Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 7/12 đầuđầu ... 56789 ... cuốicuối
    kết quả từ 61 tới 70 trên 115
      1. #61
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        356
        Cảm ơn
        123
        Được cảm ơn: 365 lần
        trong 195 bài viết

        Default

        Xin lỗi
        Thật sự nếu bạn muốn chia sẻ, xin đừng dẫn qua trang khác để quảng cáo
        Chán chẳng buồn ...
        Nhẫn một chút sóng yên gió lặng,
        Lùi một bước biển rộng trời cao.
        Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ,
        Ung dung tự tại thế mà vui.

      2. #62
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Default Mình để nguồn thôi chứ không quảng cáo ạ

        Trích Nguyên văn bởi de vuong Xem bài gởi
        Xin lỗi
        Thật sự nếu bạn muốn chia sẻ, xin đừng dẫn qua trang khác để quảng cáo
        Chán chẳng buồn ...
        Dạ nguồn từ trang này nên mình ko thể copy được ạ. nên mới để trang đó chứ quảng cáo gì đâu ạ....
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #63
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Hiệp kỷ biện phương thư (trọn bộ 2 tập)

        Hiệp kỷ biện phương thư là một bộ sách quý, được nghiên cứ kỹ càng của các nhà khoa học Trung Quốc với mục đích tham khảo về văn hóa cổ Trung Hoa, một nền văn hóa có ảnh hưởng lớn tới văn hóa Việt Nam từ hàng ngàn năm nay.

        Hiệp kỷ biện phương thư được các nhà trạch nhật tin dùng, được các nhà nghiên cứu đánh giá là có khối lượng đồ sộ, nội dung phong phú, lí luận chặt chẽ và có nhiều quan điểm đáng phải nghiên cứu và trên thực tế thì tất cả các lịch trạch cát từ thời Càn Long (được gọi tên là Hoàng lịch), đến thời Trung hoa dân quốc (với tên sách là Trung quốc dân lịch, Bảo tụ lâu) và cả đến hiện nay (ở Đài Loan và Hồng Công hàng năm cũng có ít nhất 4, 5 loại lịch trạch cát với tên gọi khác nhau), phần trạch nhật vẫn lấy Hiệp kỉ biện phương thư làm gốc, có bổ sung ít nhiều. Như vậy Hiệp kỉ biện phương thư là bộ sách kinh điển về trạch nhật.
        [/CENTER]
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #64
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Hoa cảnh ứng dụng trong phong thủy - nguyễn kim dân

        Cuốn sách "Hoa cảnh ứng dụng trong phong thủy" của tác giả Nguyễn Kim Dân biên soạn sẽ giúp chúng ta các câu hỏi đáp về việc trồng loại hoa nào, cây cảnh nào, bố trí và sắp xếp như thế nào để hợp với phong thủy, hòa hợp về âm dương, ngũ hành, sinh tài, sinh lộc..

        Có thể nói vạn vật trong thiên địa chia thành âm dương, hoa cảnh cũng tuân theo quy luật bất biến này; hoặc sinh hoặc diệt, hoặc vô quả hoặc tử vong. Nếu đặt các loài hoa cảnh thích ánh sáng mặt trời ở môi trường ẩm thấp chúng sẽ ốm yếu, không nở hoa, không ra quả hoặc chết. Hoa lan trắng, hoa hồng, nhài, hoa mai, mẫu đơn và hoa thược dược đều thuộc loài hoa cảnh thích ánh sáng mặt trời, nếu bạn đặt chúng ở môi trường ẩm thấp, chúng sẽ sinh trưởng kém hoặc không ra hoa, đỗ quyên và cúc cũng là hoa thích ánh sáng mặt trời; loại hoa này phải được đặt dưới ánh sáng mặt trời và phải có 1800 lux (đơn vị của ánh sáng) độ chiếu sáng mới có thể ra hoa bình thường. Nếu không, dù cho bạn có chăm chỉ tưới nước và bón phân thì cũng vô ích.

        Với các loại hoa cảnh trung tính như hoa loa kèn, hoa trà, hoa quế, dạ hợp và hàm tiếu thì không cần đến 1000 lux độ chiếu sáng, cũng không cần ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào vẫn nở hoa bình thường.

        Trong đó, hoa trà và hoa quế cần phải trong dương có âm, còn hoa dạ hợp, hàm tiếu và hoa loa kèn thì cần trong âm có dương. Còn với loài hoa cảnh thuộc âm tính như văn trúc, trúc đuôi rùa, vạn niên thanh, lục mộng, bồng lai tùng, sắc Ba Tư thì chỉ cần 100 lux hoặc vài chục lux độ chiếu sáng là có thể sinh trưởng bình thường, loài hoa này khá thích hợp cho việc đặt lâu dài trong nhà.

        - Từ đó, có thể thấy hoa cảnh cũng phân âm dương, nếu làm trái ngược, sinh vật trường sẽ bị phá hoại, mất đi sự cân bằng và xuất hiện hung tướng. Các loài hoa cảnh ra hoa kết trái thích được trồng chung với cây khác giới, không nên trồng cây đồng giới chung với nhau hoặc trồng cây đơn lẻ vì “cô âm bất trưởng, độc dương bất sinh”.

        Như cây hoa bạch quả phải trồng cây đực và cây cái chung với nhau mới có kết quả được. Cây táo nếu trồng đơn lẻ sản lượng sẽ giảm, điều này những người trồng cây ăn quả đều biết. Lan quân tử, được người ta gọi là “quân tử” ở chỗ không “loạn luân”, không gây sự chú ý bằng màu sắc dung tục, 10 tháng kết hạt, giống như “mang thai 10 tháng” của con người vậy. Nếu nhất thời chăm sóc không kỹ, không tưới nước, nó cũng không khô héo, mà vẫn thoát tục, thanh tao, không hề có “tiểu nhân khí”, là kết quả của sự tiến hóa cao độ. Hệ thống của nó là đực và cái cùng thể, trên đài hoa sinh trưởng cả nhụy cái và nhụy đực, phấn hoa có thể tự thụ phấn, cũng có thể thụ phấn khác cây. Với các hoa tự thụ phấn sẽ không kết hạt (tự rụng xuống), chỉ có các nhụy đực thụ phấn khác cây mới kết hạt để duy trì sự tráng lệ của cây từ đời này sang đời khác.

        Cho nên tiến hóa của cây lan quân tử chủ yếu đến từ thụ phấn khác hoa. Ví dụ, cây lương thực như bắp, các hạt của nó được sinh ra từ phối hợp âm dương, nên các hàng hạt đều là số chẵn, hoặc 14 hàng, hoặc 16 hàng, hoặc 18 hàng, tuyệt đối không có trường hợp sinh trưởng các hàng lẻ. Có thể thấy, thuộc tính âm dương của hoa cảnh tồn tại phổ biến.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #65
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Hoàng lịch (2014-2018) - nguyên lý chọn ngày lành tháng tốt theo phong tục dân gian

        Cuốn sách "Hoàng Lịch (2014-2018) - Nguyên Lý Chọn Ngày Lành Tháng Tốt Theo Phong Tục Dân Gian" của tác giả Minh An biên soạn trên cơ sở của bộ lịch chính thống triều Thanh, do đích thân Hoàng đế Càn Long viết giới thiệu (phần "sao cát", "sao hung", "nên làm" và "tránh"), có tham khảo đốì chiếu quy chuẩn ngày giờ thực tế tại Việt Nam (phần lịch âm, lịch dương), bổ sung thông tin về ngũ hành, ngày Trực, ngày Tú, kỵ tuổi, Hỷ thần, Tài thần và giờ tốt trong ngày để tiện theo dõi.

        Lịch từ xa đến nay giúp con người hiểu thêm về bản thân mình và xã hội mình đang sông, có những nhận thức rõ nét hơn về xã hội, tự nhiên và cuộc sông đời người. Lịch là công cụ để điều tiết cuộc sống và quản lý xã hội. Các nền văn minh Âu, Á xưa dùng rất nhiều loại lịch khác nhau.

        Hoàng lịch thế hiện trí tuệ của người xưa, không những đánh dấu những bước tiến của thiên văn học, mà còn thức tỉnh chúng ta luôn nhớ về văn hóa truyền thống. Mục đích của Hoàn g lịch là để phục vụ cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, dùng lịch thuận tiện hơn.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #66
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Học thuyết âm dương ngũ hành - lê văn sửu

        Cuốn sách "Học thuyết âm dương ngũ hành" của tác giả Lê Văn Sửu biên soạn giúp các độc giả hiểu được bản chất của ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH. Đây là học thuyết vô cùng quan trọng, bởi nó là kiến thức cốt lõi của nhiều bộ môn như phong thủy, tử vi, tướng số. Nguồn gốc của học thuyết này có từ mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ.



        Cuốn sách này đề cập đến 4 chương:

        Chương 1: Lịch sử học thuyết âm dương ngũ hành

        Đặc điểm hoàn cảnh sống ở khu vực Phương Đông, quê hương của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
        Những nét khởi đầu của học thuyết Âm dương Ngũ hành
        Thuật ngữ Âm dương Ngũ hành – Âm dương Ngũ hành ra đời từ bao giờ
        Học thuyết Âm dương Ngũ hành trong nền văn minh nhân loại
        Chương 2: Âm dương

        Các căn cứ để tiến hành bàn luận về Âm dương
        Phương hướng tiến hành bàn luận
        Bản chất của từng loại ký hiệu và đồ hình âm dương
        Bát quái hoành đồ (thứ tự 8 quẻ của Văn Vương)
        Thái cực đồ
        Tiên thiên bát quái đồ (Phương vị 8 quẻ của Phục Hy)
        Hậu thiên bát quái đồ (Phương vị 8 quẻ của Văn Vương)
        Hà đồ và Lạc thư
        Biến đổi âm dương trong thiên nhiên, trong vạn vật là biến đổi chất trong sự sống của vạn vật.
        Kết luận âm dương
        Chương 3: Ngũ hành

        Học thuyết Ngũ hành trong đời sống tự nhiên và xã hội
        Những đoạn văn trích về Ngũ hành
        Nhận xét về các đoạn văn trích
        Bản chất vật chất của quy luật Ngũ hành
        Phạm vi ứng dụng quy luật ngũ hành trong đời sống ở phương Đông xưa
        Nội dung của Ngũ hành
        Tỷ lệ khí theo Ngũ hành
        Tỷ lệ khí tương ứng với biến đổi vật chất, với hành
        Những nhận thức sai lạc về Ngũ hành hiện đang tồn đọng
        Những tính chất đặc trưng của hành thổ
        Sinh, khắc, chế, hóa của Ngũ hành
        Ngũ hành tương ứng trong các quy luật.
        Xuất xứ của quy luật Ngũ hành
        Mục đích tìm xuất xứ của quy luật Ngũ hành
        Những giả thiết đã có về xuất xứ của học thuyết Ngũ hành
        Nhận xét mới trên cơ sở môi trường sống của địa lý khu vực và nội dung thư tịch
        Về phương diện địa lý
        Về phương diện thư tịch chữ Hán
        Khả năng giải đáp đúng về xuất xứ của quy luật Ngũ hành
        Triển vọng về những ứng dụng của học thuyết Ngũ hành trong nền văn minh nhân loại tương lai
        Học thuyết Ngũ hành với đời sống con người ngoài khu vực Phương Đông
        Các loại hiện tượng tương ứng khác nhau của Ngũ hành
        Triển vọng về những ứng dụng của ngũ hành trong nền văn minh nhân loại tương lai
        Chương 4: Khí chất sinh học người Việt Nam và Âm dương Ngũ hành

        Cảm giác và ý thức trong quy luật tự nhiên
        Quy luật Âm dương Ngũ hành trong ngôn ngữ tiếng Việt và dân ca tộc Việt
        Bản chất sinh học của ngôn ngữ tiếng Việt là thanh
        Hình thái của thanh trong tiếng Việt
        Tính chất tượng hình của thanh trong ngôn ngữ tiếng Việt
        Âm dương của thanh trong ngôn ngữ văn học Việt Nam
        Đường hình kết cấu thanh trong câu văn học
        Quy luật âm dương trong từ ghép, từ lấp láy, hư thanh, hư từ
        Tính chất âm dương trong ngôn ngữ giao tiếp xã hội Việt Nam
        Tính chất Ngũ hành tương ứng với tâm sinh lý, với độ cao, độ dài ở thanh tự nhiên trong tiếng Việt
        Mối quan hệ tương ứng Ngũ hành với tâm sinh lý người Việt mở rộng trong quan hệ xã hội
        Quan hệ giữa nội dung và hình thức trong ngôn ngữ thông dụng Việt Nam
        Tập quán sai lệch thanh
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "nghiepnh" về bài viết có ích này:

        sonthuy (18-02-20)

      8. #67
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Hướng dẫn cách chọn và mua nhà thuận phong thủy

        Cuốn sách "Hướng dẫn cách chọn và mua nhà thuận phong thủy" do Tiển Quang Minh mang đến cho các đọc giả những kiến thức quan trọng, vận dụng ngay trong cuộc sống thực tiễn để chọn cho mình những ngôi nhà hợp tuổi, hợp phong thủy và tránh các ngôi nhà “xấu”, “khắc” với bản mệnh của gia chủ, gây ra các điềm xấu và ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và sự nghiệp của bạn và những người thân trong gia đình.

        Trích dẫn cuốn sách:

        Phong thủy truyền thống được sử dụng trong các công việc lựa chọn địa điểm, xây dựng, thiết kế... Các công trình kiến trúc. Bộ môn khoa học phong thủy bao hàm rất nhiều các phương diện trên tất cả các lĩnh vực như triết học, mỹ học, địa chất, sinh thái, cảnh quan... và còn bao gồm cả hệ thống lý luận trợ giúp con người sống hài hòa với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên. Ngoài ra, phong thủy còn là sự kết hợp hoàn hảo giữa các quan niệm về vũ trụ, tự nhiên, nhân sinh, các quan niệm triết học giữa thủy và khí, quan niệm âm dương...

        Điều cơ bản nhất của lý luận phong thủy là làm thế nào để con người điều hòa được với thiên nhiên, sống trong mối quan hệ với thiên nhiên. Và đây cũng chính là điều cốt yếu "Thiên nhân hợp nhất" trong vũ trụ quan. Phong thủy chủ trương "lấy thiên nhiên làm trọng" có nghĩa là các hành vi của con người nên thuận theo thiên đạo, lấy tự nhiên làm cốt. Con người nếu chọn cách chung sống hài hòa với thiên nhiên thì nhất định sẽ được thiên nhiên mang lại những điều tốt lành, cuộc sống được no ấm, hạnh phúc.

        Qua thực tiễn nghiên cứu tìm hiểu về phong thủy nhóm tác giả vô cùng tâm huyết đã đúc kết những kinh nghiệm thực tế và tổng hợp viết nên cuốn sách "Hướng dẫn cách chọn và mua nhà thuận phong thủy".

        Mục đích biên soạn ra bộ sách này với mong muốn mỗi hiện tượng phong thủy xảy ra trong cuộc sống hàng ngày sẽ được phân tích cẩn thận, kỹ lưỡng, với mong muốn độc giả sẽ có một cuộc sống gia đình hòa thuận, bình yên, đủ sức khỏe để làm việc.

        Hiện nay, sự phát triển thịnh vượng của phong thủy học thể hiện ở tư tưởng, trào lưu luôn hướng về tự nhiên. Nơi ăn chốn ở cũng như không gian sống của con người không thể tách khỏi thiên nhiên. Sự tồn tại của con người bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố như: từ trường, kinh độ, vĩ độ, phương hướng, khí hậu... Do đó, môn phong thủy hiện đại đã chỉ ra rằng chúng ta có thể có một thời gian và không gian sống hòa hợp với thiên nhiên giúp cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Những ưu đãi to lớn của tự nhiên sẽ khiến cuộc sống chúng ta có được một cuộc sống khỏe mạnh yên vui, công việc diễn ra thuận lợi.

        Vì vậy việc lựa chọn nơi ăn chốn ở tốt, hợp phong thủy có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho cuộc sống của ta bạn và gia đình an khang, thịnh vượng. Nếu không may mắn tìm mua phải ngôi nhà “xấu”, “khắc” với bản mệnh của gia chủ thì tai ương và điềm xấu sẽ đến với chúng ta, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và sự nghiệp của bạn và những người thân trong gia đình. Và những nội dung trong cuốn sách phong thủy hay này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc nghiên cứu và tìm cho mình được mảnh đất hay căn nhà thuận phong thủy, mang đến vận may và tài lộc cho bạn.

        Những nội dung trong cuốn sách này được tác giả biên soạn sau một thời gian dài nghiên cứu tìm tòi về cơ cấu của các hiện tượng phong thủy hiện đại, kết hợp tham khảo một số tài liệu phong thủy nổi tiếng, vì vậy độc giả hoàn toàn yên tâm về nội dung của sản phẩm sách này nhé.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "nghiepnh" về bài viết có ích này:

        sonthuy (18-02-20)

      10. #68
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Hướng dẫn sử dụng thước lỗ ban

        Cuốn sách "Hướng dẫn sử dụng thước lỗ ban" được biên soạn nhằm hướng dẫn chúng ta một cách chi tiết việc sử dụng thước lỗ ban trong kiến trúc xây dựng để đo đạc các thông số nhằm đạt đến sự chuẩn mực và hài hòa của phong thủy.

        Tương truyền, Lỗ Ban là một danh tài về nghề mộc của Trung Quốc. Ông đã sản xuât ra những mặt hàng nội thất rất đẹp và bền chắc củng như sáng chế ra nhiều dụng cụ sản xuất đồ mộc. Ngoài ra, ông còn dày công nghiên cứu và rút ra được những quy luật vận động vật lý tương quan giữa nhịp sinh học và từ trường của trái đất với kích thước của các vật dụng nội thất. Những tương quan đó có tác dụng mạnh mẽ đến cuộc sống của con người. Công trình nghiên cứu ấy theo thời gian được đúc kết thành thước Lỗ Ban. Thước Lỗ Ban được chia đều thành tám cung và phân thành những khoảng tốt xấu khác nhau để áp dụng vào việc sản xuất đồ dùng nội thất, nó đã trở thành vật bất ly thân của giới thiết kế công trình, nội thất nói chung và những người làm nghề mộc nói riêng. Từ ngàn năm nay, thợ mộc và thợ xây dựng ở các nước châu A đều tôn thờ Lỗ Ban như một vị Sư tổ của nghề.

        Qua thực tể thiết kế và thi công một số công trình, phần lớn gia chủ đều yêu cầu đo đạc cửa nhà theo thước Lỗ Ban, điều đó cho thấy mọi người rất tin tưởng vào cây thước cổ truyền này. Tuy không phải là những nhà địa lý nhưng trên cơ sở tham khảo một số sách liên quan, chúng tôi đã tổng hợp và hướng dẫn để các bạn nhanh chóng sử dụng được cây thước này. Nhưng một vấn đề được đặt ra là liệu đo đạc theo thước Lỗ Ban có phải là một hành động mê tín hay không? Có người cho đó là mê tín vì một lý do hết sức đơn giản, trên cây thước Lỗ Ban toàn những chữ Hán ngoằn ngoèo giống bùa chú. Tuy nhiên, trên thực tế, thước Lỗ Ban là một cây thước kinh nghiệm, nó không thuộc bất kỳ một hệ thôhg đo đạc nào trên thế giới, nó được đúc kết và đã thử nghiệm cả ngàn đời nay chỉ để phân định hai chữ tốt xấu. Dĩ nhiên, chỉ bằng một cây thước làm sao thay đổi được vận mạng, nhưng có lẽ qua chính thực tế sử dụng mà các bạn có thể nghiệm ra rằng, khi tai họa có đến củng nhẹ đi một chút, lộc phúc có đến củng may mắn'hơn thêm.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "nghiepnh" về bài viết có ích này:

        sonthuy (18-02-20)

      12. #69
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Hướng dẫn đọc chu dịch dự đoán học

        Sau khi cuốn "Chu dịch với dự đoán học" ra đời, tôi và ông Thiệu Vĩ Hoa đã lần lượt nhận được hơn bốn vạn bức thư của bạn đọc, nội dung thư gửi vì không ngoài hai loại: xin bói và xin học. Ở đây, tạm không nói về người xin bói, chỉ những gì người cầu học đề xuất cũng đã sôi nổi, lắm vẻ. Lúc đó, tôi đang lãnh nhiệm vụ Phó Trưởng ban thường vụ Hội Nghiên cứu dịch học tỉnh Thiểm Tây. Tôi đã nói vớiông Bàng Tài Hưng xem có thể viết cuốn sách "hướng dẫn học Chu dịch với dự đoán học" giúp cho người chưa hiểu về văn hóa trung quốc cổ có thể mau chóng đọc hiểu, biết được.

        Mấy năm sau, "Sách hướng dẫn đọc Chu dịch dự đoán học" của Thiệu Vĩ Hoa" hoàn thành bản thảo. Sau khi đọc chúng tôi hết sức phấn khởi cảm thấy đạt được ý nguyện về cuốn sách này.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "nghiepnh" về bài viết có ích này:

        sonthuy (18-02-20)

      14. #70
        Tham gia ngày
        Dec 2014
        Bài gửi
        112
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 43 lần
        trong 35 bài viết

        Post Hướng gió mạch nước thế đất trong nghệ thuật kiến trúc xây dựng nhà ở

        Phong thủy là gì?

        Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng.

        Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Sách Táng thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy". Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành.

        Phong thủy chia làm hai lĩnh vực:

        Âm trạch: Là cuộc đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.

        Dương trạch: Là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt. Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu "Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự". Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Về dương trạch, tức phong thủy của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất, ...

        Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành phong thủy tốt cho ngôi nhà. Xét về nguyện lí cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kỹ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau.

        Từ xa xưa khi còn sống trong môi trường còn vô cùng hoang sơ, con người chưa thể có phương tiện gì để chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên ngoài sức lực nhỏ bé của mình. Nhưng, khi phải đối mặt với những biến động của thiên nhiên cũng như những hiểm nguy trong sinh tồn, con người đã luôn biết cách tự bảo vệ mình, điều đó thúc đẩy ý thức rằng không gian mà họ đang sống phải hướng tới những giá trị lâu dài.

        Các công trình kiến trúc là sản phẩm do con người tạo ra để tránh những nguy hiểm từ môi trường xung quanh, coi đó là nơi an toàn để bảo vệ mình, đã để lại các giá trị vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt trong văn hóa Phương Đông, người ta coi nơi cư trú là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới cuộc đời của mỗi con người. Vì thế, song hành cùng các yếu tố và tiêu chuản kĩ thuật trong xây dựng, người phương Đông còn rất đề cao giá trị của Phong thủy, nhằm tạo cho những công trình xây dựng có được yếu tố hài hòa với quy luật của vũ trụ, tác động tốt nhất tới đời sống từ đó hướng đến sự tồn tại vững bền mà con người hằng mong muốn.

        Hiểu một cách đơn giản theo quá trình hình thành sơ khai của Phong thủy thì đây là phương pháp chọn vị trí xây dựng, nơi cư trú thuận theo tự nhiên, hướng gió, hướng khí, mạch nước, địa hình, địa thế, bố cục mặt bằng… sao cho phù hợp; vì đây là các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động của con người. Điều này thể hiện trong nhiều câu thành ngữ dân gian nói lên những kinh nghiệm chọn nơi cứ trú xây dựng và ít nhiều phù hợp với những quan điểm trong phong thủy như: “Trạch địa nhi cư” (Chọn đất để ở), “Tựa sơn hướng thủy” (Dựa núi nhìn sông), “Cận thủy hướng dương” (Gần nước hướng về Mặt Trời)…
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "nghiepnh" về bài viết có ích này:

        sonthuy (18-02-20)

      Trang 7/12 đầuđầu ... 56789 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 8
        Bài mới: 30-06-20, 00:26
      2. La Kinh Đại Quái (File Autocad)
        By tamsuphu in forum Hỗ trợ kỹ thuật
        Trả lời: 34
        Bài mới: 19-12-19, 21:55
      3. La kinh (file autocad)
        By tranduyquang in forum Hỗ trợ kỹ thuật
        Trả lời: 5
        Bài mới: 20-08-17, 23:17
      4. Muốn tạo file đính kèm trong bài viết.
        By Su-tu in forum Hỗ trợ kỹ thuật
        Trả lời: 0
        Bài mới: 24-12-15, 21:00
      5. Phần mềm đọc file .PDF
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 7
        Bài mới: 19-11-09, 09:28

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •