Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 5/12 đầuđầu ... 34567 ... cuốicuối
    kết quả từ 41 tới 50 trên 115
      1. #41
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Chọn ngày tốt trong dân gian

        Cuốn sách "Chọn ngày tốt trong dân gian" của tác giả Tăng Cường Ngô - Hồ Lê Minh sẽ hướng dẫn chúng ta một cách chi tiết việc xem và chọn ngày tốt theo quan niệm dân gian dựa trên các qui luật lịch sử hàng ngàn năm cũng như dựa trên các quan sát được sự ẩn hiện mang tính chu kỳ của nhật, nguyệt và các vì sao, sự thay đổi theo mùa vụ của gió, mưa, mây tuyết, sự khô héo và tươi tốt mang tính thời vụ của cây cối, hoa cỏ, sự hưng thịnh và suy tàn mang tính quy luật của vạn vật trên thế gian.

        <p><span style="font-size: 18px;">Từ xa xưa người phương Đông đã có quan niệm ngày tốt, ngày xấu trong sản xuất và đời sống xã hội. Họ cho rằng, nếu chọn được ngày tốt thì mọi việc sẽ thuận lợi, xuôi chèo mát mái. Theo thời gian, nó đã trở thành một phong tục, gắn bó sâu sắc với đời sống xã hộị. Quyển sách này giới thiệu một lượng lớn nội dung về hiện tượng văn hóa lựa chọn ngày tốt và có thêm vào những lời chú giải. Hy vọng sau khi đọc xong quyển sách này, bạn sẽ nhận thức được rằng làm việc theo quy luật phát triển của sự vật sẽ thành công thuận lợi, đó chính là kiểu lựa chọn ngày tốt trên một tầm cao mới.

        Cuốn sách gồm 11 chương kèm phụ lục:
        Chương I: Sơ lược về cách tính lịch
        Chương II: Công lịch
        Chương III: Nông lịch (Lịch âm)
        Chương IV: Các ngày lễ hội lớn
        Chương V: Các loại khí tượng
        Chương VII: Cát tường – Như ý
        Chương VIII: Những mẩu chuyện vui trong dân gian
        Chương IX: Mạn đàm về phong tục chọn ngày giờ tốt
        Chương X: Bảng chi tiết nông lịch từ năm 2000 – 2007
        Chương XI: Niên lịch giản biểu từ 1901 – 2030


        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #42
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Chọn việc theo lịch âm

        Chọn việc theo lịch âm như thế nào? Cơ sở từ đâu?. Người Trung Hoa, Việt Nam xưa lấy thuyết Thiên Địa Nhân làm nòng cốt để cân bằng cuộc sống của mỗi người sao cho bình ổn theo hướng phát triển. Trái Đất từ nó quay một vòng và qua 12 thời khắc mà đón nhận sự tác động của các vì tinh tú, của nhât, nguyệt theo chiều hướng tốt hoặc xấu tới mỗi người. Để biết sự tác động này qua đó mà biết “đạo trời” và “thông thiên văn, tường địa lý”. Người Trung Hoa, Việt Nam xưa đã dùng cái thước đo thời gian là lịch, và họ đã chế tác ra các loại lịch. Thực chất các loại lịch của người xưa là đo mức độ tác động của Nhật, Nguyệt, TInh và Thủy, Hỏa, Phong lên từng người qua từng năm, từng tháng, từng giờ. Từ đời Tần, Hán đến đời Đường của Trung Hoa, xã hội thời đó đã xuất hiện cách chọn ngày tốt, giờ tốt cho mọi việc. Điều mà người xa gọi là thuật Trạch Cát, họ đã dựng nên các sách lịch thư, chuyên giúp người đời cách chọn ngày để dễ làm việc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #43
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Chu dịch dự đoán các ví dụ có giải - thiệu vĩ hoa

        Cuốn sách "Chu dịch dự đoán các ví dụ có giải" do đại sư dịch học Thiệu Vĩ Hoa biên soạn được các độc giả đón nhận và yêu thích rộng rãi, là một trong những tác phẩm được các chuyên gia coi trọng và được các độc giả trong và ngoài nước bình phẩm tốt.



        Cuốn sách Chu dịch dự đoán các ví dụ có giải này có các đặc điểm:

        + Đã kết hợp chặt chẽ dự đoán học với khoa học hiện đại.

        + Sách được trình bày bằng những kiến thức cơ bản, hệ thống và hoàn chỉnh nhất, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao nên giản dị và dễ hiểu.

        + Sách chủ yếu giới thiệu các ví dụ đoán quẻ tích lũy được trong thực tiễn của tác giả. Trong sách có phương pháp đoán theo tượng quẻ, đoán theo tượng hào và phương pháp đoán kết hợp. Ngoài ra có một số quẻ được chọn lựa từ tinh hoa của các học viên, một số nữa là chọn những quẻ hay, điển hình trong sách cổ. Trong lời giải quẻ luôn thể hiện nhất quán các phương pháp đoán quẻ cơ bản là: “một hào động”, “tượng quẻ”, “dịch lí”, “số lí”, “ngũ hành sinh khắc” và “ngoại ứng”.

        Cuốn Chu dịch dự đoán – Các ví dụ có giải là cuốn thứ 3 trong bộ 3 cuốn sách của Thiệu Vĩ Hoa bao gồm: Chu dịch với dự đoán học, Nhập môn chu dịch dự đoán học và Chu dịch dự đoán – Các ví dụ có giải



        Cuốn sách bao gồm 13 chương với các nội dung như sau:

        Chương 1: Dự đoán thời tiết

        Chương 2: Dự đoán thiên tai

        Chương 3: Đoán người đi xa

        Chương 4: Đoán về học tập

        Chương 5: Dự đoán về sự nghiệp

        Chương 6: Dự đoán về kinh doanh

        Chương 7: Dự đoán về kiện tụng

        Chương 8: Dự đoán về mất của

        Chương 9: Dự đoán về hôn nhân

        Chương 10: Dự đoán về ốm đau, thương tật

        Chương 11: Dự đoán về đấu bóng

        Chương 12: Dự đoán các việc khác

        Chương 13: Ngoại ứng
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #44
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Chu dịch với dự đoán học

        Chu Dịch là cơ sở, là ngọn nguồn của khoa học dự đoán, thông tin của Trung Quốc. Lời quẻ (quẻ từ) và lời hào (hào từ) của 64 quẻ trong “Chu Dịch” không những đã ghi chép một cách hệ thống khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân thể và y học, phản ánh được những thông tin tiềm tàng trong quá khứ, hiện tại và tương lai mà còn ghi lại phương pháp quý báu về dự đoán thông tin.
        Bộ Chu Dịch này nói về lý, tượng, số, chiêm. Về hình thức và phương pháp giống như là tác phẩm chuyên nói về âm dương bát quái, nhưng thực chất là nói về vấn đề cốt lõi nhất, là vận dụng thuyết “một phân làm hai”, phương pháp luận vũ trụ quan đối lập thống nhất và phương pháp duy vật biện chứng, nêu lên những quy luật phát triển và biến hóa của vạn vật, nguyên tắc đối lập thống nhất, đồng thời vận dụng thế giới quan này, vận dụng bát quái để dự đoán các thông tin về tự nhiên, xã hội và thân thể con người.
        Ngày nay, Chu dịch được thế giới tôn vinh với những tên gọi mỹ miều như "Vũ trụ đại số học", "Viên ngọc của khoa học hoàng quán". Chu dịch không phải là mê tín phong kiến, không phải là chủ nghĩa duy tâm mà là suối nguồn chân lý. "Chu dịch với Dự đoán học" của Thiệu Vĩ Hoa giúp bạn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về môn khoa học nói trên.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #45
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Chữa bệnh theo chu dịch – lý ngọc sơn & lý kiện dân

        Cuốn sách Chữa bệnh theo Chu dịch mô tả sự đồng nhất giữa các bộ phận trong cơ thể một người với không gian sinh tồn – không gian Âm Dương (hay không gian Dịch học) là một vấn đề trọng tâm mà Y Dịch đã chỉ ra. Nội dung cuốn sách phản ánh rõ nét sự tương đồng giữa các bộ phận trong cơ thể với các dạng thức không gian, điều mà cuốn sách gọi là Bát quái cùng với số lượng tự nhiên đặc biệt của chúng (từ 1 đến 9).
        Chu Dịch hay Dịch học xuất hiện tại Trung Hoa cổ xưa, nội dung của học thuyết này có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội phương Đông như: Y học, Khí công phu, Địa lý phong thuỷ, Dưỡng sinh, Lịch pháp…
        Y học phương Đông (Trung y) là một ngành chẩn đoán và trị bệnh trên nền tảng và tinh thần của Dịch học. Từ bao đời nay, các nhà Y học phương Đông đã trị bệnh theo phương hướng cân bằng Âm Dương, theo sự điều hoà mối quan hệ tương sinh, tương khắc, tương chế, tương hoà… trong lục phủ ngũ tạng theo học thuyết Ngũ hành phản ánh trong cơ thể một con người.
        Từ đây có thể điều chỉnh bằng ý giữa các dạng thức không gian với các bộ phận cơ thể sao cho trở về trạng thái quân bình Âm Dương, lúc đó mọi bệnh có thể được tiêu trừ, cơ thể con người phát triển, tồn tại bình thường. Đây chính là phương pháp luyện y để chữa bệnh rất độc đáo rút ra từ tư tưởng của Y Dịch. Mục đích chung của phương pháp luyện ý mà cuốn sách đề cập tới cũng vẫn là hướng mọi người làm chủ lấy mình, làm chủ thiên nhiên tại chính bản thân, để đạt sự cân bằng Âm Dương tuyệt đối – tới cái không vĩnh cửu của vũ trụ, lúc đó, cá nhân có trạng thái đặc biệt.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #46
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Chuyển họa thành phúc - nguyễn minh tiến

        Cuốn sách Chuyển họa thành phúc của dịch giả và chú giải Nguyễn Minh Tiến là một trong những bản văn khuyến thiện được lưu hành rộng nhất tại Trung Hoa. Nội dung quả thật là những điều nhận thức vô cùng thiết thực và lợi lạc trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả cuộc đời, hay nói theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”.
        Tiên sinh Viên Liễu Phàm không viết sách này như một nghiên cứu triết lý, mà như một sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, bởi chính ông là người đã vận dụng thành công những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự chuyển đổi được số mạng, thay đổi cuộc đời từ những điều bất hạnh sang hạnh phúc.
        Có thể nói, bằng vào những nỗ lực cứu người giúp đời không mệt mỏi liên tục nhiều năm, ông đã thành công trong việc tự thay đổi số phận của mình, đã chuyển họa thành phúc mà không cầu xin bất kỳ một sức mạnh siêu nhiên nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông đã làm được thì mỗi người trong chúng ta cũng đều có thể làm được nếu có đủ quyết tâm.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #47
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Có gì bí mật trong bàn tay

        Cuốn sách "Có gì bí mật trong bàn tay" được tác giả viết ra với mong muốn giúp cho bạn đọc có những kiến thức căn bản, vững chắc để thực hành coi tay cho chính mình và các bạn bè xung quanh mình. Để hướng dẫn các độc giả một cách tỉ mỉ và đảm bảo thành công, tác giả đưa các mẫu tay thật vào và dẫn dắt một cách tỉ mỉ từng chi tiết, để nhằm giúp bạn đọc có một cách nhìn trực quan, tự thực hành một cách chính xác cho bản thân mình.
        Cũng như các môn khoa học khác, khoa coi tay muốn thực hiện hiệu quả thì phải chia thành nhiều chi tiết, trước khi tập trung vào kết luận cuối cùng về bàn tay. Bởi về bàn tay thì mỗi chi tiết sẽ đại diện cho một giá trị riêng lẻ, nên khi đưa ra kết luận cuối cùng của bàn tay chúng ta cần căn cứ vào các yếu tố tốt xấu, bù trừ giữa các chi tiết trong bàn tay để đi đến kết luận chuẩn xác nhất. Trước khi đi vào xem các chi tiết thì khâu đầu tiên phải xem hình dáng của tay, mỗi một người đều có hình dáng tay khác nhau, theo nghiên cứu khoa học đúc kết lâu đời thì có khoảng 5 hình dáng phổ biến (bàn tay nhọn, bàn tay tròn, bàn tay vuông, bàn tay dùi đục, bàn tay hình rẽ quạt)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #48
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Danh tính học toàn thư

        "Danh Tính Học Toàn Thư" cho chúng ta cái nhìn tổng thể về cách đặt tên của con cái ảnh hưởng như thé nào đến vận mệnh của người đó. Qua đó, cuốn sách sẽ hướng bạn một cách đơn giản và dễ hiểu cách lựa chọn một cái tên hay, phù hợp với ngày, tháng, năm sinh của mỗi người, để từ đó có được hảo vận. Cuốn sách cũng hướng dẫn bạn cách thay đổi những cái tên không phù hợp để có thể mang lại hiệu quả cái vận tốt nhất.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #49
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Dịch học tinh hoa - Nguyễn Duy Cần (bản đầy đủ)

        Cuốn sách "Dịch học tinh hoa" (bản đầy đủ gồm 293 trang) của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần được xem là một bộ sách quý. Tuy nhiên Kinh Dịch có từ bao giờ, đến nay vẫn chẳng ai hay bởi vì từ đời vua Phục Hy tương truyền đã bắt đầu có Kinh Dịch mà ông vua thần thoại này xuất hiện cách đây hàng hàng nghìn năm hay hàng vạn năm chưa có gì chứng thực. Chỉ biết rằng trải qua hàng nghìn năm, không biết bao nhiêu vị thánh hiền đã bổ sung, lý giải, mở rộng, đào sâu để cho Kinh Dịch trở thành một tác phẩm lạ lùng, vừa uyên thâm, vừa mênh mông, vừa cụ thể, bao hàm muôn lý, không gì không có, đọc nhiều cũng được, đọc ít cũng hay, vì chỉ đôi câu đã đủ làm thành một đạo lý. Đời nhà Tống, khi viết lời tựa cho việc xuất bản Kinh Dịch, Trình Di đã phải thốt lên "Thánh nhân lo cho đời sau như thế có thể gọi là tột bậc!".
        Kể cũng lạ thật, người xưa cho rằng: "Trong khoảng trời đất có gì? Chỉ hai chữ âm dương mà thôi…". Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng cứng là mềm, chẳng thừa là thiếu, chẳng nam là nữ, chẳng trên là dưới, chẳng trong là ngoài, chẳng thịnh là suy, chẳng tiến là lui, chẳng mặn là nhạt, chẳng nóng là mát, chẳng nhanh là chậm.
        Trong hoạt động của con người, âm dương luôn biến động song vẫn tạo được thế cân bằng nhờ sự tự điều chỉnh của cơ thể, nếu không sẽ sinh bệnh. Trong hoạt động xã hội, cái thế của nó là dịch, cái lý của nó là đạo, cái dụng của nó là thần, âm dương khép ngỏ là dịch, một khép một ngỏ là biến. Dương thường thừa, âm thường thiếu, đã không bằng nhau thì sẽ sinh muôn vàn biến đổi. Đạo trong gầm trời này chỉ là thiện ác nhưng cái thời cái cơ của mỗi người mỗi lúc là không giống nhau. Phải hiểu sâu sắc tu, tề, trị, bình thì mới quản lý được xã hội, mới giữ gìn được giang
        Càng đọc Kinh Dịch tôi càng thấy không thể đọc vội vã như xem tiểu thuyết. Nên đọc dần từng đoạn vào lúc yên tĩnh, lúc tâm hồn yên ả, thanh thoát thì đạo lý mới lưu thông, nghĩa tình mới bao quát. Khổng Tử bảo là phải “học Dịch” (chứ không phải “đọc Dịch”) kể thật chí lý!
        Nhưng thời gian quá ít, học vấn có hạn nên hấp thụ chưa được bao nhiêu, chỉ thấy lý thú mà viết nên những dòng này, mong nhiều người tìm mua, tìm đọc. Tiếc rằng sách in quá ít (1000 bản) giá bán quá cao (60 nghìn đồng),liệu mấy ai mua được đọc được?
        Xin nêu lên vài điều tâm đắc khi bước đầu học
        Trong quẻ Kiền có lời Kinh: "Thượng hạ vô thưởng, phi vi tà dã: tiến thoái vô hằng, phi ly quần dã"… (lên xuống bất thường, không làm điều xấu, tiến lui không nhất định, đừng xa rời quần chúng…). Trong quẻ Truân có lời Kinh: “Tuy bàn hoàn chỉ hành chính dã. Di quý hạ tiện, đại đắc dân dã…" (tuy gian truân có chí sẽ làm nên, là người hiền chịu dưới kẻ hèn nhưng rồi sẽ được dân tin…). Trong quẻ Mông có lời Kinh: “Lợi dụng hình nhân, dĩ chính pháp dã…"
        Quẻ Nhu có lời Kinh: "Nhu, hữu phu, quang hanh,trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên…" (Mềm mỏng nếu có lòng tin sẽ sáng láng hanh thông chính bền là tốt có lợi cho việc vượt sông lớn…). Quẻ Tụng có lời Kinh:"Tụng nguyên cát, dĩ trung chính dã” (Trong thì nghe không lệch, chính thì xét xử hợp tình)…
        Trong thời buổi cái đúng cái sai còn lẫn lộn, người tốt người xấu chưa tường minh, khó chung khóriêng đầy rẫy, nhưng cái gốc của dân mãi mãi là tốt, đường lối đi lên đã được mở, tôi mong sao mỗi người hàng ngày có chút thời gian bình tâm đọc Kinh Dịch, nghe lời người xưa mà ngẫm chuyện ngày nay, nghe lời thiện mà tránh điều ác, nghe lời nhân mà làm điều nghĩa.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #50
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Dịch lý và phương pháp luận

        Cuốn sách "Dịch lý và phương pháp luận" của tác giả Quảng Đức được tóm soạn vào năm 1980 mới đầu dùng để làm tài liệu hướng dẫn các lớp Dịch học tại Việt Nam, tổ chức riêng lẻ tại Nha Trang. Thành phần tham dự đều là các tu sĩ Phật Giáo cho nên phần đầu căn bản về Âm Dương, Ngũ hành sinh khắc hầu hết đã thấu triệt, chỉ đi thêm sâu vào phần phương pháp luận đoán.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 5/12 đầuđầu ... 34567 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 8
        Bài mới: 30-06-20, 00:26
      2. La Kinh Đại Quái (File Autocad)
        By tamsuphu in forum Hỗ trợ kỹ thuật
        Trả lời: 34
        Bài mới: 19-12-19, 21:55
      3. La kinh (file autocad)
        By tranduyquang in forum Hỗ trợ kỹ thuật
        Trả lời: 5
        Bài mới: 20-08-17, 23:17
      4. Muốn tạo file đính kèm trong bài viết.
        By Su-tu in forum Hỗ trợ kỹ thuật
        Trả lời: 0
        Bài mới: 24-12-15, 21:00
      5. Phần mềm đọc file .PDF
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 7
        Bài mới: 19-11-09, 09:28

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •