Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 4/18 đầuđầu ... 2345614 ... cuốicuối
    kết quả từ 31 tới 40 trên 171
      1. #31
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        BÀN VỀ KHAI SƠN LẬP HƯỚNG
        KHÔNG GIỐNG VỚI TU SƠN, TU HƯỚNG
        • Khai sơn lập hướng là làm mới nền nhà, mộ. Hung thần năm tháng về tu phương không cần bàn đến.
        Nhà đã có phòng ở, muốn tu tạo phía sau, gọi là tu sơn. Muốn tu sử phía trước gọi là tu hướng.
        • Tu hướng, hung thần tu sơn không cần bàn đến.
        • Tu sơn, hung thần tu hướng không cần bàn.
        • Dù tu sơn, hay tu hướng, thì hung thần tu phương đều phải kị, kiêm cả hung thần cung trung.
        • Tu trung cung Làm nhà tầng 2, gọi là tu trung cung. Không cần luận bàn tu sơn, tu hướng, khai sơn lập hướng, chỉ cần luận bàn hung thần trung cung và tu phương.
        • Phàm làm bất kể việc gì, khai sơn lập hướng, hay tu sơn, tu hướng, hoặc tu trung cung, đều phải tránh: Tuế phá, Kiếp sát, Tuế sát, Tai sát (gọi là tam sát) là nặng nhất. Thứ đến mới lưu ý đến Đả đầu hỏa, Thiên, Địa quan phù.
        • Vế Nguyệt thần hung: Đại nguyệt kiến, Tiểu nhi sát là trên hết, còn Phi cung quan phù, Độc hỏa là thứ.
        • Trường hợp khi tu sửa gặp những thần sát tương đối nặng (nhưng không phải là Tuế sát, hay Tam sát), thì tốt nhất là nhà nên chuyển đi ở vị trí khác, chờ tu sửa xong mới chọn về nhà ở là được.

        BÀN VỀ TU SƠN, PHƯƠNG.
        Phàm tu sửa, trước hết, đặt La kinh ở tâm nhà, xét xem phương tu sửa thuộc sơn nào ? trong 24 sơn.
        Thứ nhất xét xem phương đó năm nào mới tu sửa được, tiếp xét xem tháng nào có thể tu sửa được, rồi lúc đó mới chọn ngày sinh hợp với phương thời cát.
        Phương không thể tu tạo: Là Thái tuế đáo sơn trồng thêm Mậu Kỷ, Đả đầu hỏa, Kim thần vậy.
        Tháng không thể tu sửa : Là Nguyệt khắc sơn gia, Đại nguyệt kiến, Tiểu nhi sát.
        Nguyệt thần mà có Bính Đinh hỏa, với cùng phi cung Đả đầu hỏa, Thiên địa quan phù là thứ hung, muốn tu sửa phải chế hóa.
        Phương có thể tu sửa có 3 loại:
        1. Phương trống không, có lợi. Tức là năm không có đại hung sát đến phương, cũng không có đại cát thần đến phương, thời chọn tháng cát, ngày cát để tu sửa, thì vẫn yên ổn vững vàng.
        Tu sửa phương mà có cát thần, có Thái tuế đái cát, không đái hung.(Tất cần Tam kỳ của bát tiết đến). hay phương Tam đức. Như năm Giáp tháng 6 thời Tuế Đức, Nguyệt đức hợp, ở phương Giáp là phương Thiên hỷ vậy. (Năm Tý ở Dậu, năm Sửu ở Thân, năm Dần ở Mùi, năm Mão tại Ngọ, năm Thìn tại Tị, năm Tị ở Thìn, năm Ngọ ở Mão, năm Mùi ở Dần, năm Thân ở Sửu, năm Dậu ở Tý, Tuất ở Hợi, năm Hợi ở Tuất).
        Thứ đến là phương tam hợp thổ khúc của năm tháng (tức là trực Bình) phương thanh long, Quan quốc (tức Khai) phương cực phú tức tướng (tức là trực Nguy). Phương Khôi cương hiển tinh vậy (tức là trực Định ). Phương Kim quỹ của nguyệt gia, phương khiếu mã của năm nay. Đó đều là phương các của năm tháng. Hoặc là phương Lộc Mã Quý Nhân của bản mệnh. Phương thực Lộc của bản mệnh vậy. Hoặc là phương Lộc Mã Quý Nhân của bản mệnh phi đến cung đó.
        Ba trường hợp đó chính là cát phương của bản mệnh, tất là phương cát của năm tháng hợp với phương cát của bản mệnh. Chọn ngày cát tu sửa thời không gì không cát.
        Phép chọn ngày cát như thế nào?
        Phương cát nên phù giúp, không nên khắc, phù thời phúc lớn. Niên gia với phương ấy thời là Tam hợp hay lục hợp, hoặc nhất khí. Lại tất tháng vượng tướng của tháng đó. Phương cát, mệnh cát, tự nhiên phúc đến rồi.
        Tu sủa phương hung sát, Trừ Tuế phá, Tam sát, Thái tuế đái hung, nhất thiết không tu sủa được, còn những cái khác muốn tu sủa phải chế hóa. Sẽ nói sau.

        BÀN VỀ TU PHƯƠNG KIÊM SƠN HƯỚNG
        VỚI CUNG TRUNG.
        Tu phương cũng có phân biệt , không cần hỏi chính giữa hướng hay hướng hoành (ngang), nhưng tại phía sau không làm phòng ở, mà chỉ làm thư phòng và nhà khách thời chỉ cần luận tu phương. Không cần luận về khai sơn lập hướng. Đại để tuy tu phương mà muốn làm phòng ngủ chính thời nhà đó lấy chỗ nhà tu sửa làm phòng chủ, vì vậy phải luận về khai sơn. Bốn phía đều có nhà, thì phòng giữa gọi là trung cung.
        Thái tuế cùng với hướng Mậu Kỷ sát chiếm sơn, chiếm hướng thời trung cung suốt năm không cát, không thể tu sử được.
        Nguyệt khắc sơn gia, Đại nguyệt kiến, Tiểu nhi sát, Đả đầu hỏa chiếm cung trung, cũng không thể tu sửa.
        Nguyệt gia thần sát, Thiên địa quan phù, nhập cung trung, nếu năm, tháng có Tử bạch, Tam kỳ, hay Quí nhân Lộc, Mã phi thiên nhập cung trung thời có thể tu sửa.
        Phàm tu sửa trung cung, do trung cung thuộc Thổ, nên kị ngày Mậu Kỷ, sợ phù trợ cho Thổ quá nhiều, khởi dậy nên không cát. Nếu là Tháng Thìn Tuất Sửu Mùi đặc biệt kị ngày Mậu Kỷ.
        HẾT PHẦN MỘT
        (Còn nữa: Phần 2)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),nnganhchief (16-10-15),qthanh (08-07-18),thucnguyen (14-11-15)

      3. #32
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        PHẦN HAI
        Nêu khái chi tiết một số sao cần nắm vững trước khi tuyển chọn cát nhật. Cụ thể như sau (Nếu khái lược)
        Muốn sử dụng có lợi nhất cho việc chọn ngày, chúng ta cần nghiên cứu kỹ các nội dung :
        Niên Thần sát
        1. Loại phụ thuộc vào Thiên can của Năm.
        a- Tuế đức, Thiên đức hợp, Tuế lộc, Mã, Quí nhân là cát thần, nên phương và hướng đều cát, và có thể chế được một số hung sát.
        b. Âm phủ, bàng Âm phủ là hung.
        Khi Thiên can của Âm phủ , hay bàng Âm phủ là:
        Bính Tân thì dùng Tháng, Ngày Giáp Kỷ để chế ngự.(Thổ chế Thuỷ)
        Ất Canh thì dùng Tháng Ngày Mậu Quí để chế sát. (Hoả chế Kim)
        Giáp Kỷ thì dùng Tháng Ngày Đinh Nhâm để chế sát. (Mộc chế Thổ)
        Đinh Nhâm thì dùng Tháng Ngày Ất Canh để chế sát.(Kim chế Mộc)
        Mậu Quí thì dùng Tháng Ngày Bính Tân để chế sát.(Thuỷ chế Hoả)

        2. Loại phụ thuộc vào Tam hợp với Năm.
        a. Tam sát: Đại hung.
        b. Phục binh, Đại họa: hung.
        * Tam sát chỉ kị tu đơn, tức là tu sửa tại hướng nó ở. Nên trước hết ta tu sửa ở cát phương, sau đó tu sửa lấn sang chỗ nó ở thì vô hại.
        * Phục binh, Đại họa cũng nên như thế.
        c. Lâm quan: Cũng như trên.
        d. Đế vượng là vừa cát vừa hung.
        Nếu chồng lên Thái tuế là đặc biệt hung. Đại kị. Tốt nhất là tránh nó, nếu không tránh được thì phải dùng Năm, Tháng, Ngày , Giờ nhất khí mới có thể áp chế được; Nhâm Tý, Quí Hợi mới có thể áp chế được.
        3. Loại phụ thuộc vào 12 trực.
        Trực Kiến: Chồng hung là hung, chồng cát là cát.
        Trực Trừ: Tiểu cát.
        Trực Mãn: Tiểu cát.
        Trực Bình: Đại cát.
        Trực Định: Thứ hung.
        Trực Chấp: Tiểu hung.
        Trực Phá: Đại hung.
        Trực Nguy: Cát.
        Trực Thành: Tiểu hung.
        Trực Thu: Cát.
        Trực Khai: Tiểu hung.
        Trực Bế: Hung.

        4. Loại phụ thuộc vào Độn ngũ hổ.
        Mậu Kỷ gọi là Đô thiên.
        Bính Đinh gọi là Độc hỏa.
        Canh Tân gọi là Kim thần.
        Dùng Cửu tinh áp chế thì vô hại.

        5. Loại phụ thuộc vào nạp âm:
        Niên khắc sơn gia

        6. Loại phụ thuộc vào 4 phương:
        a. Tấu thư, Bác sỹ: Cát.
        Tàm quan, Lực sỹ: Tiểu hung. Nên nếu có cát thần thì có thể dùng.
        b. Đại tướng quân: Nếu có cát tinh chế ngự thì chủ nhà rất lợi. con không có thì bị đại họa.

        7. Loại phụ thuộc Thiên can Thái tuế:
        Nên tránh: Phá bại ngũ quỉ, kị tu phương,còn có nhiều cát tinh thì không sợ.

        8. Dương nhận: Không quan tâm cũng được.

        Nguyệt Thần sát
        Cát thần.
        Phương Thiên đức, Thiên đức hợp,Tuế đức. Tuế đức hợp, Nguyệt đức, Nguyệt đức hợp (6 đức) đều là phương cát.
        Sáu đức ấy đều đi với Thiên can, không đi với địa chi, nên không thể chế sát các phương của địa chi xấu vậy.
        Phương cát Nguyệt Kim quĩ, tu sửa ở đó phát Đinh. Nên tu sửa Năm Kim quĩ, không nên tu sửa Tháng Kim quĩ. Tựa vào sau Nguyệt đức, sau cùng là Nguyệt đức.
        Phương cát Thiên xá:
        Mùa Xuân là Mậu Dần.
        Mùa Hạ là Giáp Ngọ.
        Mùa Thu là Mậu Thân.
        Mùa Đông là Giáp Tý.
        Coi như Thiên xá ở đó vậy, cho nên lấy nguyệt kiến nhập cung trung, để độn (phi). Độn được Thiên xá rơi vào cung nào thì nên tu tạo ở phương đó, lúc đó có thể chế được các hạng Quan phù sát.
        Hung thần.
        Nguyệt phá: Sơn, phương đều hung, tọa đặc biệt hung.
        Nguyệt Âm phủ, bàng Nguyệt Âm phủ: Hung.
        Nguyệt khắc sơn gia: Hung.
        Đem nạp âm của Năm, Ngày chế sát đi là được.
        Đại Nguyệt kiến: Sơn, phương, hướng đều hung. Động thổ đặc biệt hung, cát không thể chế được.
        Đả đầu hỏa, Bính Đinh không thể tu tạo được: Dùng Nhất Bạch, Nhâm Quí, để chế ngự.
        Nguyệt du hỏa không đáng ngại.
        Phi cung Quan địa thiên phù: Tiểu hung, nếu có cát tinh là chế được.
        * Hai chương trên là những nguyên tắc căn bản của chế hóa, còn cụ thể sẽ trình bày chi tiết trong các chương sau.

        PHỤ LUẬN THẦN CÁT, HUNG NĂM, THÁNG, NGÀY.
        Thái tuế tọa sơn lưu phúc đức nhưng cần tháng, ngày giờ cát thêm vào. " Thái tuế có thể ngồi, mà không thể hướng, ngồi thời cát, hướng thời hung. Thái tuế trùng cát tinh thời cát, trùng với hung tinh thời hung".
        Cụ thể:
        1. Cần tra xem Thái tuế có Mậu Kỷ, Âm phủ, Niên khắc sơn gia, Đả đầu hỏa hay không ?
        2. Cần Bát tiết Tam kỳ chiếu vào.
        3. Tháng, ngày, giờ có nhất khí với Thái tuế hay Tam hợp không, nếu có vẫn cát.
        4. Cần Thái dương cùng Tử bạch cùng đến thời đặc biệt tốt đẹp. Phúc đã to, lại bền lâu, không có cái nào sánh nổi.
        Năm Canh Dần 2010.
        Ta kiểm tra có thể lập Khai sơn Dần, hướng Thân được hay không ?.
        a- Âm phủ thái tuế tại Kiền Đoài.
        b- Niên khắc sơn gia tại các sơn: Ly Nhâm, Bính, Ất sơn.
        c- Đả đầu hỏa tại Ngọ.
        Vậy cơ bản ta có thể tạo dương cơ, hay táng mộ phần :
        Tọa sơn Dần, hướng Thân. Tức là Thái tuế có "thể Ngồi"
        Ta tiếp tục chọn Tháng, Ngày cát.
        Cần Thái dương cùng Tử bạch đến.
        Năm 2010. Lấy (Bát) 8 bạch nhập cung trung.

        7 3 5
        6 8 1
        2 4 9

        Thái dương tử bạch không đến được cung Cấn, nhưng ở cung trung nên vẫn tốt. Xét về Tử bạch, nên chọn tháng 2; 6; 12 là hợp lý hơn cả, do:
        Tháng 2 có Tử bạch nhập trung nên cát, tháng 6 có Tử bạch nhập trung, nhập Cấn, Âm quí nhân tại trung, Nguyệt không tại Canh, còn tháng 12 có: Thiên đức và nguyệt đức tại Canh, Âm và Dương quí nhân tại trung, Tử bạch tại trung. Lại còn có Tháng Sửu nhập trung thì Dần phi đến Hợi tạo nên Dần hợp Hợi. Tóm lại trong ba tháng 2, 6, 12, thời tháng 12 là tốt nhất.
        Thái tuế, Lộc, Mã, Quí nhân có thể chế các hung tinh, trong đó Quí nhân là mạnh hơn cả. Quí nhân, Lộc Mã cần đi với Quí nhân Lộc Mã của bản mệnh lại càng tốt đẹp. Tuế mệnh giao hội mới thật là toàn mỹ.
        Tuyển chọn tốt là phải chọn được cát tinh tốt, nhưng phải được lệnh tháng mới hữu khí (có lực) như Mộc vượng về mùa Xuân, Kim vượng về Thu. Phi cung dùng phép lục hợp, hợp với Quí nhân là trên hết, còn Lộc hợp là thứ. Như Giáp Lộc tại Dần, tháng 12 tạo táng tại Cấn, lấy Nguyệt kiến Sửu nhập cung trung, độn được chữ Dần đến Kiền. (Hình 1)


        Sửu
        Dần

        Trong cung Kiền có Hợi, mà Hợi hợp với Dần, do đó Hợi hợp với Dần vậy. Những điều khác cũng tương tự.
        Lại còn " Lộc đến Sơn Đầu chủ tiến tài, Mã đến Sơn đầu tiến Quan chức, cần hợp với Tam nguyên Tử bạch, Quí nhân cùng vượng tướng. Quí nhân cùng Tử bạch cùng vượng tướng, quí tử nhập triều đường". Lục bạch thuộc Kim, vượng ở mùa Thu, Nhất bạch thủy vượng 3 tháng Đông, thấy ngay phúc lộc cao. Phàm chỗ phương Tử bạch đến có thể không tránh Thái tuế, Tướng quân, Quan phù cùng chư hung, chỉ e không chế được Đại nguyệt kiến mà thôi.
        Phàm nguyệt gia cát tinh, đến thay phi cung không phạm xung, phục là đẹp. Như 1 bạch đến Khảm, 8 bạch đến Cấn, là đất của phục tinh, 9 Tử đến Khảm, 8 bạch đến Khôn là đất bị xung, nên kém vì lực của nó giảm.
        Vậy lúc nào thì tốt ? Theo tôi là
        Nhất (1) bạch đến Kiền (Kiền sinh thủy);
        Bát (8) bạch đến Ly (hỏa sinh thổ)
        Lục (6) bạch đến Khôn, Cấn (Thổ sinh kim).Thì tốt.

        * Thái tuế, Lộc, Mã, Quí nhân có thể áp chế các loại hung tinh, Quí nhân là hơn cả, Lộc mã là thứ, nhưng cần đi với Lộc Mã của bản mệnh chủ tu tạo, mới có thể dẫn đến phúc.(?)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),Hungson (30-12-15),qthanh (08-07-18)

      5. #33
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        PHÉP CỐT YẾU VỀ CHẾ SÁT.
        " Tọa Tam sát, hướng Thái tuế không thể chế được vậy, không thể phạm vào, còn Tai sát tại phương, tại hướng, với Âm phủ tại sơn có thể chế được nhưng không dễ chút nào, chớ có khinh thường."
        Thái tuế tại sơn, tại phương nên chọn năm tháng ngày giờ hợp, không chọn xung. Cứu thoái tại sơn, tại phương nên bổ không nên khắc.
        Nêu ví dụ: Để cụ thể hóa nội dung trên, cho dễ hiểu.
        • Như năm Canh Dần, Tam sát tại: Hợi- Tý- Sửu.
        Không được làm nhà, lập mộ: Tọa sơn Hợi- Hướng Tị
        Tọa sơn Tý- Hướng Ngọ.
        Tọa sơn Sửu- Hướng Mùi.
        Như thế gọi là Tọa Tam sát, không thể chế được, nên cấm không được phạm vào, phạm tất hung.Còn muốn hiểu rõ :Tại sao không thể chế được, thì cần đọc kỹ, phân tích Dịch lý của nó, giành cho những nhà "Chuyên nghiên cứu"
        • Như năm Canh Dần, Thái Tuế là Canh Dần.
        Không được làm nhà mới, lập mộ :
        Tọa Thân- Hương Canh Dần.
        Đặc biệt hung, không thể chế được.Chính vì 2 nội dung trên nếu phạm sẽ hao người, tốn của, do đó cần cụ thể hóa để mọi người nắm vững mà thực hiện khỏi mắc sai lầm đáng tiếc trong cuộc sống về việc dựng nhà và tạo táng mộ.
        Còn vế thứ 2: "..Tai sát tại phương, tại hướng, Âm phủ tại sơn có thể chế được, nhưng không dễ chút nào, chớ có xem thường". Cụ thể là:
        • Như năm Canh Dần, Tai sát tại Hợi - Tý - Sửu.
        Có thể tu sửa nhà cửa tại phương Hợi, Tý hay Sửu, nhưng cần phải chế sát thời mới an toàn và tốt đẹp.
        Cách chế thế nào ?.
        Chắc chắn là phải khởi công xây dựng vào các tháng "Thổ " vượng: Thìn, Tuất, Mùi (không dùng tháng Sửu) và cần nhớ đặc điểm "cá biệt" của ngũ hành Thổ.
        • Như năm Canh Dần, Âm phủ tại Kiền Đoài.
        Muốn khai sơn lập hướng :Tọa Kiền - hướng Tốn.
        Tọa Đoài - Hướng Chấn
        Thời có thể làm được, nhưng phải chế sát, cụ thể phải làm tháng Tị, Ngọ hỏa, để khắc Kiền Đoài kim. Cũng có thể làm tháng Hợi, Tý để xì hợi Kim (Kim sinh thủy). Nhưng do năm Canh Dần Tai sát lại là Hợi Tý Sửu, nên kết cục chỉ làm được tháng Tị, Ngọ mà thôi.
        "..Thái tuế tại sơn, tại phương nên hợp, không nên xung "
        Như năm Canh Dần, cấm không làm tháng Thân. Vì xung Sơn là sơn đổ, xung Thái tuế là tai họa. Như dân phản nước, như thần phản Vua, tất là trái ngược với đạo lý. Chỉ có thể làm các tháng: Hợi, Tý thuộc thủy
        Còn "Cứu Thoái tại sơn, tại phương nên bổ, không nên xung."
        Vì bản chất của Cứu thoái là "đất" yếu, yếu thời cần được bổ thêm vào để có lực.
        Như năm Canh Dần, Cứu thoái tại Dậu. Thời nên làm tháng "Thổ" để có (Thổ sinh Kim) mới tốt. Đương nhiên còn cần kết hợp với các yếu tố khác nữa mới có kết luận cuối cùng thỏa đáng được.
        Ngoài ra còn có 4 phép nữa mà thôi. Bốn phép đó là:
        • Can phạm thì dùng Can để chế. Như Âm phủ, Thiên kim thần đều lấy Can của năm tháng ngày giờ để chế.
        • Chi phạm thì dùng Chi của tháng ngày giờ để chế. Như Địa quan phù chọn tháng Tử tuyệt của nó, mới tu sửa thì được.
        • Tam hợp phạm thì dùng Tam hợp chế. Như Tam sát, Đả đầu hỏa, Thiên quan phù đem tam hợp cục để chế.
        • Nạp âm phạm thì dùng nạp âm chế. Như niên khắc sơn gia thì dùng lấy nạp âm chế đi mới được.
        *Cần lưu ý:"Cát tinh hữu khí, bé thành lớn,Ác diệu hưu tù không giáng tai".
        Nghĩa là: Dù gặp một cát tinh nhỏ, nhưng được Tháng vượng tướng, vẫn có lực để tạo ra phúc, còn Hung tinh lớn nhưng gặp Tháng hưu tù tử tuyệt thì vẫn không thể gây ra tai họa được.
        *Thái dương, Tam kỳ có thể hàng chư sát.
        Tử bạch, Khiếu mã có thể chế Địa quan phù. Đại tướng quân và chư sát hạng dưới.
        *Lộc chế không vong.
        Quí nhân hàng chư sát. lấy bản mệnh phi đến là hơn cả. Thái tuế phi đến là thứ, nếu cùng đến thì đặc biệt tốt.

        *Phép chế nên dùng Tứ trụ khắc chế là hơn, vì khắc thời khuất phục, xung thời khởi dậy, mà trái lại là họa. Trừ Thái tuế Âm phủ tại sơn không nên khắc ra, các chư sát khác như Quan phù, Đại tướng quân, Phục binh , Đại họa các hạng tai họa thời nặng mà khó chế, tại hướng, tại phương thì nhẹ có thể hàng được.

        *Trên phương có sát có thể chế, trước tiên theo phương cát bắt tay làm, liền tu sửa tiếp các phương khác là tốt đẹp.
        Như Nguyệt gia Đả đầu hỏa, thời lấy nguyệt gia Nhất bạch, hay Nhâm Quí thủ đức chế đi, như thế là Phi cung chế phi cung vậy.
        Nếu có Âm phủ là Giáp ất thuộc mộc, Mậu kỷ thuộc Thổ, Tam sát , Đả đầu hỏa, Quan phù các hạng tại Dần Mão Thìn, thời ỵuoocj mộc, Tị Ngọ Mùi thuộc hỏa, Bản sát lại phân ra từng ngũ hành, phỏng theo thế mà khắc chế.
        Chế sát tất cần xem nguyệt lệnh, chỉ làm trong tháng bản sát hưu tù tử tuyệt, còn thần chế sat phải vượng tướng là có thể được. Riêng Thái tuế và Cứu thoái bàn riêng. Khi Thái tuế và chư sát đồng cung thì không thể chế được, nên không thể phạm vào.
        "Thông thư nói rằng: Dưới Thái tuế chư sát rất nhiều, khó bề kị hết, duy Tấu thư, Bác sỹ nên hướng vào. Cần biện các tháng, sát vượng tướng, hay hưu tù tử tuyệt rõ ràng thì chế hóa mới thích hợp"
        Phàm tu tạo nên lấy Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, nguyệt đức hợp, Thiên ân, Thiên xá, Mẫu thương, hội hợp với thời, hay chọn ngày giờ các thần đi chơi, thì tu tạo thường là tốt đẹp.
        Sau đây sẽ bàn luận cụ thể từng Thần sát quan trọng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),qthanh (08-07-18)

      7. #34
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        Thái tuế ngồi thì cát, hướng thì hung. Các loại cát tinh như Tam kỳ, Tử bạch, Lộc Mã, Quí nhân trồng lên thời cát, các hung tinh như Mậu Kỷ, Niên khắc sơn gia, Đại sát trồng lên thời cực hung.
        Vì vậy Thái tuế tại sơn phải xem xét kỹ: Không được chồng hung, mà phải chồng cát, như Quí nhân, Lộc Mã, thời chọn tứ trụ tam hợp cục, hay nhất khí, có Quí nhân đăng thiên thời quí không gì sánh được. Tất cần Bát tiết, Tam kỳ Thái dương, Tử bạch cùng đến, Bản mệnh Quí nhân coi sóc.
        * Lưu ý: Các năm Tý Ngọ Mão Dậu Thái tuế không thể ngồi, vì Thái tuế và Đại sát cùng một vị trí, Tam sát và Thái tuế cùng một phương.
        Bản chất của Tam sát như thế nào?
        1. Kiếp sát:
        Tháng thuộc Hỏa cục thấy Hợi.
        Tháng thuộc Kim cục thấy Dần
        Tháng thuộc Mộc cục thấy Thân
        Tháng thuộc Thủy cục thấy Tị

        2. Tai sát:
        Tháng thuộc Hỏa cục thấy Tý.
        Tháng thuộc Kim cục thấy Mão
        Tháng thuộc Mộc cục thấy Dậu
        Tháng thuộc Thủy cục thấy Ngọ

        3. Tuế sát:
        Năm thuộc Hỏa cục thấy Sửu.
        Năm thuộc Kim cục thấy Thìn
        Năm thuộc Mộc cục thấy Tuất
        Năm thuộc Thủy cục thấy Mùi
        Người xưa dùng ngũ hành để chế hóa rất thỏa đáng ở chỗ: Tam sát đều có nguồn gốc khởi từ cục mà ra, nên tất cần Tam hợp cục hay Tam hội cục để chế hóa mới linh nghiệm. Nghiên cứu Dịch lý càng sâu sắc, ta càng hiểu được sự huyền diệu của nó, càng khâm phục cổ nhân, từ đó thấy được sự tích cực tu dưỡng, học tập nghiên cứu dịch lý là hết sức cần thiết.
        Tam sát chỉ kị tu phương, trước hết theo phương cát bắt tay làm, liền sau đó tu sửa các phương tam sát thời yên ổn.
        Như năm Tý Tam sát tại Tị Ngọ Mùi. Trước hết nên bắt tay tu sửa phương Tốn, hay Khôn, sau đó mới tu sửa phương Tị, Ngọ, Mùi thời bình yên.
        Tam sát là sát cực mạnh, Phục binh, Đại họa là thứ. Nếu chiếm sơn thời tạo, táng đều phải kị, còn nếu chiếm phương mà muốn tu sửa cần phải chế phục cho đổ. Phép chế phục có 3:
        a- Cần dùng Tam hợp cục, hay Tam hội cục để có lực thắng được Tam sát.
        b- Tam hội cục phải được thời của lệnh Tháng Vượng Tướng.
        c- Cần có lộc, mã Quí nhân bản mệnh, với bát tiết Tam kỳ, hay nhật nguyệt chiếu, lâm vào.
        Tam sát tại phương Nam: Tị Ngọ Mùi, dùng Thân Tý Thìn, hay Hợi Tý Sửu.
        Tam sát tại phương Đông Dần Mão Thìn: dùng Tị Dậu Sửu, hay Thân Dậu Tuất.
        Tam sát tại phương Tây: Thân Dậu Tuất, dùng Dần Ngọ Tuất hay Tị Ngọ Mùi.
        Tam sát tại phương Bắc: Hợi Tý Sửu, không có cục Thổ, nên kị không dùng.
        Ví dụ: Tăng Văn Mông dùng cho chủ nhân: Nhâm Thân.
        Tu sửa: Tại phương Tam sát: Tị Ngọ Mùi.
        Dùng tứ trụ: Giáp Thìn - Mậu Thìn - Nhâm Tý - Canh Tý.
        - Tứ trụ cùng với mệnh chủ nhân tạo thành cục Thủy: Thân Tý Thìn.
        - Thiên can: Giáp, Mậu Canh là Lục Nghi, dùng 2 địa chi Thìn và Tý nhất khí.
        - Quí nhân tại Mùi.

        Giáp Tuất
        Canh Ngọ Nhâm Thân

        Quí Dậu
        Bính Dần Mậu Thìn

        Kỷ Tị
        Tân Mùi Đinh Mão

        - Năm Giáp, phương Ngọ Mùi là Canh Ngọ, Tân Mùi (do tháng giêng là Bính Dần, đem Bính Dần nhập cung trung, phi thuận, thời tháng 2 là Đinh Mão, tại cung Kiền. Tháng 3 là Mậu Thìn tại cung Đoài, Tháng 4 là Kỷ Tị tại cung Cấn, tháng 5 Canh Ngọ tại cung Ly, tháng 6 là Tân Mùi tại cung Khảm).
        Canh Ngọ và Tân Mùi đều là nạp âm Thổ, còn Tháng Mậu Thìn (Tháng khởi công ) nạp âm thuộc Mộc, có Mộc khắc Thổ . Tức là nạp âm tháng khởi công, khắc nạp âm Tai sát vậy.
        Bản mệnh Nhâm Dần có Lộc Tuế Mã tại Bính Dần đều đến cung Trung,
        - Bát bạch tại Khảm, chiếu Ly, Cửu tử chính Mùi Khôn.
        Người xưa dùng tài tình như thế đó.
        Xét kỹ Tam sát các năm:
        Năm Dần Thân Tị Hợi, là khí sát bị hưu tù, nên lực yếu.
        Năm Thìn Tuất Sửu Mùi là Khí tướng.
        Năm Tý Ngọ Mão Dậu là không thể ngồi. Nên cần xem xét cụ thể mới luận được cát hung.

        * Như năm Nhâm Dần, Tai sát tại Hợi Tý Sửu.
        Dùng Tứ trụ: Nhâm Dần- Nhâm Dần - Nhâm Dần - Nhâm Dần
        Tu sửa phương Hợi thời được 4 lộc tụ ở Hợi. Lúc đó tuy phương Hợi là Tai sát, nhưng do chồng 4 Lộc lên Hợi, nên chính nhờ Lộc mà hóa giải được Tam sát vậy (Tiêu chuẩn 3)
        Hơn nữa là năm tháng ngày giờ nhất khí, không tạp (Nhâm Dần) là chính lệnh tháng Dần nên Vượng tướng. Còn Tam sát Hợi ở tháng Dần là đất Bệnh.(Tiêu chuẩn 2)

        * Năm Ất Dậu, dùng tháng ngày giờ Canh Thìn, tu sửa phương Thìn thời được nhất khí đều là Kim, (Do Ất + Canh hóa Kim, Dậu và Thìn lục hợp)
        nên không lấy Tam sát để luận bàn.

        * Năm Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi là Sát khắc Tuế. Thời đợi tháng hưu tù của sát mà dùng.Cụ thể:
        Năm Dần Ngọ Tuất, Tai sát tại Hợi Tý Sửu (Thủy) dùng tháng Dần Mão Thìn, Tị.
        Năm Hợi Mão Mùi Tam sát tại Thân Dậu Tuất (Kim), dùng tháng Hợi Tý Sửu.
        * Năm Tị Dậu Sửu, Thân Tý Thìn là Tuế khắc sát, thời chỉ kị 4 tháng sát thần vượng tướng, còn các tháng khác có thể dùng, chỉ cần chọn cát thần đến phương, tám chữ thành cách mà thôi.Cụ thể:
        Năm Tị Dậu Sửu (Kim): Dùng tháng Dần Mão Thìn là tốt.
        Năm Thân Tý Thìn (Thủy), dùng tháng Tị Ngọ Mùi là tốt
        Còn sự hóa sát, biến khắc thành sinh có khác so với chế sát. Như Kim là thần sát, khắc mộc, thời dùng Tam cục thủy, để xì hơi của Kim, mà sinh cho Mộc, biến cái cái ngũ hành tương khắc, trở thành tương sinh có lợi cho chủ, tựa như "Dụng thần Thông quan" trong Tứ trụ.
        Như Kim sát khắc Tuế mộc, thời dùng Tháng ngày giờ Thủy cục
        Như Thủy Tuế khắc hỏa sát , dùng tháng ngày giờ Kim cục, để tiết hỏa để sinh Thủy. Dùng tử (con) sát hưu, Tài (Thê tài) sát tù, đều có diệu nghĩa.
        Duy mộc sát không có Thổ cục, nên không dùng chế, mà phải dùng hóa mới được.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15)

      9. #35
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        - Năm tháng khắc sơn gia.
        Bản chất của nó là:
        • Tám sơn chính vận thuộc thủy: Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Tý, Tân, Thân.
        • Năm sơn chính vận thuộc Thổ: Sửu, Quí, Mùi, Khôn, Canh.
        Thủy và Thổ mộ tại Thìn.
        Năm Giáp Kỷ, Mậu Thìn (nạp âm Mộc), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Kim, nên dùng nạp âm Hỏa và Chủ nhân mệnh Hỏa
        Năm Ất Canh, Canh Thìn (nạp âm Kim), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Hỏa. Nên dùng nạp âm Thổ và Chủ nhân mệnh Thổ
        Năm Bính Tân, Nhâm Thìn (nạp âm Thủy), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Thổ.Nên dùng nạp âm Kim và Chủ nhân mệnh Kim
        Năm Đinh Nhâm, Giáp Thìn (nạp âm Hỏa) kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Thủy. Nên dùng nạp âm Mộc và Chủ nhân mệnh Mộc
        Năm Mậu Quí , Bính Thìn (nạp âm Thổ) kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Mộc. Nên dùng nạp âm Hỏa và Chủ nhân mệnh Hỏa

        • Bốn sơn: Ngọ, Nhâm, Bính, Ất chính vận thuộc Hỏa. Mộ tại Tuất.
        Năm Giáp Kỷ, Giáp Tuất (nạp âm Hỏa), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Thủy. Nên dùng nạp âm Mộc và Chủ nhân mệnh Mộc
        Năm Ất Canh, Bính Tuất (nạp âm Thổ), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Mộc. Nên dùng nạp âm Hỏa và Chủ nhân mệnh Hỏa
        Năm Bính Tân, MậuTuất (nạp âm Mộc), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Kim. Nên dùng nạp âm Thủy và Chủ nhân mệnh Thủy
        Năm Đinh Nhâm, Canh Tuất (nạp âm Kim), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Hỏa. Nên dùng nạp âm Thổ và Chủ nhân mệnh Thổ
        Năm Mậu Quí, Nhâm Tuất (nạp âm Thủy), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Thổ. Nên dùng nạp âm Kim và Chủ nhân mệnh Kim

        • Ba sơn: Cấn, Mão, Tị:
        Chính vận thuộc Mộc, mộ tại Mùi.
        Năm Giáp Kỷ, Tân Mùi (nạp âm Thổ), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Mộc. Nên dùng nạp âm Hỏa và Chủ nhân mệnh Hỏa
        Năm Ất Canh, Quí Mùi (nạp âm Mộc), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Kim. Nên dùng nạp âm Thủy và Chủ nhân mệnh Thủy
        Năm Bính Tân, Ất Mùi (nạp âm Kim), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Hỏa. Nên dùng nạp âm Thổ và Chủ nhân mệnh Thổ
        Năm Đinh Nhâm, Đinh Mùi (nạp âm Thủy), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Thổ. Nên dùng nạp âm Kim và Chủ nhân mệnh Kim
        Năm Mậu Quí, Kỷ Mùi (nạp âm Hỏa), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Thủy. Nên dùng nạp âm Mộc và Chủ nhân mệnh Mộc

        • Bốn sơn: Kiền, Hợi, Dậu, Đinh, chính vận thuộc Kim, mộ tại Sửu.
        Năm Giáp Kỷ, Ất sửu (nạp âm Kim), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Hỏa. Nên dùng nạp âm Thổ và Chủ nhân mệnh Thổ
        Năm Ất Canh, Đinh Sửu (nạp âm Thủy), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Thổ. Nên dùng nạp âm Kim và Chủ nhân mệnh Kim
        Năm Bính Tân, Kỷ Sửu (nạp âm Hỏa), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Thủy. Nên dùng nạp âm Mộc và Chủ nhân mệnh Mộc

        Năm Đinh Nhâm, Tân Sửu (nạp âm Thổ), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Mộc. Nên dùng nạp âm Hỏa và Chủ nhân mệnh Hỏa
        Năm Mậu Quí, Quí Sửu (nạp âm Mộc), kỵ dùng Tứ trụ nạp âm Kim. Nên dùng nạp âm Thủy và Chủ nhân mệnh Thủy
        Thông thư nói rằng: " Sơn vận đã được vận khí tốt đẹp rồi, như nguyệt phần với sơn vượng tỷ hòa, thì nên dùng nguyệt phần suy, bệnh, duy chỉ kị năm tháng ngày giờ khắc sơn vận thôi. Như vậy chỉ kị khai sơn thôi, còn làm mới, tu tạo an táng vượt qua tháng mới luận, trong tuần trong tháng không kị.
        Phụ táng, đập nhà tạo dựng, hoặc không động đến nền đất thì không kị, bản niên khắc sơn gia.
        Như năm Giáp Tý, làm nhà Thủy Thổ sơn, năm Giáp Tý, nạp âm thuộc kim, khắc sơn gia mộc vận là Mậu Thìn, nên dùng Tứ trụ ( tháng ngày giờ ) nạp âm Hỏa và tháng Dần, Mão, Tị, Ngọ để Hỏa được vượng, kiêm Chủ tu tạo Mệnh hỏa, cùng với lộc mã quí nhân chế đi mới cát. Tháng ngày khắc cũng tương tự như thế.

        7 - Âm phủ Thái tuế.
        Can năm Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quí
        ÂPTT Cấn
        Tốn Đoài
        Kiền Khảm
        Khôn Kiền
        Ly Khôn
        Chấn Cấn
        Tốn Đoài
        Kiền Khảm
        Khôn Kiền
        Ly Khôn
        Chấn

        Âm Phủ Thái Tuế thực chất là Hóa khí của Năm nay, khắc phương vị của Sơn vậy. Như năm Giáp Kỷ, hóa khí của nó là Thổ, Thổ sẽ khắc Thủy, mà khí của Thủy là do can Bính Tân hợp thành.
        Nhưng mặt khác, quẻ Cấn nạp Bính, quẻ Tốn nạp Tân, nên : Năm Giáp Kỷ, hóa khí của nó sẽ khắc Cấn Tốn. Nghĩa là năm đó tại 2 sơn: Cấn và Tốn bị hóa khí của Thái Tuế Âm Phủ khắc hại. Nên ta phải dùng Tứ trụ: Tháng, Ngày, Giờ có Thiên can là Đinh, Nhâm hóa mộc để chế lại hóa khí Thổ.
        Rõ ràng cổ nhân đã dùng nguyên tắc: Thiên can phạm thì dùng Thiên can để chế, hơn nữa ở đây còn là Hóa khí phạm thì dùng Hóa khí để chế. Đó là điều mà chúng ta cần lĩnh hội thật kỹ lưỡng.
        Từ đó chúng ta có cơ sở để diễn đạt rằng:
        Năm Giáp Kỷ Hóa khí là Thổ, dùng Tháng 1,2,3 Mộc vượng và ngày giờ Đinh Nhâm để chế hóa. Qui nạp theo bảng sau:

        Năm Hóa khí Dùng tháng Tháng Ngày Giờ
        Giáp Kỷ
        Ất Canh
        Bính Tân
        Đinh Nhâm
        Mậu Quí Thổ
        Kim
        Thủy
        Mộc
        Hỏa Mộc vượng
        Hỏa vượng
        Thổ vượng
        Kim vượng
        Thủy vượng Đinh Nhâm
        Mậu Quí
        Giáp Kỷ
        Ất Canh
        Bính Tân

        Âm phủ Thái tuế, chỉ kị sơn đầu, không kị làm hướng, tu phương. Duy an táng không thể phạm.(Hung)
        Thuyết cổ nói: Âm phủ đơn chiếm tọa sơn, lấy Thất sát của chính ngũ hành khắc đi. Tất là Âm phủ ở tháng suy. Thất sát được thời vượng tướng của tháng. Như Giáp Ất là Âm phủ thuộc mộc, nên lấy Canh khắc Giáp, lấy Tân khắc Ất, như thế đợi tháng 7, 8 kim vượng, mộc suy là có thể chế ngự được vậy.. Âm phủ sinh sơn, hay khắc sơn đều có thể chế, còn lại Âm phủ cùng ngũ hành với sơn thì không thể chế, là do : Nếu khắc chế Âm phủ tất là khắc chế sơn thì phỏng có ích gì ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15)

      11. #36
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        Cửu thoái là đất Tử địa của Tam hợp, nên cần lấy Thiên Đạo, Thiên Đức, Nguyệt đức, Tuế lộc để chế đi.
        Cách chế Cửu thoái có khác: Do Cửu thoái là "không đủ", nên cần bổ vào cho nó. Vì vậy phải chọn tháng nó vượng tướng, hay ngày giờ Tam hợp, nhất khí, để nó thịnh vượng.
        Như năm Thân Tý Thìn thuộc thủy, Trường sinh tại Thân, thủy tử địa tại Mão, Mão chính là Cửu thoái của thủy.
        Tăng Văn Mông dùng:
        Bính Thân- Tân Mão- Ất Mão- kỷ Mão. Tu sửa tại phương mão. Dùng 3 Mão nhất khí. Hoặc Hợi Mão Mùi tam hợp cũng được. Hoặc nếu chọn được thêm cát thần như Mệnh Lộc, Tuế Lộc cùng đến tất là cát tường.
        9 - Đại tướng quân
        10 - Thái Âm.
        Thông thư nói rằng: "Đại tướng quân là Vương Bá chi thần, phương đó kị hưng tạo, nên dùng Thái dương đến sơn, Tuế đức, Tam hợp chế đi."
        Tông kinh nói rằng: "Đại tướng quân chiếm phương, không thể tu sửa". Như năm Tị, Mùi, Đại tướng quân tại Mão. Năm Giáp kỷ, đại tướng quân chính là Đinh Mão. Tức là phải lấy nguyệt kiến tháng 2 là Đinh Mão, nhập trung phi thuận, chú ý: Tháng Ất Hợi, Đinh Mão lại quay về tại Mão, gọi là Tướng quân hoàn vị, nếu tu tạo phạm vào là hung. Các tháng khác, Đinh Mão phi ra các cung khác, nếu có các cát thần như Tử bạch, Thái dương, Tam kỳ đều có thể tu sửa vậy.
        Lại nói rằng: Tuế tại tứ trọng. Thái âm và Đại tướng quân hợp ở tứ trọng, nên gọi là Quần Xú. Tất cần Thái dương đến sơn:
        Như năm Thân, Thái âm và Đại tướng quân hợp nhau tại Ngọ, Tất tháng 6 Thái dương đến cung Ngọ. Lại dùng giờ Ngọ để tu sửa, như thế gọi là: Chân Thái dương đến sơn vậy, đại cát.
        Nếu Tháng Dần Thái dương hợp với Đại tướng quân tại Tý, dùng giờ Tý thời không có ánh sáng, thì phải dùng kiêm thêm Bính Đinh kỳ, Cửu tử đến phương là cát. (Nếu theo qui luật này, chỉ có thể dùng được giờ Ngọ, và Mão, Dậu. Sở dĩ dùng được giờ Ngọ, vì giờ Ngọ có ánh sáng mặt trời, còn giờ Mão và giờ Dậu là do 2 giờ này "Kiêm" luôn được cả ngày lẫn đêm)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15)

      13. #37
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        Còn một số thần sát quan trọng nữa các ban tự đọc trong sách nhé.
        (Tiếp theo)
        PHÉP TỨ TRỤ
        Tứ trụ lấy Năm làm Quân, Tháng làm Tướng, Ngày làm Quan, Giờ là Tư lại.Chỗ quí của Tứ trụ là: Can chi thuần túy, Thành cách, thành cục, phù Long, tương chủ. Đó là phúc vậy.
        Năm là Quân, nên nhất thiết kỵ xung đột với Thái tuế.
        Tháng là Tướng, đương vượng một thời, vì vậy phải phù cho Long sơn, tương chủ mệnh. Tất cần chọn tháng để Long, Sơn và Chủ mệnh vượng tướng. Khi chế sát tu phương, cần chọn tháng Thần sát hưu tù.
        Ngày là Quan lại, dựa vào Đức của Quân, Tướng để thừa tiếp, tuyên bố ra. Vì vậy cát hung của Ngày, so với Năm, Tháng đặc biệt cấp thiết hơn.
        Phép dùng Ngày lại lấy Thiên can của Ngày là Quân, Địa chi làm Thần, nên Thiên can quan trọng hơn Địa chi.
        Thiên can của Ngày tất cần vượng tướng, nhất thiết kỵ hưu tù. Tóm lại xem Nguyệt lệnh để biện suy hay vượng.
        Như tháng Dần Mão, dùng ngày Giáp, Ất là vượng, Ngày Bính Đinh là tướng, đều cát. Nếu dùng ngày Canh Tân là phế, ngày Nhâm Quí là tiết (xì hơi) ngày Mậu Kỷ là chịu khắc, đều là bất cát.
        Nếu 3 trong 4 can nhất khí, coi như trợ cho "Thân cường". Như tháng 2 chọn 4 Tân Mão, như thế 8 chữ lớn khó gặp được tốt, thời chọn 8 chữ nhỏ (tiểu bát tự).
        Như Năm Hợi, tu sủa phương Mão.
        Là gặp Địa quan phù. Dùng tứ trụ:
        Quí Hợi - Mậu Ngọ - Giáp Ngọ - Bính Dần
        Ta thấy: Ngày Giáp trường sinh tại Hợi (năm); Lộc tại Dần (Giờ), lại có Thiên can năm là Quí thủy sinh trợ cho Giáp mộc. Gọi là "Tiểu bát tự" tức là lấy Can, Chi tứ trụ không thuần, chọn dùng vậy.
        Tóm lại: Chọn Can rất cần kiện vượng. Khi chọn hưu tù, không có tựa vai, ấn thụ, lập tức thoái bại.

        Dùng Giờ có 2 phép:
        * Cùng loại can chi của Ngày
        * Giờ của Lộc can, tam hợp, lục hợp, Quí nhân...





        • Tứ trụ tối kỵ Địa chi xung nhau
        • Xung Long, xung sơn, xung Chủ mệnh Đại hung.
        • Thiên can khắc sơn, khắc long cũng hung.
        • Duy Thìn, Tuất, Sửu Mùi có thể xung, nhưng xung Chủ mệnh vẫn hung.


        Phàm Tứ trụ được Thiên can nhất khí, hay Địa chi nhất khí, hay 2 can 2 chi không tạp, hoặc Tam thai, Tam kỳ, Tam đức gọi là thành "Cách". Tam hợp cục gọi là thành "Cục" đều là cát cách vậy.
        Phàm phù Long, phù sơn, tương chủ mệnh là cát.Như thế gọi là "Thể" của tuyển chọn đã dựng lên rồi. Lại còn được Nhật nguyệt, Tam kỳ, Tử bạch, chiếu vào sơn, hướng, cùng với tứ trụ Lộc Mã, Quí nhân đến sơn đến hướng, tức là "Thể " kiêm "Dụng" là Thượng cát.
        Tuyển chọn cần lợi cái Đại cuộc, bỏ Đại cuộc lấy Tiểu kỷ là sai
        Nguyên tắc: "Thể" là cái quyết định, "Dụng" là cái hỗ trợ cho "Thể", nhất thiết không chạy xô vào Dụng mà để mất Thể.

        PHÉP DÙNG NGÀY
        Ngày quí ở chỗ được thời lệnh vượng tướng, kị hưu tù vô khí.
        Cát hung của ngày xem ở sự vượng hay suy.
        Sự vượng suy của Ngày xem ở thời Lệnh tháng.
        Được thời lệnh tháng, lệnh tháng sinh là vượng tướng, là đại cát.
        Khắc nguyệt lệnh là Tù, bị nguyệt lệnh khắc là Tử. Là hung.
        Ngày sinh Tháng là Hưu, không cát. (Do đó ngày Mẫn thương không phải là thượng cát).
        Tháng Mộc: Giáp Dần Ất Mão là vượng
        Mùa Xuân: Mộc vượng, Hỏa tướng.
        Mùa Hạ: Hỏa vượng, Thổ tướng.
        Mùa Thu: Kim vượng, Thủy tướng
        Mùa Đông: Thủy vượng, Mộc tướng.
        Chú ý các tháng 3, 6, 9, 12 có 18 ngày sau là Thổ vượng, Kim tướng.
        Như vậy chỉ có các ngày Mậu Kỷ là kị động thổ và kị tu tạo trung cung.
        Thiên can vượng tướng là ngày cát, chi ngày vượng tướng là chuyển sát.
        Tháng 2 có Mão, tháng 5 có Ngọ tháng 8 có Dậu, tháng 11 có Tý là các ngày chuyển sát. Cổ nhâ ngày xưa, dùng bốn Tý, bốn Ngọ, bốn Mão hoặc 4 Dậu táng không phải kỵ.
        Như Dương Công dùng: Tháng Ngọ, ngày Giáp Ngọ, tu sửa phương Quan phù, là không kỵ tạo vậy.
        Như dùng Tứ trụ có Tứ trụ là bốn Tân Mão, dù tứ phế nhưng 4 Tân tương phù nên không kỵ vậy.
        Thiên can của ngày hưu tù, tứ trụ lại không có Ấn thụ, tựa vai, là cách bần tiện, tuyệt đối không dùng.
        Tháng Dần, ngày Giáp.
        Tháng Mão ngày Ất,
        Tháng Tị ngày Bính,
        Tháng Ngọ ngày Đinh,
        Tháng Thân ngày Canh,
        Tháng Dậu ngày Tân,
        Tháng Hợi ngày Nhâm,
        Tháng Tý ngày Quí,
        Vừa được lệnh tháng đồng thời được Lộc, cát lại càng cát vậy.
        Tháng Thìn Tuất ngày Mậu
        Tháng Sửu Mùi ngày Kỷ, tuy không được Lộc nhưng được lệnh.Trung cát.
        Can ngày là Quân, chi ngày là thần, đồng khí cùng với nguyệt lệnh, hoặc cùng với tháng Tam hợp, hoặc Nguyệt kiến tương sinh, với thiên đức, tuế đức là thượng cát. Ngày Tam đức hợp, ngày Thiên ân, Thiên xá là thứ cát.
        Thông thư kỵ ngày Thiên lại, giông như năm kị Cứu thoái:
        Tháng Hỏa cục kỵ ngày Dậu
        Tháng Thủy cục kỵ ngày Mão
        Tháng Mộc cục kỵ ngày Ngọ
        Tháng Kim cục kỵ ngày Tý
        Tức là Tam hợp cục Tử địa vậy
        Ngày và tháng xung nhau, đại hung.
        Ngày và Tuế xung cũng đại hung.
        Chính Tứ phế đại hung, bàng Tứ phế cát nhiều có thể dùng.
        Ngày Hoang vu là thứ hung, như :
        Xuân: Tị Dậu Sửu
        Hạ : Thân Tý Thìn.
        Thu: Hợi Mão Mùi
        Đông Dần Ngọ Tuất.
        Tứ phế Hoang vu kiêm nhau ở Ngày đặc biệt hung:
        Xuân Tân Dậu, Hạ Nhâm Tý, Thu Ất Mão, Đông: Bính Ngọ là đó.
        Ngày Trực Kiến, Bình Thu là chỗ tục kỵ. Riêng ngày Trực Phá đặc biệt hung, không dùng. Ngày Bình rất cát, ngày Thu cát nhiều thời không ngại, ngày Thu có Hoàng đạo, Thiên, Nguyệt đức có thể dùng.
        Phàm tu tác cung trung, quyết không dùng ngày Mậu Kỷ. Đại để do cung trung là Thổ, tháng tứ quí cũng Thổ, tất không thể cát.
        Phàm phép dùng ngày chuyên dùng ngày vượng tướng, nhưng cũng cần lưu ý: Như tháng Thổ kị dùng ngày Thổ để đông thổ, tu tạo trung cung là đúng lý, Bàng tứ phế cũng hung là chưa chuẩn mực, ngày Ngũ hư là ngày Hoang vu kị trăm việc là sai. Một tháng chỉ kị một chữ cũng không phải như thế.
        Đại để người xưa tạo táng, khi dùng tứ trụ kim cục, nên cần kị năm tháng ngày giờ Mùa Xuân, và canh tân thân dậu, như tháng Mão thì có Dậu xung nên đặc biệt kị. Vì vậy không phải hễ thấy một chữ Hoang phế đã lo.
        Lại còn phép dùng tựa vai tương phù, cũng không phải nhất loạt chi Hoang phế là hung. Như Tý Ngọ Mão Dậu là chuyển sát, mà người xưa có khi không kị là bằng cớ rõ ràng.
        Tóm lại Nhật thần cát hung đều lấy sinh vượng làm chủ, bốn mùa ngũ hành biến hóa linh hoạt, nên đối chiếu với chương "Nghi kị" để xem xét là khinh hay trọng ?, mà dùng hay bỏ rất rõ ràng. Cần thông thạo thêm cách tính Độ vượng của Nhật chủ theo "Tứ trụ" thì ta mới vững tay khi cầm bút viết.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),qthanh (08-07-18)

      15. #38
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        PHÉP DÙNG GIỜ
        Ngày là "Thể", thì giờ là "Dụng" của ngày. Dùng giờ để giúp đỡ cho ngày, Nếu can và chi ngày giờ :
        • Tỷ hòa
        • Tam hợp cục
        • Hội cục
        • Lục hợp
        • Quí nhân, Lộc Mã của ngày là cát.
        Giờ xung nguyệt lệnh, xung tuế quân, hung.
        Chi ngày và giờ Phá nhau là đại hung, hình nhau là thứ hung.
        Can giờ khắc can ngày là hung.
        "Tam nguyên ca" nói rằng: "Dù cho được Tam kỳ, cùng với tam môn, mà can giờ khắc can ngày đều tổn quang minh". Nhưng cũng cần chú ý: Như Dương Tùng Quân táng cho vong mệnh Đinh Tị:
        Tý sơn - Ngọ hướng.
        Ngày Nhâm Thân - Giờ Mậu Thân.
        Dùng 2 can không tạp, địa chi lại nhất khí, lại còn: Mậu thổ lộc tại Tị, mà Tị với Thân lục hợp. Nhâm thủy trường sinh tại Thân, vì vậy không lấy Bất ngộ (can giờ khắc can ngày) làm kị vậy.Tóm lại cần điều "Đại cuộc" làm trọng.
        Dùng giờ "Quanh về thành":
        Tháng mạnh (1,4,7,10) dùng giờ Tý Ngọ Mão Dậu.
        Tháng trọng (2,5,8,11) dùng giờ Dần, Thân, Tị, Hợi.
        Tháng quí ( 3,6,9,12) dùng giờ Thìn,Tuất, Sửu, Mùi.Tốt thì đã đành.
        Còn: Như tháng sau Vũ thủy, Hợi tướng, vào việc dùng giờ Nhâm Tý.
        Như tháng sau Đại hàn Tý tướng ta dùng giờ (Quí sửu)
        Như tháng sau Xử thử Tị tướng, ta dùng giờ (Bính Ngọ)
        Như tháng sau Đại thử Ngọ tướng ta dùng giờ (Đinh Mùi) gọi là Ngựa quanh về thành, chư tinh nhập cục, cực tốt.
        Khi can ngày không vượng, ta dùng giờ lộc của ngày, phù trợ làm cho can ngày sẽ vượng. Cụ thể:
        Ngày Giáp dùng giờ Dần
        Ngày Ất dùng giờ Mão
        Ngày Bính dùng giờ Tị
        Ngày Đinh dùng giờ Ngọ
        Ngày Mậu dùng giờ Dần
        Ngày Kỷ dùng giờ Ngọ
        Ngày Canh dùng giờ Thân
        Ngày Tân dùng giờ Dậu
        Ngày Nhâm dùng giờ Hợi
        Ngày Quí dùng giờ Tý
        Dùng giờ theo Kỳ Môn Độn Giáp.
        Trước hết phải lấy Siêu thần, Tiếp khí, sau đó xem Quí nhân Lộc Mã đến cục, tương hợp với kỳ, đó là thượng cát.
        Nếu Kỳ đến mà Lộc không đến gọi là "Độc Cước Kỳ". Lộc đến mà Kỳ không đến sẽ là "Không vong Lộc"thời không thể dùng chế sát được.
        Chú ý: Khi Thái dương tại Tý, thời giờ Nhâm Tý cát.
        Thái dương tại Ngọ thời giờ Bính Ngọ cát.,..Tức là dùng Thái dương đến phương, đến hướng để chọn giờ. Còn nói dùng giờ Nhâm Tý là dùng giờ Tý 4 khắc trên là cụ thể hóa chi tiết trong giở Tý, đặc biệt tinh. (Nghiên cứu kỹ Thái dương đến sơn có lập biểu).
        Khi Thái dương tại Tý, ta chọn giờ Nhâm Tý là cát, nhưng dùng được trong trường hợp nào?
        Ta chỉ có thể dùng được khi:
        Tọa Tý - hướng Ngọ (Thái dương lâm sơn)
        Tọa Ngọ - hướng Tý (Thái dương chiếu)
        Tọa Thân, hay tọa Thìn đều được (Thái dương tam hợp chiếu)
        Khi Thái dương tại Sửui, ta chọn giờ Quí Sửu là cát, nhưng dùng được trong trường hợp nào?
        Ta chỉ có thể dùng được khi:
        Tọa Sửu - hướng Mùi (Thái dương lâm sơn)
        Tọa Mùi - hướng Sửu (Thái dương chiếu)
        Tọa Tị, hay tọa Dậu đều được (Thái dương tam hợp chiếu)
        Khi Thái dương tại Ngọ, ta chọn giờ Bính Ngọ là cát, nhưng dùng được trong trường hợp nào?
        Ta chỉ có thể dùng được khi:
        Tọa Ngọ - hướng Tý (Thái dương lâm sơn)
        Tọa Tý - hướng Ngọ (Thái dương chiếu)
        Tọa Dần, hay tọa Tuất đều được (Thái dương tam hợp chiếu)
        Khi Thái dương tại Mùi, ta chọn giờ Đinh Mùi là cát, nhưng dùng được trong trường hợp nào?
        Ta chỉ có thể dùng được khi:
        Tọa Mùi - hướng Sửu (Thái dương lâm sơn)
        Tọa Sửu - hướng Mùi (Thái dương chiếu)
        Tọa Hợi, hay tọa Mão đều được (Thái dương tam hợp chiếu)

        TAM NGUYÊN PHÙ ĐẦU
        Để xác định đúng Lệnh tháng, Tiết khí chúng ta cần nắm vững nội dung Tam nguyên Phù đầu, bởi nó là cái mốc để tính chính xác Lệnh tháng, Tiết khí. Mà Lệnh tháng và Tiết khí có ảnh hưởng trực tiếp đên việc chọn ngày và nhiều vấn đề khác.
        Phàm trong 1 năm có 24 Tiết, khí, gọi nôm na là 24 Tiết khí. Mỗi Tiết khí khoảng 15 ngày. Mỗi tiết, khí lại chia thành 3 Hầu: Thượng, Trung và Hạ nguyên
        Về Lệnh tháng.
        Môt năm có 12 Lệnh tháng, như sau:
        Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
        Lệnh tháng Lập Xuân Kinh Trập Thanh minh Lập hạ Mang chủng Tiểu thử Lập thu Bạch lộ Hàn lộ Lập đông Đại tuyết Tiểu hàn

        Một năm có 24 Tiết, khí. Mỗi tiết khí lại chia thành 3 nguyên : Thượng Trung, Hạ nguyên. Mỗi nguyên nói chung kéo dài khoảng 5 ngày. Tiêu chuẩn của nó:
        Thượng nguyên: Là GiápTý(1) Giáp Ngọ(31); Kỷ Mão(16), Kỷ Dậu (46)
        Trung nguyên: Là Giáp Thân (21), Giáp Dần (51), Kỷ Tị (6), Kỷ Hợi (36)
        Hạ nguyên: Là Giáp Tuất (11), Giáp Thìn (41), Kỷ Sửu (26), Kỷ Mùi (36).
        Để dễ hiểu ta lấy một vài thí dụ cụ thể.
        Năm 1943 Lập xuân vào ngày 1 tháng giêng lại là ngày Giáp Ngọ.
        Như thế ngày mồng một đó gọi là Chính thụ Thượng nguyên Lập xuân. Tức là Lệnh tháng giêng bắt đầu tính từ mồng 1.
        Nhưng như năm 2010. Ngày 21 tháng chạp Lập xuân (là ngày Giáp Tý). Theo tiêu chuẩn của Tam nguyên, phải lấy ngày 21 Tháng chạp là ngày Thượng nguyên Lập xuân. Hiện tượng này gọi là Siêu thần
        Nhưng như năm 1974. Ngày 13 tháng giêng năm 1974 là ngày Lập xuân (là ngày Bính Tý), nên ngày 16 là ngày Kỷ Mão. Theo tiêu chuẩn của Tam nguyên, phải lấy ngày 16 tháng giêng năm 1974 là ngày Thượng nguyên Lập xuân năm 1974. Tình hình này gọi là Tiếp thần. Đó là tính mốc sơ bộ cho năm
        Tóm lại: Căn cứ vào Lệnh Tháng để xác định khoảng đó là tháng đó.
        Căn cứ vào Tiết khí để xác định khoảng đó là Tiết, khí đó.
        Căn cứ vào Tiêu chuẩn Phù đầu để xác định được chính xác thời gian (Tính cho ngày) đó thuộc tháng nào, tiết khí nào.
        Tính mốc cho Tiết khí:
        Tính Tiết khí Đại tuyết, năm 2009.
        Năm 2009, Đại Tuyết là ngày 21 tháng 10. là ngày Bính Ngọ (43). Vậy Lệnh tháng Tý (11) là khoảng 21 tháng 10 âm lịch.
        Căn cứ vào Tam nguyên phù đầu: Ngày gần nhất là Kỷ Dậu (mã số 46). Vậy Tiết Đại tuyết Thượng nguyên không phải là 21 tháng 10, mà chính xác là bắt đầu từ ngày 24 tháng 10, tức ngày Kỷ Dậu.
        Trung nguyên bắt đầu từ ngày Giáp Dần (51) ngày 29 tháng 10,
        Hạ ngyên bắt đầu từ ngày Kỷ Mùi (56) ngày 4 tháng 11...
        Việc xác định chính xác thời gian của từng Tiết, khí rất quan trọng, nó còn liên quan đến nhiều mặt trong việc chọn ngày, Tứ trụ, Tử bình, Độn giáp, Phong thủy, Giải quẻ Chu dịch v..v nên mọi người cần phải nắm vững.
        Đến đây phần cơ bản của nội dung cần chuyển tải tạm dừng.
        Kỳ sau tôi sẽ nêu cô đọng cách chọn ngày của bản thân để các bạn cùng tôi trao đổi, những điều nào thấy hợp lý thì dùng, thấy không hợp lý thì cùng nhau rút kinh nghiệm, điều quan trọng là tìm đến cái chân, cái thiện để giúp ích cho đời
        (Còn tiếp)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),MINHSANG (17-10-15)

      17. #39
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        Bây giờ tôi xin phép Diễn đàn trao đổi về kinh nghiệm xem ngày của bản thân, mong mọi người chân thành góp ý, tôi thành thực xin tiếp thu.
        KHÁI QUÁT VỀ CHỌN NGÀY
        Để đạt được tinh túy như sách thì quả là khó, thường thì bản thân làm như sau:
        Xem ngày trước hết thấm nhuần nguyên tắc là Phù Long Tương chủ
        Phù Long đối với Âm Phần và Dương trạch là tương đồng, lấy Tọa Sơn làm chủ, chính vì thế:
        Tọa Nam tôi thường Dùng Tháng Tị- Ngọ- Mùi, hay Dần Ngọ Tuất, và cũng chỉ dùng chừng ấy thôi.
        Lưu ý: Dùng Tháng Mùi, cần lấy thời gian theo nhân nguyên tư lệnh là đang dư khí của Hỏa, tương tự tháng Tuất cũng vậy, tức đồng nguyên lý.
        Chọn ngày : Trước hết tra sách các ngày cát hung trong tháng, nên chăng điều gì, sau đó chọn ngày cự thể theo nội dung của sách.
        Chọn giờ: Đa phần chỉ chọn giờ Quý nhân đăng Thiên môn, hay giờ Tứ đại cát thời, không lấy các giờ khác.
        Lưu ý: Năm Tháng, Ngày, Giờ không được "Xung", "Hình" năm sinh của Chủ nhân., mà nên Lục hợp, hay Tam hợp với chủ nhân.
        Ngoài ra khi có thể thì chọn gời “Ngựa quy về thành”
        Nói thêm về Chủ Nhân. Với Dương trạch thì không nói gì thê, như với Âm phần thì “Vong Linh” cũng là Chủ, con trai trưởng cũng là Chủ, cần xem cả hai yếu tố đó.
        Mấy kinh nghiệm cơ bản như thế mong mọi người góp ý, xin cảm ơn trước.
        (Chú thêm: Có một số vị xem ngày thường phải so sánh các sao trong Tháng, Ngày, Giờ, thiết tưởng sự lựa chọn như thế có thể đúng cho các sách xem ngày khác, riêng Hiệp Kỷ tôi thấy đã có tập thể Tác giả lựa chọn cho mình rồi, nên việc đo, thiết nghĩ không cần thiết, có thể lướt qua. Còn sự so sánh các sao chỉ đưa đến tốn thời gian, và biết đâu sự lựa chọn của mình không kỹ thì xảy ra thiếu sát đáng ra không nên có. Mấy lời chú tâm huyết mong các cao thủ trong diễn đàn lượng thứ)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),qthanh (08-07-18)

      19. #40
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi administrator Xem bài gởi
        Cám ơn anh Dauvanphung đã chia sẽ kinh nghệm cho mọi người.
        Nếu không phiền mong anh bỏ chút thời gian hướng dẫn về cách luận cùng kinh nghiệm về " BỐC DỊCH" cho mọi người thì hay biết bao...
        Thân ái
        Admin HKLS
        Trả lời: Thưa anh, "Bốc Dịch" Quả là tôi có nhiều kinh nghiệm bộc dịch, không phải tôi tài giỏi gì, mà vì tôi tiếp cận với kinh dịch khá lâu, và cũng từng trải nghiệm nhiều trong cuộc sống. Bây giờ trao đổi kinh nghiệm Bộc Dịch, nói thế thì rộng quá, theo tôi anh cần trao đổi Bốc Dịch về vấn đề gì, tôi sẵn sàng thảo luận cùng anh.
        Riêng bản thân thấy có 3 đề tài nổi cộm:
        Một là về Âm phần
        Hai là về Dương trạch
        Ba là các việc thường nhật
        Còn về phương pháp tiến hành Bộc Dịch cũng có 3 giai đoạn
        1 là Giai đoạn "lập" quẻ để giải
        2 là Giai đoạn "Gieo" quẻ để giải
        3 là giai đoạn dùng "Thần" quẻ để giải
        Khoảng cách giữa các giai đoạn là khá xa, nếu có sự hướng dẫn cụ thể thì từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 là khs nhanh.
        Còn giai đoạn 2 đòi hởi thời gian trải nghiệm khá tinh tế.
        Thời gian để đạt được giai đoạn 3 là tùy cơ duyên của mỗi người, có yếu tố Tâm Linh phù trợ mới đạt được
        Vài dòng tâm sự, có gì anh hày thẳng thắn trao đổi.
        Chúc anh Hữu duyên.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 4/18 đầuđầu ... 2345614 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •