Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 2 trên 2
      1. #1
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default Tác động của mầu sắc như thế nào?

        Một vài kinh nghiệm thống kê cho thấy rằng mầu sắc gắn liền với chính khả năng cảm giác, tri giác của từng người. Tức là chính nó không mang lại ý nghĩa nào, mà chỉ có tác động qua cặp mắt nhìn của mỗi người, mỗi tập thể. Thí dụ như mầu đỏ thường nói là mầu của tình yêu nhưng cũng là mầu của sự căm ghét, bạo lực vì có người khi thấy mầu đỏ là liên tưởng theo kinh nghiệm của mình, là "trái tim" hay là "máu" v.v...Bởi thế chúng ta trong vô thức có cái nhìn riêng về mầu sắc, có thể nói không ai giống ai.

        Tùy theo tâm trạng, kinh nghiệm vì thế mà mầu sắc sống động hay không, có sắc thái riêng là do chính nó liên hệ trực tiếp với "chủ nhân" của nó là con người hay tập thể. Các ảnh hưởng chính sau đây nằm trong quan niệm này (lấy thí dụ mầu Xanh Lá Cây):

        1. Ảnh hưởng tâm lý:
        Xanh lá cây > nghĩ ngay đến sự "còn non" (kinh nghiệm là khi ta để một trái cây còn xanh bên cạnh một trái đã chín) > tuổi thiếu niên > thiên nhiên > khỏe mạnh > hòa giải > thanh thản > yên lặng > bất động …

        Xanh lá cây được pha chế giữa mầu đỏ và mầu xanh biển. Đỏ thì nóng, xanh biển thì lạnh. Đỏ thì nhìn thấy "gần", xanh biển thì "xa" (như trời, biển rộng), nên mầu xanh lá cây có vị trí ở giữa. Vì thế xanh lá cây có tính trung dung, hòa giải, yên lặng là vậy.

        2. Ảnh hưởng đến hình tượng, ký hiệu, biểu hiện
        Trong phạm vi này thì mầu sắc lại do kinh nghiệm dân gian truyền lại. Như tại sao mầu xanh lá cây lại là mầu của "hy vọng"? Bởi vì người ta gắn liền hy vọng với mùa xuân chẳng hạn. Trong thiên nhiên thì thực tế gieo hạt vào mùa nào thì mùa đó là mùa hy vọng. Khi cây cối mọc nầm chính là mầu xanh lá đã tượng trưng cho sự hy vọng được nảy nở.

        Xanh lá cây mà đi kèm với mầu vàng thì ý nghĩa lại đảo ngược thành mầu của "ác cảm", vì sao? Bởi có vài người mặt mũi trở nên "xanh lè" trước một sự đố kỵ hay tức giận, sợ hãi. Kinh nghiệm cho thấy người nào thường hay nổi giận, cáu gắt là có thể bị đau mật, bởi vì dịch trong mật có mầu vàng hơi xanh, vị đắng, tính kiềm.

        3. Tác động của văn hóa, phong tục, tập quán
        Mỗi một nền văn hóa có truyền lại sự ảnh hưởng về mầu sắc mà chúng ta nên phân biệt như nôm na có câu nói "nhập gia tùy tục" vậy. Tại Âu Châu thì mầu Xanh Lá Cây là mầu của phong cảnh thiên nhiên. Hồi Giáo thì xem đó là mầu của linh thiêng. Vị thần cao nhất của Ai Cập có mầu da là mầu xanh lá cây. Trong các dân tộc xem mầu Xanh Lá này là cao quí nhất thì cho đó là mầu tượng trưng cho nam giới, dương tính.

        Có những chữ về mầu mà ở địa phương đó bạn phải hiểu là họ muốn ám chỉ gì. Như người Anh mà nói "blue" (xanh dương) là có nghĩa "buồn", nhưng người Đức thì lại là "say rượu".

        4. Ảnh huởng chính trị, tôn giáo
        Trong phạm vi này ý nghĩa của mầu sắc cũng rất mạnh. Hãy nhìn các cờ, trướng của các quốc gia và nhận ra mầu nào là mầu chủ đạo. Vì dĩ nhiên đại diện cho xứ sở thì phải cho rằng mầu đó là mầu cương lĩnh, có sức mạnh tuyệt đối. Màu Đỏ được cho là mầu của cách mạng thì mầu Xanh Lá Cây lại được đại diện cho xã hội, cộng đồng. Cờ của Ái Nhĩ Lan (Irland) có mầu xanh lá cây đại diện cho thiên nhiên và cả công giáo. Giữa các mầu là sự nối kết của đòan thể và sức mạnh, nên mầu ở giữa thường là gạch nối rất quan trọng.

        Nhìn chung là như thế. Điều kiện "sống" của một mầu sắc cũng còn nằm trong môi trường chung quanh nó, tức là nó không tự nổi bật đơn thuần được, hoặc là quá mạnh, quá nhạt thì cũng không mang lại tác động nào. Hiện thời các nhà quảng cáo, họa sĩ… đều biết dùng bảng phân lượng mầu sắc để diễn tả ý định của mình. Thí dụ như 58% đỏ, 12% vàng và 12% đen, cam 10%, xanh lá cây 8% thì nhất định là "đập vào mắt" hơn là 56% xanh lá cây, 16% trắng, 14% xanh biển…v..v…
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 09-01-10 lúc 13:43

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (02-02-10),dhai06 (05-02-10),sonthuy (09-01-10),tom (11-01-10)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        (Trích trong tài liệu "Y học Dân Tộc")

        6. Ngũ hành và Dược liệu
        Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc... đối với tạng phủ. Đây là nền tảng của việc Quy Kinh.

        Thí dụ : Vị chua, màu xanh vào Can
        Vị cay, màu trắng vào phế...

        Ngoài ra, trong việc bào chế, có thể vận dụng đặc tính của Ngũ hành để thay đổi hoặc tăng cường hiệu quả của thuốc.

        Thí dụ : Tẩm thuốc với dấm (vị chua) để dẫn thuốc vào Can, Tẩm thuốc với Muối (vị mặn) để dẫn thuốc vào Thận...

        Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào Dược liệu cũng đang được các nước ngoài quan tâm đến.

        Theo Canadian Consumer Bộ y tế và phúc lợi xã hội Canada, đề ra chương trình dán nhãn vào các loại thực phẩm bán ở thị trường, căn cứ theo giá trị dinh dưỡng của các loại:

        - Nhãn xanh đậm trên các sản phẩm sữa, chỉ rõ rằng các loại thực phẩm đó tốt cho xương và răng. (Xương và răng là biểu hiện của Thận, màu xanh đen là màu của Thận).

        - Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại này là thức ăn cung cấp năng lượng (màu vàng là màu của Tỳ, Tỳ chủ tiêu hóa, sinh cơ nhục...).

        - Màu xanh lục dán vào rau quả là bổ mắt (Can khai khiếu ở mắt, màu xanh là màu của Can).

        - Màu đỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ (màu đỏ là màu của Tâm hỏa, Tâm chủ huyết - Cân cơ thuộc về Can, ở đây là Hỏa phản sinh Mộc).

      4. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (02-02-10),dhai06 (05-02-10),sonthuy (10-01-10),tom (11-01-10)

      Đề tài tương tự

      1. Đưa hình lên bài viết như thế nào?
        By huongvi in forum Hỗ trợ kỹ thuật
        Trả lời: 58
        Bài mới: 21-11-13, 12:01
      2. Thị trường Vàng sẻ như thế nào ?
        By QuocTrung in forum Dịch số
        Trả lời: 8
        Bài mới: 24-08-11, 09:59
      3. xóa bài viết như thế nào?
        By lehongson in forum Hỗ trợ kỹ thuật
        Trả lời: 1
        Bài mới: 29-12-09, 12:19
      4. Tử bình của cháu gái như thế nào ?
        By macchulan in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 8
        Bài mới: 01-09-09, 08:35
      5. Nhà Chung cư Phong thủy Như thế nào ?
        By QuocTrung in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 0
        Bài mới: 21-07-09, 12:20

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •