Hữu ( mọi thứ từ vô hình đến hữu hình) đều đi trong cái Lý Dịch để biến đổi từ chỗ
        - Giống thành ra hơi hơi khác
        - Thành ra hơi khác
        - Thành ra khác
        - Thành ra quá khác
        - Thành ra quá quá khác (chứ không hoàn toàn khác)
        Hoặc biến đổi theo chiều ngược lại từ chỗ
        - khác thành ra hơi hơi giống
        - Thành ra hơi giống
        - Thành ra giống
        - Thành ra quá giống
        - Thành ra quá quá giống (chứ không thể hoàn toàn giống)
        => Tiền Nhân gọi là:
        - LÝ ĐỒNG NHI DỊ - DỊ NHI ĐỒNG
        - Lý giống mà khác- khác mà giống
        - LÝ ĐỒNG DỊ - DỊ ĐỒNG.
        ☯ Vậy từ chỗ Biến Dịch để từ giống thành ra khác, để từ khác thành ra giống.
        Trong trời đất luôn Biến Dịch từ:
        - Đồng sang Dị rồi từ Dị sang Đồng.
        Đất biến thành viên gạch – gạch thành đất
        - Từ một thành ra hai rồi từ hai thành ra một
        Một câu nói thành ra hai ý – Từ hai người trở thành một tập thể
        - Từ một mà có hai rồi từ hai mà có một
        Một trí thông minh có hai sự lợi và hại –Từ hai người mà có một cha
        - Từ một là hai rồi từ hai là một
        Mình với ta tuy hai mà một – Ta với mình tuy một mà hai.
        ☯ Người xưa đặt tên chung cho hai sự lý Đồng và Dị; Giống và Khác đó
        là Âm và Dương, rồi gọi là LÝ ÂM DƯƠNG
        2/ ỨNG DỤNG CÁC LÃNH VỰC TRONG CUỘC SỐNG:
        ☯ Tiền Nhân có câu: “Đồng lấy Dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”
        - “Đồng lấy Dị mà luận”
        + Trong Tướng Học có câu:
        - “Nhất thanh phá cửu trọc – Nhất trọc phá cửu thanh”
        - “Thanh trung hữu trọc – Trọc trung hữu thanh”
        - “Dị tướng”
        - “Ẩn tướng”
        + Trong tâm lý con người:
        - Trong đời sống hằng ngày của con người khi có những biểu lộ khác thường là cái cần để luận……….
        - Khi đánh giá phẩm chất của con người thì nhằm chỗ khác lạ nổi trội hơn mà luận….
        - Bỗng nhiên trong lòng “bất yên” là cũng có vấn đề
        - Điểm đặc biệt của tâm lý
        + Trong hiện tượng tự nhiên:
        - Những hiện tượng bất thường khác thường xảy ra là có vấn đề.
        - “Dị lấy Đồng mà quy”
        + Khi một cá thể ở xa quê hương (dị) thì có xu hướng đến cộng đồng(đồng)
        + Để bầu một tổng thống (dị) thì phải lấy tập thể (đồng) mà quy.
        + Một tập thể mà có nhiều người lạ (dị) thì tìm chỗ giống nhau (đồng) để trao đổi làm việc………

        ☯Định Nghĩa ngắn gọn về Âm Dương:
        Âm và Dương là 2 danh từ chung đại diện cho 2 sự lý ( sự lý: sự mà mình đang lý luận đến nó) mà khi so sách lại thì có điểm giống và khác nhau.
        Với định nghĩa này thì mọi thứ đều là Âm Dương với nhau hết.
        ☯ Các Cặp Âm Dương rõ nét, luôn có nhau cùng lúc
        - Âm nào Dương nấy : Âm Dương đối đãi
        Ví dụ: - Kỳ phùng địch thủ - Nồi nào úp vung đó – Rau nào sâu nấy – Nhân nào quả nấy – Mâu với thuẫn – Chấp với Phá chấp
        - Cung - Cầu gọi là Âm Dương cung cầu
        - Thời gian – không gian (Thời - điểm), Cương – Nhu (Mạnh – Yếu)
        - Trước – Sau; Động – Tĩnh; Chân – Giả; Quân tử - Tiểu nhân;
        - Chiến tranh – hòa bình; Thiện – ác; Nguyên tắc – bất nguyên tắc
        - Giàu – nghèo; Trên – dưới; Trong – ngoài; Vua – tôi; Chủ - tớ; Vợ - chồng
        - Cha – con; Tri âm – Tri kỷ; Hiểu – Biết; Lợi – hại; Trung thành – phản bội
        - Hạnh phúc – đau khổ; Ẩn – Hiện; Tiêu – Trưởng
        THANH TỪ
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        langdu (24-06-09),vanhoai (24-06-09)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Ý Nghĩa của Tám Tượng Đơn của Bát Quái

        Từ Lý Âm Dương các Tiền Nhân đã mã hóa tượng hình bằng 2 gạch đứt và liền để tạo nên 8 hình tượng biểu hiện cho 8 bước Biến Hóa hình thành nên Vũ Trụ, gọi là Bát Quái.
        - Mỗi bước có tên và ý nghĩa hình tượng riêng đượcc gọi là Tượng Đơn
        [IMG]http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Untitled.jpg[/IMG]
        thay đổi nội dung bởi: thanhtu, 13-07-09 lúc 16:19
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        annhatco (28-05-13),baotu (13-07-09),BuiTrong.Lc (09-07-13),dongphuong (31-08-09),htruongdinh (17-07-09),kun quang (24-03-17),ndtckvn (11-03-11),tom (15-07-09),viphero99 (16-12-09)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Ý nghĩa các Dịch Tượng Đơn

        [IMG]http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/YnghiaTuongDon.jpg[/IMG]
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (09-07-13),dongphuong (31-08-09),htruongdinh (17-07-09),kun quang (24-03-17),ndtckvn (11-03-11),tom (15-07-09),viphero99 (16-12-09)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Ý nghĩa câu nói của dân gian "Mẹ tròn con vuông"

        Trong Tiếng Việt chúng ta có câu nói "Mẹ tròn con vuông" dùng để hỏi thăm và chúc cho người phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh em bé được tròn đầy và khỏe mạnh.
        Tại sao lại mượn hình ảnh "tròn và vuông" để ví cho hình ảnh và ý nghĩa này?
        Như bảng ý nghĩa và hình tượng trên thì "tròn là tượng trưng cho Trời là Thiên" và "vuông là tượng trưng cho Đất là Địa"
        Tức là tròn và vuông là Thiên Địa là hai quẻ đầu và cuối trong 8 bước hình thành của Vạn Vật. Tức ý của lời chúc cho quá trình Biến Hóa hình thành hài nhi được đầy đủ 8 bước của lò Bát Quái.
        Ngẫm lại câu nói rất bình dị của ông bà chúng ta mà ai cũng biết nhưng lại mang một ý nghĩa thâm sâu của triết học Âm Dương.
        Đúng vậy không các bạn ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        annhatco (24-04-13),dongphuong (31-08-09),HONGKYCHUNG (12-08-13),htruongdinh (17-07-09),kun quang (24-03-17),ndtckvn (11-03-11),nguyenhoa12345 (08-07-17),tom (15-07-09),viphero99 (16-12-09)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Hình Thái Cực Âm Dương

        Các Tiền Nhân đã biểu tượng hóa lý Dịch qua hình ảnh, còn gọi là hình Thái Cực, và có 2 chiều xoay thuận và nghịch
        [IMG]http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/ThaiCucAmDuong.jpg[/IMG]
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (09-07-13),dongphuong (31-08-09),hieunv74 (02-08-12),htruongdinh (17-07-09),kun quang (24-03-17),ndtckvn (11-03-11),nguyenduong_tb (09-11-12),tom (15-07-09),viphero99 (16-12-09)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Ý nghĩa và vài hình ảnh về Tượng Khôn

        Để dễ nhớ tôi xin mượn vài hình ảnh nói lên Tượng Khôn - Địa - số lý là 8 và 0
        [IMG]http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Khon.jpg[/IMG]
        Khôn là Địa là đất, là bột, là mẹ, phái nữ, mềm, yếu, bụi, là giấy, sách vở, là từng đoạn, là vật dụng, là ánh Trăng, là đêm tối, mờ ảo.........
        thay đổi nội dung bởi: thanhtu, 16-07-09 lúc 09:36
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        dongphuong (31-08-09),kun quang (24-03-17),ndtckvn (11-03-11),tom (15-07-09),viphero99 (16-12-09)

      13. #7
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Tượng Đơn - Cấn (Sơn)

        Tượng đơn Cấn - Sơn số lý là 7
        [IMG]http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/TuongCn.jpg[/IMG]
        Cấn là Sơn là núi, là ngăn che, là ghế ngồi, là sương phủ, là tường thành, là tĩnh lặng, vắng tanh, nghỉ ngơi, là nấm mồ, là nhắm mắt.
        thay đổi nội dung bởi: thanhtu, 16-07-09 lúc 09:37
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        dongphuong (31-08-09),HONGKYCHUNG (12-08-13),htruongdinh (17-07-09),kun quang (24-03-17),ndtckvn (11-03-11),tom (15-07-09),viphero99 (16-12-09)

      15. #8
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default ý nghĩa tượng đơn Khảm so lý là 6

        Tượng đơn Khảm - Thủy số lý là 6
        [IMG]http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Kham.jpg[/IMG]
        Những gì hiểm hóc, nguy hiểm, hố sâu, eo, thắc, khóa, cột, ghim sâu, hẹp.....
        thay đổi nội dung bởi: thanhtu, 16-07-09 lúc 09:37
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        dongphuong (31-08-09),htruongdinh (17-07-09),kun quang (24-03-17),ndtckvn (11-03-11),QuocTrung (15-07-09),tom (15-07-09),viphero99 (16-12-09)

      17. #9
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        247
        Cảm ơn
        64
        Được cảm ơn: 263 lần
        trong 139 bài viết

        Default

        Anh Thanh Tu
        Cám ơn Anh Cho những Ví dụ minh họa thật dể nhớ
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "QuocTrung" về bài viết có ích này:

        viphero99 (16-12-09)

      19. #10
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Ý Nghĩa Tượng đơn Tốn - Phong

        Tượng đơn Tốn - Phong - số lý là 5
        [IMG]http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Ton-Phong.jpg[/IMG]
        Phong là gió - Thuận nhập - Thuận theo - Hòa nhập - Di chuyển - không chủ xướng...........
        thay đổi nội dung bởi: thanhtu, 16-07-09 lúc 09:38
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      20. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (12-12-12),cuongbao (09-08-09),dongphuong (31-08-09),hieunv74 (02-08-12),HONGKYCHUNG (12-08-13),htruongdinh (17-07-09),kun quang (24-03-17),ndtckvn (11-03-11),viphero99 (16-12-09)

      Trang 1/59 1231151 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Tài liệu Dịch Lý Học Đại Cương
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 31
        Bài mới: 04-04-17, 22:35
      2. Dịch lý học đại cương
        By virgoo in forum Dịch số
        Trả lời: 67
        Bài mới: 29-10-15, 00:37
      3. Ứng dụng quẻ hình quẻ Dịch trong Phong thủy
        By Hiền Lành Béo Tốt in forum Dịch số
        Trả lời: 8
        Bài mới: 11-06-12, 15:33
      4. Xem giúp Dụng thần
        By quocnam in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 12
        Bài mới: 06-12-09, 12:46

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •